Trao đổi với tôi

http://www.buidao.com

11/28/09

[MCSA] Part 43 – Upgrade Server 2008 – Distributed File System – DFS (1)

Trong mạng LAN khi hệ thống mạng đòi hỏi phải thực hiện việc chia sẻ tài nguyên giữa các người dùng trong mạng với nhau ngày càng nhiều thì đòi hỏi hệ thống phải có một File Server để đảm đương công việc này.

Tuy nhiên trên thực tế với một hệ thống mạng lớn đến rất lớn thì việc một máy File Server gồng gánh cho tất cả các yêu cầu là không thể. Mà yêu cầu đặt ra là làm sao có nhiều File Server hơn và cùng chia sẻ các một lượng tài nguyên nào đó. Chính vì thế Microsoft đã đưa ra một giải pháp là Distributed File System (DFS) hay còn gọi là hệ thống dữ liệu phân tán

Với DFS lượng dữ liệu dùng để chia sẻ cho người dùng giờ đây không còn nằm trên duy nhất một File Server nữa mà tùy theo nhu cầu thực tế người quản trị mạng sẽ thiết kế 2 hay nhiều File Server cùng thực hiện việc chia sẻ này, tổng hợp tất cả các File Server này được gọi là Distributed File System (DFS).

Như vậy với mô hình DFS khi có các yêu cầu truy cập tài nguyên từ bên ngoài vào DFS thì hệ thống sẽ tự phân chia đều các yêu cầu này cho các File Server bên trong DFS nhằm tránh tình trạng một File Server nào đó quá tải trong khi một File Server khác thì quá nhàn rỗi.

2009-02-04_182718_GF

Giả sử tôi có một mạng gồm nhiều máy và do nhu cầu thực tế tôi phải thiết lập một hệ thống DFS nhằm chia sẻ tài nguyên cho các người dùng trong mạng

Như vậy trong mô hình này tôi sử dụng 4 máy trong đó:

- Máy PC01 là máy File Server đã chứa một lượng tài nguyên chia sẻ cho các máy trong mạng từ trước

- Máy PC02 là máy mới hoàn toàn và sẽ cấu hình thành một File Server cùng tham gia vào DFS để chia tải cho PC01

- Máy PC03 là máy DC Server

- Máy PC04 máy Client

Cấu hình IP các máy như sau:

Máy Đặc tính PC01 PC02 PC03 PC04

Card Lan

IP Address 192.168.1.1 192.168.1.2 192.168.1.3 192.168.1.4
Subnet Mask 255.255.255.0 255.255.255.0 255.255.255.0 255.255.255.0
Default gateway



Preferred DNS 192.168.1.3 192.168.1.3 127.0.0.1 192.168.1.3

Card Cross IP Address



Subnet Mask



Default gateway



Preferred DNS



Card Cross: nối trực tiếp các cặp máy PC01 với PC02

Trước tiên tại máy PC01 & PC02 tôi phải cài đặt dịch vụ Distributed File System (DFS) trước bằng cách vào Server Manager -> Roles -> Add Roles

2009-01-16_162006_GF

Trong Select Server Roles bạn chọn File Services

2009-01-16_162034_GF

Tại cửa sổ Select Role Services bạn chọn 2 mục là File ServerDistributed File System

2009-01-16_162056_GF

Trong cửa sổ Create a DFS Namespace bạn chọn Create a namespace later using the DFS Management snap-in in Server Manager và tiến hành cài đặt

2009-01-16_162110_GF

Sau khi hoàn tất cài đặt DFS lên cả 2 máy File Server thì hệ thống bạn bây giờ đã được gọi là Distributed File System. Giờ đây mọi cấu hình trên bất cứ máy File Server nào trong hệ thống mạng đều được tác động lên toàn bộ các File Server khác.

Như vậy tôi chỉ cần cấu hình tại máy PC01 hoặc PC02 mà thôi mà không phải cấu hình lần lượt trên từng máy

Tại máy PC01 bạn vào Start -> Programs -> Administrative Tools -> DFS Management để bắt đầu tiến trình cấu hình DFS cho hệ thống

2009-01-16_162419_GF

Trong màn hình DFS Management nhấp phải vào Namespaces chọn New Namespace để tạo một địa chỉ chia sẻ mới

2009-01-16_162449_GF

Tại Namespace Server bạn nhấp Browse

2009-01-16_162529_GF

Và Add PC01 vào

2009-01-16_162605_GF

Màn hình sau khi hoàn tất

2009-01-16_162618_GF

Nhấp Yes

2009-01-16_162631_GF

Tại cửa sổ Namespace Name and Settings bạn đặt một tên chia sẻ mới trong bài ví dụ tôi đặt là Data

2009-01-16_162700_GF

Tiếp túc nhấp vào Edit Settings để gán quyền cho tài nguyên được chia sẻ

Mặc định Windows sẽ tự tạo một cây thư mục với định dạng C:\DFSRoots\[tên chia sẻ của bạn] và bạn có thể tùy chỉnh đường dẫn này.

Nhấp vào Customize để gán quyền cho tài nguyên được chia sẻ

2009-01-16_162726_GF

Trong bài giải sử tôi gán cho EveryoneFull Control

2009-01-16_162738_GF

Trong màn hình Namespace Type ta có nhận xét như sau:

Nếu ta cấu hình DFS trong môi trường WORKGROUP thì ta chỉ có thể chọn tùy chọn là Stand-alone namespace mà thôi như vậy với tùy chọn này các người dùng trong mạng muốn truy cập dữ liệu phải nhập địa chỉ cụ thể của một máy File Server nào đó. Như vậy nếu vì một lý do nào đó mà tên máy File Server này bị thay đổi hoặc File Server này bị sự cố thì mọi truy cập coi như bị tắt nghẽn.

Nếu ta cấu hình DFS trong môi trường Domain thì người dùng trong mạng chỉ cần truy cập duy nhất một địa chỉ với cú pháp \\[tên domain]\[tên chia sẻ của bạn] mà thôi. Khi đó cho dù có bất kỳ máy File Server nào trong hệ thống mạng có sự cố thì việc truy cập của người dung không bị ảnh hưởng gì

Do trong bài tôi chọn môi trường Domain để cấu hình DFS nên trong Namespace Type tôi chọn là Domain-based namespace

2009-01-16_162756_GF

Màn hình sau khi hoàn tất

2009-01-16_162834_GF

Bật thư mục C:\DFSRoots lên sẽ thấy có một thư mục là Data đã được Share

2009-01-16_162905_GF

(còn tiếp)