Hướng dẫn Encode Anime từ A-Z
(có hình minh họa)
Viết bởi: SaberLion và jinonguyen (vnanime.net)
Phiên bản ngày: 02/09/2010
Mục lục:
-- Lời của tác giả.
1- Những từ viết tắt và định nghĩa các thuật ngữ chuyên dụng.
2- Yêu cầu phần cứng.
3- Yêu cầu phần mềm.
4- Yêu cầu tài nguyên.
5- Cấu hình MeGUI.
6- Encode.
7- Phụ lục: Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và dung lượng Anime
Lời của tác giả
Từ khi
VnAnime.net hoạt động, có rất nhiều bạn muốn tham gia vào đội ngũ Encoder để đóng góp và chia sẽ
Anime mini size
cho cộng đồng, rất nhiều bạn đã PM và hỏi về cách Encode, nhưng thời
gian của những hỗ trợ viên cũng có hạn nên không thể hướng dẫn rõ ràng
và đầy đủ cho tất cả các bạn. Hôm nay, nhóm Encoder của
VnAnime tổng hợp lại tất cả những kinh nghiệm để viết bài hướng dẫn
Encode Anime.
Hy vọng với bài viết này, các bạn sẽ đủ khả năng để cho ra những sản
phẩm đẹp với dung lượng thấp nhất có thể, mọi đóng góp và chia sẽ của
các bạn dành cho cộng đồng Anime đều được hoan nghênh và đón nhận.
Trong bài viết này, chúng ta chỉ đề cập đến việc
Encode Anime, những loại Media khác có thể dựa theo đó cũng làm được nhưng cấu hình máy tính và cách config cao hơn một chút.
Qua bài viết này, mục đích chủ yếu là giúp cho các bạn hiểu "Encode là
gì", và "mục đích của Encoder là gì", "Encoder phục vụ cho ai" và "việc
Encode mang lại lợi ích gì". Từng phần hướng dẫn sẽ được giải thích rõ
và có hình minh họa.
Vì thời gian gấp rút nên nhóm Encoder bọn mình sơ sài cho ra phiên bản
đầu tiên của bản hướng dẫn EC Anime, bài viết sẽ được thay đổi và bổ
sung cho phù hợp, vì vậy, các bạn hãy theo dõi thường xuyên bài hướng
dẫn này!
Trước tiên, "Encode là gì", hihi, cái này các bạn xem mục I: Những từ viết tắt và định nghĩa các thuật ngữ chuyên dụng.
Tiếp theo, "Mục đích của Encoder": là cho ra những sản phẩm được mã hóa
không chuẩn với chất lượng cao nhất và dung lượng thấp nhất có thể, với 2
tiêu chí "chất lượng" và "dung lượng" trong một sản phẩm như thế có thể
khẳng định rõ khả năng và trình độ của một Encoder.
Tiếp theo, "Encoder phục vụ cho ai": với mục đích của Encoder, Encoder
phục vụ cho những ai có nhu cầu lưu trữ Anime, những người có cấu hình
máy thấp không xem được những bộ Anime chất lượng cao. Còn một đối tượng
nữa mà VnAnime.net muốn phục vụ, đó là những cộng đồng đưa Anime lên
Online.
Thế còn "việc Encode mang lại lợi ích gì", bạn có thể chưa nhìn thấy
được, nhưng chắc chắn "Encode mang tiền về cho bạn", còn gì nữa, bạn
muốn khẳng định khả năng cái máy tính và trình độ Encode của mình không?
Chưa hết, cái chính là mỗi người đều có tình thần chia sẽ niềm đam mê
của mình với cộng đồng, vậy bạn có không?
