Chuẩn bị mô hình gồm 4 máy như trong bài Routing, kết nối thông suốt nhau thông qua 3 mạng khác nhau là 172.16.1.0/24, 10.0.1.0/24, 192.168.1.0/24
DHCP – Dynamic Host Configuration Protocol
Trong một mạng các máy nhận ra nhau thong qua một giao thức là TCP/IP hay nói cách khác chúng nhận ra nhau qua địa chỉ IP mà trước đó người quản trị mạng đã gán cho từng máy tính một
Tuy nhiên trong một mạng lớn chuyện này không dễ dàng một chút nào, hãy thử tưởng tượng xem nếu mạng bạn có đến hàng nghìn máy thì công viêc gán IP thủ công trước kia của chúng ta trở nên kinh khủng, mà việc nhầm lẫn là điều không thể tránh khỏi
Tuy nhiên Microsoft đã cho ta một công cụ mà qua đó nó đóng vai trò là một dịch vụ cấp phát IP cho các máy tham gia vào hệ thống mạng được gọi là DHCP
Để khởi tạo dịch vụ DHCP ta phải dùng một máy server cài đặt dịch vụ DHCP lên và máy đó được gọi là DHCP Server. Các máy khi tham gia hệ thống mạng được DHCP Server cấp phát IP được gọi là DHCP Client
Để máy DHCP Server có thể cấp phát IP cho máy Client ta cần nắm qui trình thuê IP của máy Client như sau:
1) Đầu tiên máy Client chưa có IP sẽ broadcasts đến tất cả các máy trong hệ thống mạng một gói tin là DHCPDISCOVER để yêu cầu cấp phát IP.
2) Mặc dù tất cả mác máy đều nhận thấy yêu cầu này nhưng duy chỉ có máy DHCP Server mới trả lời cho máy Client yêu cầu. Khi đó nó sẽ gởi một gói tin DHCPOFFER broadcasts đến tất cả các máy Client trong hệ thống mạng để xem IP mà nó sắp gán cho Client yêu cầu có hợp lệ hay không?
3) Tuy nhiên chỉ có mỗi máy Client yêu cầu địa chỉ IP mới hồi đáp mà thôi, khi đó sẽ broadcasts một gói tin mới là DHCPREQUEST đến tất cả các máy trong hệ thống mạng xin được thuê IP này
4) Sauk hi được gán IP mới thành công máy Client này tiếp tục broadcasts đến tất cả các máy trong hệ thống mạng một gói tin mới là DHCPACK nhằm thong báo là nó đang sử dụng IP này
Để cài đặt DHCP Server bạn vào Control Panel -> Add Remove Programs -> Add/Remove Windows Components
Chọn vào Networking
Chọn tiếp Details… -> Cài dịch vụ DHCP.
Sau đó để chạy DHCP Server bạn vào Start -> Programs -> Administratice Tools -> DHCP
Bây giờ ta xét một mô hình mạng 172.16.1.0/24 mà tại đây ta đã dựng một DHCP Server và tiến hành cấu hình cho DHCP Server này cấp phát IP cho các máy Client trong cùng mạng với nó
Tại màn hình DHCP nhấp phải vào PC01 chọn New Scope
Đặt tên cho Scope này trong ví dụ tôi đặt là S1
Cửa sổ IP Address Range ta khai báo dãy IP mà ta muốn DHCP Server sẽ cấp phát cho Client trong ví dụ này dãy IP là từ 172.16.1.50 đến 172.16.1.100, nghĩa là trong mạng này DHCP Server chỉ cấp phát IP tối đa cho 50 máy mà thôi các số IP không thuộc dãy này sẽ không được cấp phát
Chọn mạng tương ứng là 24bit làm Net
Đến đây bạn thắc mắc rằng vì sao ta không chọn dãy IP là của Card Lan từ 192.168.1.50 đến 192.168.1.100 mà lại lấy IP của Card Cross. Nguyên nhân là do Card Lan đóng vai trò là Router và chỉ kết nối trực tiếp đến PC03 mà thôi trong khi đó để máy DHCP Server cấp phát IP cho các Client trong cùng mạng thì chỉ có Card Cross mới có IP nằm trong mạng này
Cửa sổ Add Exclusions cho phép bạn nhập dãy IP loại trừ sẽ không được cấp phát, trong ví dụ này là từ 172.16.1.60 đến 172.16.1.70. Nghĩa là từ dãy số 172.16.1.50 đến 172.16.1.100 bây giờ chỉ còn có 2 dãy là 172.16.1.50 đến 172.16.1.59 và 172.16.1.71 đến 172.16.1.100 là được cấp phát cho Client mà thôi
Mặc định DHCP Server chỉ cho phép Client thuê IP này tối đa là 8 ngày mà thôi tuy nhiên như thế là đủ rồi ta không tùy chỉnh gì thêm
Chọn Yes, i want to configure these options now
Cửa sổ Router yêu cầu bạn nhập IP của Router hoặc IP của Modem ADSL trong ví dụ này tôi sử dụng Default Gateway chính là IP Card Cross máy DHCP Server
DNS chính là IP máy cài đặt dịch vụ phân giải tên miền, nhưng vì chúng ta chưa nghiên cứu đến nên tại đây DNS mà ta nhập chính là IP nhà cung cấp dịch vụ Internet VNN. Nhập vào 203.162.4.191
