Trao đổi với tôi

http://www.buidao.com

11/4/13

[Video] Hướng dẫn vài điều về multimedia (P2)

Thuật giải resize của hankuk
Megui có thể sẽ thông báo " chiều rộng và chiều cao của video 0 chia hết 16... điều này gây ra 1 số vấn đề cho 1 số codec. Có thể sẽ mất khả năng nén. ..."

Việc này là do crop xong thì kích thước chiều rộng W và chiều cao H 0 chia hết cho 16, hoặc cũng có thể kích thước gốc đã 0 chia hết cho 16. Các bạn cứ mở file AVS đó bằng Megui. Khi đó, megui sẽ hiện kích thước lên. Làm vậy cho khỏi mất công tính
Giả sử, ta có kích thước 316x166. Ta thấy tỷ lệ là 316/166 = 1.9
-- 316 / 16 = 19.75 , 19.75 > 19.5 , vậy ta tăng lên 20x16 = 320
-- 168 / 166 = 10.375 , 10.375 < 10.5 , vậy ta giảm xuống 10 x 16 = 160

Kích thước mới là 320 x 160 , tỷ lệ là 320/160= 2. Như vậy tỷ lệ mới không khác với tỷ lệ gốc bao nhiêu. Điều này làm cho hình ảnh vẫn đẹp, không bị biến dạng. Làm như vậy thì ta gần như vẫn giữ được kích thước gốc. Megui thường khuyên các giá trị nhỏ hơn kích thước gốc. Hankuk chả bao giờ nghe theo lời Megui ở cái vụ này

* Viết thêm về VFR :
AVI không hỗ trợ VFR bởi vậy đừng "Analyse" file này. Chỉ nên "analyse" đối với file VFR : rmvb , mp4, mpeg, mpg, dat , wmv
Khi tạo file mkv VFR như trên thì khi mình mở avs pass 2 , cửa sổ "Curent Position " hiện lên và file mkvtime-code.txt cũng được tạo ra. Khi đó, hankuk thấy nếu tỉ lệ FILM dưới 1 % thì 0 cần tạo file mkv nữa. Khi đó có thể convert bình thường sang mp4, sau đó mux với âm thanh với YAMB

* Cập nhật Haiili splitter,.....
Mấy món này có trong K-lite codec pack nhưng chỉ khi có nhiều món cập nhật thì K-lite mới được tung ra phiên bản mới. Các bạn có thể down riêng từng món rồi cập nhật cũng được. Khi cài thì mình cài đè vô thư mục mà K-lite đã cài là được. Ví dụ như x264 thì 2-3 bữa thì có update trong khi K-lite 2.72 chờ cả tháng chả thấy thay đổi. Spliiter cho MKV cũng vậy ! Rồi coreAVC( giải nén AVC) cũng vậy !

Xài Virtuabdub hả ? có gì đâu mà khó xài ? Các bạn xài cái "one-click" riết rồi quen ! Nhưng nói thiệt, xài cái này thì cũng tương tự như JetAudio, hay WMP, Word hay Excel thôi ! Trời ơi ! Thất vọng thiệt á !
Hình như LeeTongWook biết chủ đề này lâu rồi đúng hôn ? vậy là làm từ hổm nay mà 0 được hả ? hay là chỉ mới làm thôi ? nhưng hoảng quá ? Có gì thì bình tĩnh! Đọc thông báo xem phần mềm nói gì! Không biết menu này làm gì à ? tra từ điển chứ sao ! Nếu tra từ điển mà thấy vẫn 0 "thông" thì xem phần HELP. Phần này thường có hình ảnh minh họa nên dễ xem ! Mấy bạn qua updatesoft xem bài của anh denise đi ! Anh denis có hướng dẫn bao nhiêu đâu ! Vạn sự khởi đầu nan thôi ! Ban đầu, đọc tiếng Anh khó nhưng rồi quen dần !