Bài viết có sử dụng một số thông tin từ:
hdvnbits.org
Xin cảm ơn SK
Phần I: Những từ viết tắt và định nghĩa các thuật ngữ chuyên dụng
EC: Encode - Mã hóa, Nén phim (theo nghĩa trong bài viết này)
ECer: Encoder – Người Encode
Sub: Subtitle (Phụ đề)
Softsub: Sub mềm
Hardsub: Sub cứng
File anime: file hoàn chỉnh bao gồm cả video lẫn audio có thể xem được
File video: file chỉ có hình
File audio: file chỉ có tiếng
File sub: file phụ đề
Encode Là quá trình chuyển đổi các tập tin đa phương tiện từ định dạng
chuẩn sang định dạng không chuẩn nhằm phục vụ mục đích lưu trữ. Encode
có thể hiểu nôm na như việc dịch ngôn ngữ. Định dạng chuẩn chứa trong nó
nhiều ngôn ngữ khác nhau gọi là codec, bằng cách xử dụng các bộ từ điển
(decoder) bạn sẽ biên dịch chúng sang các ngôn ngữ khác "nhẹ hơn, dễ
hiểu hơn" bằng các trình encoder.
Quá trình Encode vận dụng tất cả tài nguyên của máy, tức là cả RAM, card
màn hình, hay xung nhịp đều có ảnh hưởng đến tốc độ và thời gian EC. 1
máy có RAM 4 GB nhưng card on hay xung ko phải là Core 2 duo thì EC chắc
chắn lâu hơn máy RAM 2 GB có card, xung Core 2 Duo.
Convert là quá trình chuyển đội định dạng file, chuyển đổi định dạng
codec, bitrate, sound, từ 1 file đã được encode hoặc chưa được encode.
Chúng ta có thể so sánh nôm na sự khác nhau giữa Encode và Convert:
Convert là chuyển đổi định dạng bằng cách giải nén và nén, còn Encode là
chuyển đổi định dạng bằng cách giải mã và mã hóa trở lại. Vì vậy, rõ
ràng Encode có khả năng tối ưu hơn.
Phần II: Yêu cầu phần cứng
Cấu hình tối thiểu: Pentium IV 2.0 Ghz , RAM 512 MB, card onboard (EC 1 tập anime khoảng 2->3,4 tiếng)
Cấu hình đề nghị: Intel Celeron, RAM 1GB 3.0 Ghz, card cỡ 8500 GT(EC 1 tập anime khoảng 1 tiếng ->1 tiếng rưỡi)
Cấu hình lí tưởng: Intel Core 2 Duo 3.0 Ghz (x2), RAM 2GB, card Gefore 9600 GT(EC 1 tập anime khoảng 30->40 phút)
Và nếu cấu hình máy bạn mạnh hơn thì càng tốt
Phần III: Yêu cầu phần mềm
+ .NET Framework 2.0 trở lên. Link download:
http://www.brothersoft.com/net.framework-112623.html
+ AviSynth 2.5 trở lên. Link download:
http://www.free-codecs.com/download/avisynth.htm
+ K-Lite codec phiên bản càng cao càng tốt. Link download:
http://www.free-codecs.com/download/...codec_pack.htm
+ MeGUI phiên bản 3.5.0. Link download:
http://www.mediafire.com/?5329n2z4fxp8k3y
+ File win32.rar. Link download:
http://www.mediafire.com/?j066yacd6bqulqa
MeGUI là đương nhiên rồi, phải cài .NET thì mới chạy dc MeGUI do MeGUI
dc lập trình trên nền tảng của .NET, AviSynth là chương trình biên tập
video của MeGUI, đương nhiên cũng phải có. Và cuối cùng là K-Lite codec,
cái này buộc phải có vì MeGUI sẽ dùng filter ffdshow Audio Decoder để
EC audio, ffdshow Video Encoder để EC video và Haali Media Splitter để
ghép audio và video lại sau khi EC, những codec này đã có sẵn hết trong
K-Lite. Và lưu ý, các bạn hãy cài đặt theo thứ tự tớ sắp xếp ở trên.
Riêng MeGUI và file win32.rar các bạn chỉ cần giải nén ra chứ không cần
phải cài đặt.