WINS chính là IP máy cài dịch vụ WINS, tuy nhiên ta cũng chưa tìm hiểu đến lĩnh vực này nên tại đây ta nhập IP Card Lan của chính máy DHCP Server, nguyên nhân là do trong môi trường nhiều mạng thì ta chỉ cần một máy làm WINS là đủ
Cuối cùng ta được kết quả như hình bên dưới
Như vậy ta đã hoàn tất xong việc cấu hình DHCP cho mạng 172.16.1.0/24. Bây giờ bật PC02 lên và chuyển IP của máy này sang dạng Obtain an IP Address automatically
Công việc này đồng nghĩa với máy PC02 sẽ không có địa chỉ IP và hiển nhiên cứ 5 phút một lần Windows sẽ tự động broadcasts đến toàn bộ các máy trong hệ thống mạng để xin địa chỉ IP nếu tìm thấy máy DHCP Server và được cấp IP thì nó sẽ lấy IP đó sử dụng và ngược lại không tìm được thì nó sẽ tự gán cho mình một IP tạm thời có dạng 169.254.x.x
Tuy nhiên để không mất thời gian chờ PC02 broadcast ta ra DOS nhập lệnh ipconfig /all
Hệ thống báo máy này hiện không có địa chỉ IP
Nhập tiếp lệnh ipconfig /release để xóa IP này đi
Tiếp tục nhập lệnh ipconfig /renew để máy PC02 broadcast tìm địa chỉ IP
Khi nó broadcasts tìm IP thì máy DHCP Server nhận được thông điệp này, ngay lập tức nó gán ngay một địa chỉ IP cho máy Client yêu cầu theo qui trình mà tôi từng nêu ở trên
DHCP Replay Agent – Dynamic Host Configuration Protocol Replay Agent
Như vậy ta đã hoàn tất xong việc test DHCP cho mạng 172.16.1.0/24. Bây giờ ta xét trường hợp hệ thống chúng ta có nhiều mạng khác nhau. Như vậy để sử dụng DHCP Server trên các mạng này cơ bản nhất với từng mạng ta dựng một DHCP Server là xong. Tuy nhiên vấn đề này khá tốn kém mà trên thực tế không được ưa chuộng, khi đó người ta sử dụng triệt để thế mạnh của dịch vụ DHCP Replay Agent cơ chế mô hình này như sau:
Trở lại mô hình quen thuộc của chúng ta gồm 2 mạng riêng biệt được kết nối thông suốt với nhau thông qua Router. Tại mạng thứ 1 là 172.16.1.0/24 tôi đã dựng một DHCP Server hoàn chỉnh như trên
Trong khi đó tại mạng thứ 2 là 10.0.1.0/24 khi các Client yêu cầu IP thì nó không tìm thấy bất cứ máy nào cài dịch vụ DHCP Server cả mặc dù trước đó nó đã thông suốt với mạng thứ 1 và thấy được máy DHCP Server của mạng thứ 1
Nhưng vì các Client dò IP thông qua broadcasts mà broadcasts chỉ được phát tán rộng khắp trong cùng một mạng mà thôi nên chúng không thể tìm thấy DHCP Server của mạng thứ 1
Yêu cầu đặt ra là chúng ta lấy một máy bất kỳ (không nhất thiết phải là server) của mạng thứ 2 cài dịch vụ DHCP Replay Agent vào
Khi đó tại máy DHCP Replay Agent sẽ nhận thấy các Broadcasts của các Client trong mạng mình và đương nhiên nó cũng không thể tự cấp IP cho các Client này mà nó sẽ nhận thông tin đó chuyển trực tiếp đến máy DHCP Server của mạng thứ 1 thông qua giao thức UNICAST
Từ đây máy DHCP Server sẽ UNICAST lại cho máy DHCP Replay Agent một địa chỉ IP nào đó và lập tức nó gán IP này cho máy Client yêu cầu
Để cài đặt DHCP Replay Agent ta làm như sau:
Do trước đó ta chỉ mới tạo một Scope là S1 có thông tin gán địa chỉ IP cho các Client trong mạng thứ 1. Vậy để gán IP cho các Client trong mạng thứ 2 ta phải tạo thêm một Scope mới cho mạng này
Thao tác tương tự như Scope S1 nhưng dãy IP mà ta cấp phát chạy từ 10.0.1.50/24 đến 10.0.1.100/24
Default Gateway ta nhập IP của máy DHCP Replay Agent
Màn hình sau khi hoàn tất tạo thêm Scope
Bây giờ tại các Client trong mạng thứ 2 ta chuyển IP của máy này sang dạng Obtain an IP Address automatically
Bật máy Router 02 lên (trong ví dụ này chính là máy PC03 và cũng chính là máy DHCP Replay Agent) tại General nhấp phải vào chọn New Routing Protocol
Chọn DHCP Replay Agent
Tiếp tục nhấp phải vào DHCP Replay Agent chọn New Interface
Chọn Card Cross.
Tiếp tục nhấp phải vào DHCP Replay Agent chọn Properties
Tại đây nó yêu cầu ta nhập IP của máy DHCP Server ta nhập là 192.168.1.1 hoặc 172.16.1.1 đều được
Và ta tiến hành kiểm tra lần cuối xem sao
Test các máy trong mạng thứ 1
Và các máy trong mạng thứ 2
OK mình vừa giới thiệu xong phần DHCP Server, DHCP Replay Agent trong 70-291 của MCSA.