* Hướng dẫn xài Virtualdub MPEG-2 ( viết tắt là VD MPEG-2, coi chừng nhầm với ví dụ á ) ( cũng xem thêm bài hướng dẫn trước )
Mở file bằng menu File

1 Menu Video :
--[*]Direct Stream Copy: nghĩa là chép dữ liệu trực tiếp. (Stream trong tin học nghĩa là luồng dữ liệu.) Ở chế độ này, VD đọc file nguồn rồi ghi ra file đích. Tức ở chế độ này, thực chất, ta đọc dữ liệu từ file-nguồn rồi đóng gói lại theo kiểu AVI , tức chả có nén nét gì hết. Tuy nhiên, kích thước file có thể thay đổi vài KB. File video = header(thông tin chung về file) + hình ảnh(nếu có) + âm thanh(nếu có). Mỗi kiểu file đều có kiểu header riêng nên chuyển qua chuyển lại thì kích thước file thay đổi vài KB là điều dễ hiểu. Một số file khi chọn chế độ này thì VD 0 làm việc được tức là AVI 0 thể chứa codec đó hoặc bản VD của bạn 0 hỗ trợ việc này. VD MPEG-2 0 play được audio mpeg2 nhưng chép vô AVI thì được . Để VD chấp nhận làm điều này : menu Options/Preferences, click MPEG , đánh dấu chọn "Allow Direct Stream Copy of MPEG audio" .Các bạn để ý khi chọn chế độ này thì tùy-chọn Compression mờ đi.

--[*]Full Processing mode: chọn chế độ này để nén file . Chọn menu con này, cửa sổ "Select Video Compression" hiện lên. Bên trái là danh sách các video compressor. Đây là các codec mà ta cài vào máy. Một số có sẵn khi cài Win XP. Đây không phải là codec do VD tạo ra . VD đòi hỏi codec phải ở dạng VFW . Click chọn 1 codec rồi click nút "Configure" để xác định thông số cho codec. Sau khi chọn xong thì nhấn OK thì ta trở lại cửa sổ "Select Video Compression", nhấn OK tiếp để trở về màn hình chính của VD. Bây giờ, vào menu Start của Window, đi tới mục K-lite, configure , XVID coder( giả sử hồi này ta chọn XVID), các bạn xem thông số xem sao ? y chang hồi nãy ta đã làm . Điều này có nghĩa là nếu có 1 chương trình nào đó xài coder Xvid thì cái phần mềm đó sẽ xài thông số mà ta vừa làm với VD, mặc dù ta thiết lập thông số bằng VD . Vì đây là thư viện chung, khi cài K-lite thì thằng này đăng ký Xvid dùm ta rồi ! Đây là ước muốn của DirectShow. Tức là VD hãy cứ làm giao tiếp với người sử dụng còn việc nén/giải nén thì để người khác. VD cứ làm cho tốt công việc mình. Ai cũng tốt thì kết quả tốt thay vì ôm đồm quá nhiều việc vào 1 người, 1 phần mềm.
--[*]Select Range: chọn frame đầu và frame cuối. Nếu ta muốn cắt 1 đoạn 1 video thì chọn cái này. Ở màn hình ngoài, dòm ở dưới, các bạn sẽ biết giá trị của frame cần chọn