Phần IV: Yêu cầu tài nguyên
+ File anime cần EC
+ File sub nếu anime là softsub
Nói thêm 1 chút ở đây: làm sao để phân biệt anime ta cần EC là softsub
hay hardsub. Rất đơn giản, khi các bạn đã cài K-Lite rồi thì hãy chạy
file anime đó. Ở thanh trên cùng, các bạn chọn Navigate -> Subtitle
Language, nếu thấy có nhiều hơn 1 dòng sub, đó là anime soft sub. Xem
hình dưới:
Còn nếu chỉ có đúng 1 dòng No subtitles, đó chính là anime hardsub
Ta có thể tách file sub từ anime softsub! Các bạn hãy bật bất kì 1 file
phim nào bằng K-Lite. Ở thanh trên cùng, các bạn chọn
File->Utils->DSM Converter…
Cửa sổ DSM Converter hiện lên, các bạn click phải vào khoảng trắng, chọn Add File…
Chọn đường dẫn đến file anime cần tách sub -> Open
File anime ta chọn sẽ được add vào cửa sổ trắng ban nãy, hiển thị đầy đủ
3 phần Video, Audio, Subtitle của file. Click phải vào dòng Subtitle,
chọn Demux…
Các bạn chọn đường dẫn cho file sub sẽ được xuất ra -> Save. Quá
trình Converting sẽ diễn ra và khi chạy đến 100% là đã hoàn tất. Ta lấy
được Subtitle cho anime đó.
Nếu file anime hỗ trợ nhiều sub thì các bạn nhớ phải chú ý để chọn đúng sub mình cần tìm rồi mới Demux ra.
Lưu ý: Với hardsub thì trong file anime sẽ không có file sub vì sub đã
trở thành 1 phần của phim, không thể tách rời. Và theo tớ biết thì đến
hiện nay chỉ có định dạng file mkv là hỗ trợ softsub, nên khi EC anime
các định dạng khác như AVI hay MP4 thì 90% file anime đó là hardsub hoặc
không có sub.
Phần V: Cấu hình MeGUI
Sau đây là giao diện chính của MeGUI 3.5.0
Đầu tiên, Chọn Options -> Settings, hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl+S
Sau khi bảng điều khiển Settings hiện lên, chọn thẻ External Program Settings
Ở khung NerAacEnc, mục neroAacEnc, các bạn chọn đường dẫn đến file
neroAacEnc.exe trong folder win32 lúc nãy giải nén ra rồi chọn Open. Chú
ý: nếu folder win32 sau này có bị di chuyển đi chỗ khác thì các bạn
phải chọn lại đường dẫn cho nó, nếu không khi EC audio sẽ bị MeGUI báo
error.
Qua thẻ Main, ở khung Other, mục Default Priority, các bạn thiết lập mức
năng suất hoạt động của máy khi EC, mức mà tớ khuyến cáo là Below
Normal, nếu muốn vừa EC vừa chơi game thì chọn Low, còn vừa EC vừa xem
phim hay lướt web thì để Normal, nếu chỉ để EC thôi thì chọn Above
Normal. Chú ý: không nên và không bao giờ chọn High, vì năng suất máy
bạn sẽ ngay lập tức tăng lên 100%, dễ xảy ra tình trạng treo máy.
Qua thẻ Extra Config, khung Automated Encoding, mục Number of passes, bạn đánh vào số pass khi EC video.
+ 1-pass: Nén 1 lần, tức là suốt cả đoạn video, phần mềm encode chỉ biết
encode theo video, không thông qua bước xử lý thông số và lấy dữ liệu
mẫu ban đầu.
+ 2-pass: Nén 2 bước. Chạy video và lấy thông số từng frame, đặt các
thông số này trong 1 file .stats (nén lần 1). Encode (kết hợp nén) video
theo các thông số đã kiểm tra lưu trong file .stats trên (nén lần 2).
+ 3-pass: Cùng gần giống với 2-pass, nhưng tăng cường về dựng hình (render), phát hiện và xử lý lỗi rất kỹ.
Và tớ khuyên các bạn nên để mặc định là 2-pass, mục đích là EC anime thì
không cần phải dùng đến 3-pass, vì tuy chất lượng và độ nén không cao
hơn 2-pass bao nhiêu mà tốn thêm rất nhiều thời gian.
Sau chỉnh sửa xong xuôi, các bạn chọn Save.
Quay lại giao diện chính của MeGUI, ở khung Video encoding, mục Encoder
Settings, chọn x264: Unrestricted (DXVA). Ở khung Audio, mục Encoder
Settings, chọn Nero ACC: NDACC-LC-96Kbps.
Tiếp theo, chọn Config ở mục Encoder Settings, khung Video Encoding, cửa
sổ x264 configuration dialog hiện lên, các bạn hãy đánh dấu vào ô Show
Advance Settings. Sau đó, trong thẻ Main, khung Mode, các bạn chọn
Automated 2pass, còn cái mục Bitrate hãy cứ để mặc định, đừng quan tâm
tới nó.
Xong xuôi, các bạn chọn OK, nó sẽ hiện lên 1 cái bảng thông báo Profile update, các bạn cứ chọn Yes.
Tại giao diện chính của MeGUI, mục Encoder Setting của khung Audio, các
bạn chọn Config, cửa sổ Nero ACC configuration dialog hiện lên. Ở khung
NeroDigital ACC Options, các bạn đánh dấu chọn vào mục Adaptive Bitrate @
96kbit/s, rồi kéo con chạy sao cho phù hợp. Đây là bước chọn bitrate
của âm thanh, bitrate càng cao thì nghe càng rõ, với những anime mini
size thì các bạn chỉ nên chọn từ 80->96 thôi ở đây tớ chọn 81 kbit/s
(vì tớ không tài nào kéo sao cho nó thành 80 dc). Xong rồi thì chọn OK.
Vậy là đã xong phần Config cho MeGUI. Phần này bạn nào có máy ở nhà thì
chỉ cần làm 1 lần vì cho dù có tắt MeGUI đi thì nó cũng tự động save lại
cho mình.
Phần VI: Encode
Giờ mới là phần bắt đầu để encode. Encode có 3 kiểu, 1 là dùng chức năng
Auto Encode, 2 là Enqueue và 3 là One-click. Tuy nhiên, mình chỉ hướng
dẫn các bạn chức năng Auto Encode vì đây là chức năng dễ sử dụng nhất,
phù hợp khi encode anime. 2 cái còn lại: One-click thì tớ không rành
nhưng hình như nó chỉ dùng để EC những phim có sẵn từ đĩa, còn muốn sử
dụng Enqueue 1 cách hiệu quả thì còn phải tinh chỉnh rất nhiều thứ khác,
khá phức tạp và rắc rối, chức năng này chỉ được các Encoder chuyên
nghiệp rip phim theo ý mình.
Tại giao diện chính của MeGUI, khung Audio, mục Audo Input, các bạn chọn
đường dẫn đến file audio cần EC, nếu không có file audio thì chọn file
anime cần EC cũng được. Sau khi chọn xong, các bạn chọn Open (đương
nhiên rồi). Ở trong hình, mình lấy vd với file anime cần EC là Azumanga
Daioh 2.mkv. Tại mục Audio Output, các bạn chọn đường đường dẫn cho file
audio xuất ra.
Tiếp theo, tại giao diện chính của MeGUI, các bạn chọn Tools-> AVS
Script Creator hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + R. Cửa sổ MeGUI – AviSynth
script creator sẽ hiện lên. Tại thẻ I/O, khung Input, mục Video Input,
các bạn chọn đường dẫn đến file video cần EC hoặc file anime cần EC,
trong hình vd là Azumanga Daioh 2.mkv.
Sau khi chọn, sẽ có 1 cửa sổ Current position: … xuất hiện, nó sẽ cho bạn xem trước anime cần EC.
Quay lại cửa sổ MeGUI – AviSynth script creator, tại khung Crop &
Resize, các bạn đánh dấu vào ô Resize, và chọn kích thước video sẽ EC,
cái này thì tùy anime nhưng thường thì các bạn nên để size là 848x480
với những anime có khung hình ngang như hiện nay.
Tuy nhiên, anime tớ đang vd cho các bạn là Azumanga Daioh đã có từ 2002
nên tớ sẽ giữ nguyên khung hình là 640x488 vì MeGUI không cho phép
resize thành 848x480(phần này tí nữa tớ sẽ nói sau) và dù có resize dc
đi chăng nữa thì người trong phim cũng sẽ lùn đi, nhìn rất xấu.