2 Menu Audio :
--[*]direct stream copy, full processing mode, compression mang ý nghĩa tương tự như trên. Muốn nén audio thì cần phải có cái compressor cho audio. Cái này gọi là ACM( audio compressor machine:máy nén âm thanh). Cái này cũng có trong bộ K-lite
--[*]WAV audio: chọn file WAV thay vì âm thanh của file nguồn. Nếu file nguồn 0 có âm thanh thì tùy chọn này cho phép mình ghép tiếng vô video . VD và VD MPEG-2 chỉ có thể ghép tiếng bằng file WAV. Muốn ghép file như mp3,... thì hãy xài VD Mod
--[*]Interleaving: để ý vùng "Audio skew correction", cho phép chỉnh độ trễ của âm thanh(delay). Cái này suy luận thì dễ hiểu hơn. Nếu âm thanh chạy trước hình thì mình phải làm trễ nó, tức là nhập số dương . Còn nếu âm thanh chậm hơn hình ảnh thì mình phải cho nó hoạt động sớm hơn, sớm thì ngược với trễ, vậy phải nhập số âm . Khi làm cách này mà âm thanh và hình ảnh vẫn bị lệch thì kết hợp thêm việc chỉnh fps: menu video/framerate, chọn "Change so video and audio duration match" . Nếu vẫn 0 giải quyết được thì có thể bạn xài codec AVC/H.264 , thử demux rồi mux vô mp4 hay mkv . Một số người khuyên là nên convert âm thanh và hình ảnh riêng rẽ. Nếu làm 1 lượt thì dễ bị lệch . Âm thanh và hình ảnh bị lệch nhau trong tiếng Anh gọi là async(0 đồng bộ)
Việc âm thanh và hình ảnh bị lệch có khi là do VFR. Khi mình convert bằng VD và Megui, thì nó sẽ chuyển hình ảnh VFR(nếu có) sang CFR. Trong khi đó, âm thanh sau khi convert riêng vẫn có thể là VFR. Sau đó, ta lấy hình ảnh CFR và âm thanh VFR ghép lại nên bị lệch. Bởi vậy, khi xài AviSynth và hàm DirectShowSource thì nhớ xài convertfps=true

3 Menu Option
-- performance , mấy cái này với ý nghĩa là tăng tốc làm việc nhưng nó chỉ có tác dụng nếu xài chế độ Direct stream copy. Hankuk chọn pipeline là 4 thôi, min á !



* Mục đích của việc mux wmv sang mkv :
khi convert nhiều khi mình 0 muốn convert âm thanh vì âm thanh gốc đã quá tệ ! convert tới lui thì khỏi nghe luôn! MKV có thể chứa âm thanh wma nhưng MKVmerge lại 0 đọc được file wmv. Bởi vậy, nếu làm file MKV mà âm thanh là wma thì phải làm như vậy (MKVMerge là chương trình trộn/trích xuất file MKV)

* Viết thêm về việc tạo file VFR:
tfm chỉ cần thiết khi file đã được telecine. ! Khi đó tdecimate bỏ phần tfmIn (mới coi ở doom9 đó )

* Giới thiệu sơ về FFdshow ( thật sự thì hankuk cũng 0 biết nhiều )
FFdshow là 1 directshow filter . Cái filter này có rất nhiều chức năng. Như đã nói trước đây, filter nghĩa là bộ lọc nhưng đây là danh từ để chỉ 1 mắc xích trong quá trình xử lý multimedia của kiến trúc DirectShow . Nó 0 hẳn phải là bộ lọc
--[*]Audio decoder configuration: dòm cái tên là biết làm gì rồi ! Bên trái chọn codecs, bên phải sẽ xuất hiện các dạng âm thanh mà FFdShow có giải nén. Nhiều thiệt há ! Muốn FFdshow là decoder cho dạng nào thì đừng chọn disable , chọn libavcodec
---------- output : Allow direct-to-file-output , chọn cái này khi xài FFDShow ở GraphEdit
---------- Equalizer : có thể đoán nếu chọn cái này thì FFdshow khi giải nén âm thanh thì tăng/giảm bass/treble luôn ! Đơn giản
--[*]Video decoder configuration: tương tự như audio thôi !
--[*]VFW configuration: điều chỉnh để FFDshow là VFW. Nhiều khi mình mở file wmv1 hoặc wmv2 mà máy mình 0 có thì VD sẽ báo lỗi. Khi đó hãy vô đây !