Cũng trong tab I/O, khung Output, mục video output, các bạn chọn đường dẫn cho file avs sẽ tạo ra.
Tiếp theo, qua thẻ Filters, khung Deinterlacing, các bạn đánh dấu vào ô
Source is Anime (not automatically detected by Analysis) để MeGUI nhận
diện đây là anime. Phần này không quan trọng, nhưng theo tớ là nên làm,
mặc dù không chắc chắn nhưng 80% là nó sẽ giúp tốc độ khi EC anime trở
nên nhanh hơn.
Tiếp theo, trong khung Filters, mục Subtitles, các bạn chọn đường dẫn
đến file sub (nếu anime đang EC là softsub, còn với những anime hardsub
thì bỏ qua bước này, cách phân biệt anime softsub với hardsub và cách
lấy file sub của anime softsub ra thì tớ đã nói ở trên). Mục FPS, các
bạn giữ nguyên, chỉ được hạ xuống khi số FPS của video đó quá cao (vd từ
50->100). Và khi giảm, các bạn nên giảm nó xuống còn 23,976(đây là
chuẩn DVD). Lí do vì sao tớ sẽ giải thích ở cuối bài.
Vậy là đã xong phần chỉnh sửa trước khi EC, các bạn qua thẻ Script để xem lại nội dung file avs mình sẽ tạo.
Đến đây, tớ xin chỉ một mẹo để có thể resize khung hình video theo ý
muốn bằng phương pháp thủ công khi không thể resize dc. Như đã biết,
MeGUI không cho phép kích thước video khi resize là số lẻ hay lớn hơn
kích thước ban đầu. Như vậy, ta sẽ chỉnh sửa trực tiếp trong file avs sẽ
tạo ra( vì tất cả những gì chúng ta điều chỉnh nãy giờ đều dc lưu trong
file avs nên nội dung của file avs mới quyết định tất cả).
Trước khi resize theo kiểu này, các bạn nhớ đánh dấu chọn ô Resize ở
khung Crop & Resize trong tab I/O (nhưng đừng cố gắng điều chỉnh lại
kích thước của nó). Sau đó, các bạn qua tab Script, dòng
LanczosResize(a,b) # Lanczos (Sharp), ở đây các bạn thay a và b thành
kích thước mà mình muốn điều chỉnh cho video, vd như của tớ sẽ là
848x480.
Xong xuôi, các bạn chọn Save , cửa sổ Current Position … sẽ lại hiện lên
để các bạn xem trước video sau khi đã add sub, resize, ect…
Như trong hình, các bạn thấy người trong anime sẽ lùn đi, nhưng đây chỉ
là ví dụ, thực tế trước khi resize, các bạn phải xem xét video đó có nên
resize không rồi mới làm.
Trở lại giao diên chính của MeGUI, lúc này các bạn sẽ thấy ở khung Video
encoding, mục AviSynth Script là đường dẫn đến file avs vừa tạo ra, còn
ở mục Video Output các bạn hãy chọn đường dẫn cho file video xuất ra
(mặc định là chung folder với file avs). Lưu ý: file avs này rất quan
trọng, chỉ được delete đi khi ta đã EC xong.
Còn đây là file avs mới tạo ra
Bước cuối cùng, các bạn chọn Auto Encode
Cửa sổ MeGUI – Automatic encoding hiện lên. Trong khung Output Options,
mục Container, các bạn chọn định dạng file xuất ra (với anime mini size
là MP4), mục Name of Output, các bạn chọn đường dẫn cho file anime xuất
ra.
Qua khung Size and Bitrate, ở đây các bạn có 2 lựa chọn để quyết định dung lượng anime sẽ xuất ra sau khi EC.
Nếu muốn có dung lượng chính xác, các bạn chọn mục File Size, bấm vào
cái nút hình tam giác ngược và chọn dòng Select Size … nằm ở cuối cùng.
Cửa sổ File size dialog hiện lên. Ở mục Enter a filesize, các bạn đánh
vào dung lượng file theo ý muốn. với anime mini size, các bạn nên chọn
dung lượng từ 70->80 MB, rồi chọn OK.