Hankuk thấy FFDshow khá hay nhưng hankuk thấy tốc độ của nó chậm rì ! Hiện AVCcore ở K-lite là bản 0.0.0.4 . Hiện tại, đã có bản 1.1 nhưng $$$$$ . Hankuk cũng mong là sắp tới đây FFDShow có thể tốt như AVCcore

Kỹ thuật tương tự (analog techique)
Âm thanh là gì ? khi ta rung nhanh 1 mảnh thép thì nghe có tiếng vù vù. Đó là vì : khi ta rung mảnh thép là ta đã làm cho không khí xung quanh miếng thép co dãn. Sự co dãn này truyền đến vùng không khí lân cận và truyền đến tai ta. Khi đó, sự co dãn không khí sẽ làm cho màng nhỉ rung động. Sự rung động này làm phát sinh tín hiệu thần kinh truyền lên não và cho ta cảm giác âm thanh.
Nói chung, cái này ai học vật lý 12 thì biết rồi !
Rõ ràng, không khí đã tác động lực lên màng nhỉ. Mà lực được tính theo 1 đơn vị diện tích thì gọi là áp suất. Vậy cũng có thể nói, áp suất không khí ở gần màng nhỉ thay đổi làm cho mảng nhỉ rung động mà sinh ra cảm giác âm thanh.
Khi ta nói trước micro thì áp suất trước micro cũng thay đổi. Ở đây, micro đóng vai trò như màng nhỉ. Khi đó điện áp ở 2 đầu micro sẽ thay đổi theo áp suất không khí. Sự thay đổi của điện áp này sẽ tương tự với sự thay đổi của áp suất không khí. Bởi vậy, người ta gọi đây là kỹ thuật tương tự. Rõ ràng, bất kỳ sự thay đổi nào của điện áp này điều có ý nghĩa. Đây chính là nguồn gốc nhược điểm của kỹ thuật tương tự. Nó rất dễ bị nhiễu xâm nhập. Nhiễu sẽ làm cho biên độ tín hiệu thay đổi.
"hinh nhieu"
Các bạn thấy nó y như phép tính cộng vậy á ! giả sử tín hiệu 0 nhiễu cho ta cảm giác tiếng nói còn nhiễu cho cảm giác xì xì, vậy tín hiệu bị nhiễu cho ta cảm giác gì ? rõ ràng, cho cảm giác gì phụ thuộc vào não. Chẳng hạn, nghe tiếng cho sủa thì ta có thể khó chịu trong khi các con chó khác lại thích . Khi đó, ta có cảm giác tiếng người và tiếng xì . Đơn giản đúng hôn ?
Nhiễu là gì ? khi nghe radio thì ta có thể nghe tiếng gió, tiếng hú, .. hoặc khi nghe băng cát-xét thì có tiếng xì xì thì đó chính là nhiễu. Khi ta nghe radio đài A nhưng có khi có cả tiếng đài B. Mặc dù rất nhỏ nhưng tiếng đài B có thể gây khó chịu cho ta. Vậy nhiễu là tín hiệu mà ta 0 mong muốn. Nguồn gốc của nhiễu có thể là sét, động cơ chổi quét, xung điện.... và đặc biệt là nhiệt độ, điện trở.. Điều này cho thấy, bất kỳ thiết bị analog nào cũng có nhiễu.Chuyện này cũng dễ hiểu. Vì bất kỳ sợi dây điện nào cũng có điện trở và vì nhiệt độ của máy cát-xét thì dĩ nhiên cũng phải 20-30 độ C. (nếu ở 0 độ K hay -273 độ C thì 0 có nhiễu nhưng ....)


Nếu ta có 1 băng cát-xét gốc là A, rồi đem sang(chép) qua băng B ---> nhiễu của băng B sẽ nhiều hơn băng A. . Khi nghe nhạc từ máy A thì ta nghe nhạc của băng A mà cũng nghe luôn nhiễu của máy cat-xét vì bản thân nội tại máy cát-xét luôn có tạp âm
Nếu ta sang(chép) qua băng C thì nhiễu của băng C lại càng nhiều hơn băng A. Bởi vậy, nói sao ai cũng mê đồ gốc, đồ zin là vậy ! ( theo hankuk biết thì "đồ zin" là gốc tiếng Anh , chữ orginal, do việt nam mình thích đơn giản nên lấy chữ "zin", còn "đồ lô" là từ chữ local ) Máy cát-xét bao gồm 1 đầu từ và mạch khuếch đại. Chính mạch khuếch đại này đã thêm nhiễu vào tín hiệu. Khi đó, nếu ta ghi xuống băng B thì rõ ràng tín hiệu trên băng B cũng bao gồm nhiễu của máy cát-xét
Vậy còn đĩa CD thì sao ?

Kỹ thuật số (Digital techique)
Hệ số:

Hệ số nôm na là tập hợp những chữ số mà ta dùng để đếm. Con ngưởi sử dụng hệ 10 để đếm. Người ta cho rằng sở dĩ vì vậy có lẽ do con người có 10 ngón tay. ^_^

Hệ 10 : 0 1 2 4 5 6 7 8 9 .
ví dụ : 124 2006
nhận xét: các con số(number) trên chỉ bao gồm các chữ số(digit) trong hệ 10.
Quá trình đếm của hệ 10:
1-->2...... ->10>11....-->19-->20......
ta thấy cứ đếm 10 lần thì được 1 chục. 19 =1 chục + 9 đơn vị. Thêm 1 đơn vị vô 19 --> 1 chục + 9 đơn vị + 1 đơn vị =1 chục + 1 chục = 2 chục = 20
19 +1= 10+9 +1= 10+ 9+1= 10+10 =20
vd : 90 + 10 = 9 chục + 1 chục = 10 chục ? không ! 90 + 10 =100 . Vậy 10 chục thì được 1 trăm
Một chục trong hệ thập phân chỉ có 10 đơn vị. Nhiều khi đi chợ mua 1 chục cam nhưng người ta bán cho tới 13-14 trái lận đó! Bởi vậy 1 chục chưa chắc là 10 đâu !

Hệ nhị phân: chỉ gồm 2 chữ số: 0 1
vd1: 0
vd2: 1001 ( đọc là 1 ngàn lẻ một nhưng thường đọc là "một không không một")
vd3: 10 ( đọc là mười hoặc một không)

Chữ số của hệ nhị phân người ta gọi là bit(binary digit)
Quá trình đếm của hệ nhị phân:
0-->1-->10-->11....
ta thấy 2 đơn vị thì được 1 chục. Ví dụ : bạn có số : 1001 = 1000 + 1. Do vậy 1001+1 = 1000+1 +1=1000+10=1010
Cứ 2 đơn vị thì được 10. 2 cái 10 thì được 100....
111 + 1= 100+10+1 +1= 100+10 +1+1=100+10 +10= 100+100= 1000
Đi mua cam, quít ở chợ mà tính theo hệ nhị phân thì chắc chết !

Chuyển đổi hệ 10 sang hệ 2
vd : 15 hệ 10 ->>> hệ 2
14 chia 2 = 7 dư 0
7 chia 2 = 3 dư 1
3 chia 2 = 1 dư 1
1 chia 2 = 0 dư 1
ta chia cho 2, lấy thương chia tiếp cho 2, khi nào số dư = 0 thì dừng
Kết quả là số dư . Hơi bất ngờ lấy số dư ngược từ dưới lên
15 -> 1110

Chuyển đổi hệ 2 sang hệ 10
vd : 1110
1 1 1 0
3 2 1 0
1x2mũ3 + 1x 2mũ2 + 1x2mũ1 + 0x2mũ0
=8 + 4 + 2 + 0
=14
vậy 1110 ---> 14



Tóm lại:
-- có thể đếm bằng nhiều hệ số. Không nhất thiết phải là hệ 10.
-- có thể chuyển đổi qua lại giữa các hệ số