Giải thích thêm chỗ này: Khi EC, MeGUI sẽ tự động điều chỉnh bitrate của
cả anime (video và audio) sao cho phù hợp với dung lượng bạn chọn. Tuy
nhiên, lúc nãy ta đã chỉnh bitrate cho audio ở phần config rồi nên MeGUI
chỉ việc chọn bitrate cho video để khi ghép audio và video lại ra đúng
dung lượng bạn đã chọn.
Còn nếu muốn tùy chọn dung lượng theo bitrate, bạn đừng đánh dấu vào mục
File Size mà hãy đánh dấu vào mục Average Bitrate. Xóa số ở trong khung
đi rồi đánh vào đó số bitrate sao cho phù hợp với dung lượng ở ô Video
Size bên cạnh. Với anime mini size, các bạn nên chọn bitrate trong
khoảng từ 400->450.
Sau khi đã chỉnh sửa xong xuôi các bạn chọn Queue
Giải thích thêm: Average Bitrate ở đây là tổng bitrate của audio và
video, nhưng vì ta đã chọn bitrate cho audio ở phần config nên bitrate
của video sẽ bằng số average bitrate trừ đi bitrate audio (đây cũng là
cách để ta ước lượng bitrate của video, tuy nhiên không chính xác lắm,
VD: tớ chọn bitrate của audio là 81 như phần trên và chọn average
bitrate là 450 thì lí ra bitrate của video phải là 369, nhưng khi EC
xong kiểm tra lại bằng media info thì chỉ có 368). Tớ không rõ 1 bitrate
còn lại đã dc MeGUI cho vào đâu nhưng nói chung so với số bitrate ta dự
đoán ban đầu thì là khá chính xác). Và tớ cũng khuyên các bạn khi EC
nên sử dụng mục Average Bitrate này vì nó cho ta biết cả dung lượng
chính xác của file anime khi xuất ra cũng như giúp ra ước đoán được số
bitrate của video.
MeGUI sẽ lại đưa ta trở về giao diện chính, thẻ Input. Giờ chúng ta hãy
qua thẻ Queue, các bạn sẽ thấy có 4 job tương ứng với 4 dòng. Dòng đầu
tiên là audio, dòng tiếp theo là video pass 1, dòng tiếp theo nữa là
video pass 2 (do ta đã chọn EC 2-pass ở phần config) và dòng cuối cùng
là công đoạn mux (ghép audio và video lại với nhau).
Đến lúc này, mọi việc coi như đã hoàn tất, chọn Start, quá trình EC theo
từng job sẽ diễn ra, và các bạn chỉ việc ngồi chờ. Thanh trạng thái
status sẽ thông báo tình trạng của các job, đang thưc hiện là
processing, đợi là waiting, aborted là tạm ngưng(chuyển lại waiting bằng
cách click đúp chuột trái vào job đó), postponed cũng là tạm ngưng
nhưng là do click đúp vào 1 job đang waiting, và done là đã xong.
Ngoài ra vẫn còn 1 trạng thái nữa là error tức là quá trình đó đã bị
lỗi, có rất nhiều nguyên nhân xảy ra tình trạng error này, nhưng đối với
job audio thì chủ yếu là do bạn dẫn sai đường dẫn đến file
neroAaaEnc.exe trong folder win32 tớ đã nói ở phần config, còn job video
thì đa phần do lỗi của .NET, EC ở nhà thì tớ chưa từng gặp trường hợp
này, nhưng khi EC ở quán net thì vẫn thường xuyên xảy ra, để khắc phục
các bạn hãy click đúp vào job bị error, nó sẽ quay trở lại trạng thái
waiting, lúc đó các bạn hãy chọn Start để bắt đầu job đó lại từ đầu.
Lưu ý: vì ta dùng chức năng Auto Encode nên nếu 4 job chưa hoàn thành
hết thì tuyệt đối không được delete 1 job nào, điều đó sẽ dẫn tới việc
những job còn lại dù đang tiến hành vẫn bị delete theo. Khi thanh status
đã báo cả 4 job đều done thì tức là quá trình EC đã hoàn tất, các bạn
có thể tìm thấy file anime mini size đã được EC nằm ở trong folder các
bạn đã chọn, có dạng abc-muxed.mp4. Giờ thì các bạn hãy coi thử để test
lại chất lượng anime, và lúc này các bạn đã có quyền delete các file
không cần thiết nữa như file avs, file video gốc, file sub và cả 4 job
kia nữa. Nhưng nếu muốn giữ lại thì tớ cũng không cản.