Tín hiệu tương tự và tín hiệu số:
"hinhtinhieu"
Ta thấy tín hiệu tương tự có rất nhiều giá trị còn tín hiệu số thì chỉ có 2 giá trị : 0 và 1 . Mức 1 không nhất thiết phải điện áp dương hoặc lớn hơn mức 0 . Điện sao cũng được, miễn là có 2 mức khác nhau. Ví dụ: 15V là mức 0 còn -5 là mức 1, tùy thuộc vào hệ thống. Trên hình, có chỗ điện áp là 4V nhưng vẫn là mức 1 . . Nhiễu chỉ làm biên độ tín hiệu tăng/giảm nhưng trong hệ thống số, tín hiệu chỉ có 2 mức nên 4V vẫn là mức 1. Rõ ràng, tín hiệu số có khả năng hạn chế nhiễu. Nếu tín hiệu là 3V thì sao ? thì lúc đó nó 0 xử lý chứ sao. Nói chung, người ta luôn chọn khoảng cách giữa mức 1 và mức 0 sao cho hệ thống vẫn hoạt động tốt với mức ảnh hưởng lớn nhất của nhiễu. Nhiễu thường bé lắm ! Cỡ mili vôn thôi ! Chừng nào nhà bạn xài điện 1Kv chẳng hạn , khi đó mỗi lần tắt mở đèn thì có thể có 1 V nhiễu ảnh hưởng tới các thiết bị điện.
Nhiễu nhỏ như vậy, cỡ mili vôn hoặc micrô vôn mà nghe cát-xét thì vẫn nghe tiếng xì ? . Bởi vì tín hiệu đọc được bởi đầu từ thì cỡ vài mili vôn thôi! Do vậy, ở lúc đó, chỉ vài mili vôn nhưng ảnh hưởng rất ghê ! Suy nghĩ 1 chút, ta thấy để đánh giá mức ảnh hưởng của nhiễu thì 0 thể dựa vào điện áp nhiễu. Tín hiệu 5V còn nhiễu vài 5mV thì 0 sao nhưng tín hiệu 200mV mà nhiễu cỡ vài mV là ghê ! Để đánh giá điều này, người ta sử dụng thông số S/N ( signal/noise ) , tức là tỷ số tín hiệu/nhiễu
th1 : S/N = 5V / 5mV = 1000
th2: S/N= 200mV/ 5mV = 40

Ngoài ra còn có đại lượng PSNR , PSNR = 20lg S/N (peak signal to noise ratio )
th1 : PSNR = 20log 1000 = 20x3 = 60dB
Tại sao phải lấy log ? vì tai người, mắt người thường 0 tuyến tính, tức 0 tăng theo hàm bậc nhất . Ví dụ, bạn nghe 1 âm thanh 2W và 8W thì chưa chắc gì có cảm giác lớn gấp 4 lần . . Chú ý dB có thể âm , vd lg (0/1000) = -2 . Khi đó thì nghe nhỏ hơn
Hàm lg là phép toán ngược với phép lũy thừa
10mũ2 = 100 =>lg 100= 2

Hankuk có cảm giác diễn đàn có nhiều bạn chưa học hết lớp 12 nên hankuk viết vậy ! có gì thì thông cảm nhe !

Trong quá trình ghi đĩa CD, chỗ nào 0 thì tia-la de bắn 1 lỗ còn 1 thì 0 bắn.
Khi đọc đĩa CD, con mắt sẽ phát ra tia la-de. Khi gặp lỗ, tia la-de 0 dội lại, ta đọc được 0. Chỗ nào còn nguyên nên tia la-de sẽ dội lại thì ta đọc 1.
Rõ ràng, với hệ thống tương tự, các máy móc phải được thiết kế để hiểu rất nhiều mức tín hiệu. Trong khi đó, với hệ thống số, máy móc chỉ cần hiểu 2 mức. Với 2 mức là rất dễ chế tạo. Ví dụ như, công tắc=đóng+mở, đèn=sáng+tắt......
Hơn nữa, hệ thống số lại có khả năng ức chế nhiễu so với hệ thống tương tự. Do vậy mà hệ thống số có giá thành rẻ và ổn định hơn nhiều. Do vậy mà ngày nay, ngày càng có nhiều thiết bị số như máy ảnh kỹ thuật số, đầu đĩa CD đã dần thay cho máy cát-xét. Do vậy mà với đĩa CD thì cứ vô tư sao chép, miễn đĩa tốt thì 0 bao giờ xì-xẹt do sao chép nhiều. Không bao giờ có chuyện chép 1 file A từ đĩa C rồi sang đĩa D thì nghe dở hơn. Hay từ đĩa C ra USB--> máy bạn -->USB--> máy mình thì dở hơn. Kỹ thuật số hay ở chỗ đó !

Lấy mẫu:
"Lấy mẫu" ? Giả sử có 1 đống cam, ta lấy ra 1 trái, ăn thử rồi kết luận chất lượng nguyên đống cam. Cái đó là gọi là lấy mẫu. Hoặc có 1 bao gạo, chả lẽ đổ nguyên bao ra rồi kiểm tra ? người ta chỉ lấy 1 miếng gạo trong bao coi thử thôi ! và coi chất lượng nhúm gạo đó là chất lượng cả bao.
"hình lấy mẫu"
T1, T2... là các lần lấy mẫu.
t1, t2... là thời gian . chú ý chữ in hoa và chữ thường

Lấy mẫu là giai đoạn đầu của quá trình chuyển tín hiệu tương tự thành tín hiệu số( tức điện áp ở micro thành điện áp số để lưu vô đĩa CD). Cứ sau 1 khoảng thời gian cố định, người ta đo đạc tín hiệu tương tự . Từ t1 đến t2, có vô số giá trị nhưng ta chỉ lấy 9 làm giá trị đại diện. Tương tự cho các thời điểm khác. Vì sao 0 lấy hết các giá trị mà chỉ lấy ở thời điểm T1 ? Dễ hiểu thôi ! vì sao 0 kiểm tra nguyên bao gạo mà chỉ lấy 1 nhúm ra coi rồi kết luận ? vì nhiều quá ! Người ta mua bán cả tấn chứ có mua bán 1-2kg đâu ! Nếu làm vậy thì quá mất thời gian. Nếu ta lấy mẫu hết thì rõ ràng ta cần nhiều đĩa để lưu trữ. Bởi vậy mà từ t1->t2, ta lấy 1 giá trị thôi !
số lần lấy mẫu trong 1 giây gọi là tần số lấy mẫu ,

Quantize: lượng tử hóa
người ta chia điện áp đo được thành các mức. Ví dụ 16 mức
0 - 1V : mức 0
1V - 2V: mức 1
........
15V - 16V : mức 15
giả sử điện áp đo được là :
0.5V ---> mức 0 ,
1V ---> mức 1 ,
1.2V ---> mức 1 ,
3V ---> mức 3 ,
5.4V ---> mức 5 ,

Sau bước lượng tử hóa, miền giá trị của các điện áp đọc được là rất rộng sẽ trở thành 1 số giá trị nhất định. Như ta thấy 1V và 1.2V đều là mức 1 . Vậy ở bước này, 1 lần nữa ta lại "làm giảm".
-----Số lần lấy mẫu là vô hạn --> trong 1 khoảng thời gian thì chỉ lấy mẫu 1 số nhất định
----- giá trị của các mẫu đo được là vô hạn ----> chia thành các mức và 1 khoảng giá trị sẽ được đại diện bởi 1 mức

Bước cuối:
bước này đơn giản là ta đổi hệ 10 thành nhị phân. Sau đó, dĩ nhiên là truyền đi hoặc là lưu vô đĩa CD, đĩa cứng (nếu đang thu âm... )
vd: lấy ví dụ trên
0000 , 0001 , 0001 , 0011 , 0101

số các mức gọi là độ rộng của mẫu , ví dụ trên độ rộng là 16 mức => dùng 4 bit nhị phân để lưu trữ. 4 bit nhị phân ? Bây giờ, quay về với hệ 10. Ta muốn đánh số 25 trái cam thì ta dùng bao nhiêu số, bao nhiêu chữ số cho 1 số ? dĩ nhiên là 25 số : 1, 2, 3, 4,.... 10, 11, ...20 . và tối đa là 2 chữ số ( 25 có hai chữ số chứ gì nữa ! ) . Một con số có 2 chữ số thì có tất cả bao nhiêu số ? có 100 số : 00 , 01, 02, ...... 99 . Tương tự, dùng 1 số nhị phân có 4 bit thì có tất cả 16 số nhị phân : 0001, 0010,....... 1111 . Mẹo : 2 mũ 4 =16 . Muốn lưu trữ 256 số thì số bit cho 1 số là 8 (vì 2mũ8 = 256 )