Vậy là các bạn đã EC dc 1 anime thành mini size rồi đó, và đừng quên
post lên vnanime.net link MF file anime mình đã EC để chia sẽ cho tất cả
mọi người.
Phần VII (phụ lục): Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và dung lượng Anime
Chất lượng của video phụ thuộc vào 2 yếu tố là FPS(frame per second) và
bitrate, 2 yếu tố này cũng quyết định trực tiếp đến dung lượng của video
đó. Và quá trình EC anime mini size thực chất là giảm bitrate của video
xuống nhằm làm giảm dung lượng của nó. Như tớ đã nói ở trên thì đối với
audio, bitrate càng cao thì chất lượng âm thanh càng tốt. Còn bitrate
của video thì sao? Đối với video, các bạn hãy hiểu nôm na bitrate chính
là độ phân giải của nó. Khi ta giảm bitrate xuống, dung lượng giảm xuống
rõ rệt, nhưng độ phân giải cũng sẽ giảm đi tỉ lệ thuận với dung lượng.
Sở dĩ các bạn không thể nhận ra sự khác biệt giữa bản mini size và bản
gốc là do màn hình của máy vi tính thường chỉ ở mức 16->18 inch. Và
khi coi anime trên màn hình đó thì rất khó để nhận ra, nhưng tớ có thể
khẳng định rằng độ phân giải của các anime mini size không bao giờ bằng
các bản gốc, để kiểm chứng các bạn có thể thử chép anime mini size và
bản gốc vào 2 đĩa khác nhau rồi dùng để coi trên màn hình TV cỡ
30->40 inch, các bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt, chất lượng của anime
mini size luôn mờ hơn bản gốc. Tuy nhiên, chả ai lại lúc nào cũng chép
anime ra đĩa mà coi trên TV mà chủ yếu là coi trên Computer, độ phân
giải của những bản gốc nói trắng ra là thừa. Vì thế nên mới có những
anime mini size.
Còn 1 yếu tố nữa ảnh hưởng đến chất lượng của video là FPS nhưng tại sao
ta lại không giảm nó xuống? Như các bạn đã biết, anime(kể cả phim) đều
là do những bức hình được chiếu liên tiếp nhau theo thứ tự tạo thành các
cử động. Frame có thể hiểu đơn giản là hình và FPS chính là số hình có
trong 1s của video. Nếu ta giảm nó xuống thì những cử động của các nhân
vật trong anime sẽ trở nên rất "thô" nên việc giảm chỉ số này xuống là
điều cấm kị mà hãy giữ nguyên ngoại trừ khi nó quá cao thì hãy giảm
xuống để khi coi không bị xảy ra hiện tượng "giật" hình. Còn FPS bao
nhiêu là cao và nên giảm xuống bao nhiêu thì tớ đã nói ở trên rồi. Lưu ý
là chỉ giảm, không bao giờ được phép tăng lên, điều đó sẽ làm tăng dung
lượng video mà chất lượng khung hình thì vẫn như cũ.
Trong quá trình EC, 2 file Video và Audio sẽ được tạo ra trước với dạng
mã hóa riêng của Megui, trong chế độ Auto Encode, file video có định
dạng 264, còn audio là m4a, MeGUI sẽ tự động ghép chúng lại thành 1 file
anime hoàn chỉnh và xóa đi 2 file mã hóa đó.
Bài hướng dẫn kết thúc, cám ơn bạn đã theo dõi, hy vọng
VnAnime sẽ đón nhận nhiều thành viên vào đội ngũ Encoder phục vụ cho nhu cầu của
cộng đồng Anime Việt Nam. Chúc các bạn thành công. Nếu có ý kiến đóng góp, phản bác hoặc bất kỳ ý kiến gì cho bản hướng dẫn này,
hãy để lại ý kiến tại đây.