Tốc độ lấy mẫu = tần-số-lấy-mẫu x độ-rộng-mẫu
vd: 22khz x 8 bit = 176kb/s

Trên là quá trình tạo tín hiệu PCM. Khi bạn thu âm bằng micro thì thực sự ta đang thực hiện quá trình trên. Bây giờ dòm "PCM 44khz 16bits " thì chắc là bạn đã hiểu được ý nghĩa của chúng

Giải mã :
hinhgiaima

Các bạn thấy sau khi giải mã thì ta thu được 1 đường gấp khúc trong khi đường gốc là 1 đường cong. Chuyện này dễ hiểu đúng 0 ? Cũng dễ thấy, nếu ta tăng tần số lấy mẫu, tăng độ rộng mẫu thì đường giải mã sẽ càng mịn và càng giống đường gốc. Điều này giải thích tại sao bit rate càng cao thì nghe càng hay, càng giống thực. Ông Nyquyst đã nghiên cứu và nói là tần số lấy mẫu lớn hơn 2 lần băng thông thì kết quả thu được là trung thực . Ví dụ: tai người nghe 0-20Khz, băng thông = 20khz-0hz = 20khz, vậy thì tần số lấy mẫu ít nhất phải là 2x 20khz =40khz
Dù tần số lấy mẫu có tăng lên thì rõ ràng ta cũng mất thông tin. Ta đã 0 lưu trữ tất cả. Cái gì mà chuyển sang Digital thì đã cắt thành từng khúc hết rồi ! Khi đó chỉ có mất đi chứ 0 thể thêm ra. Bởi vậy đừng dùng phần mềm convert để tăng bitrate hay tần số lấy mẫu. Ảnh số cũng tương tự. Khi phóng to ảnh trên máy vi tính thì quá ghê ! càng phóng càng ghê !

Kết luận:
- bit rate , tần số lấy mẫu càng cao thì nghe càng hay
- tăng bit rate hay tần số trên máy vi tính 0 làm chất lượng tăng lên

Trên chỉ là tín hiệu PCM. Các file wma, mp3 , AAC, FLAC đều là dạng lossy(mất thông tin). Các encoder Mp3,... sẽ cắt bớt những phần mà tai người rất ít nhận ra, vd: khoảng tần số cao 16khz-20khz, hoặc là trong lúc có rất nhiều âm to, nhỏ thì những âm nhỏ sẽ được bỏ đi . Nhiều khi mua đĩa ở tiệm nhỏ, bán ở lề đường giá khoảng 4000-6000 đĩa thì nghe dở hơn đĩa gốc 30-50 ngàn ? Các bạn để ý đĩa mua ở chợ thường cảnh là phim. Đĩa mua ở lề đường toàn là phim trong khi đĩa gốc có cảnh đàng hoàng. Nhạc yêu đương thì quay cảnh yêu đương chứ 0 phải tiếng yêu đường mà hình đánh đá . Nguồn của mấy ông làm đĩa là trên mạng thôi ! Trên mạng thì là mp3, wma,.. đều là những dạng lossy . Sau đó, mấy ổng đó phải chuyển thành MPEG để ghi ra đĩa VCD. Mà MPEG lại là 1 dạng lossy . Hai lần lossy nên chất lượng kém là phải.

* Cấu hình nhanh và chất lượng nhất cho x264
-high profile
-analyse all
-3 bframe , chọn tất cả tùy chọn có thể ở vùng bframe, chọn auto cho direct mode
-5 reference frame ......
- CABAC luôn nhe ! mix ref
còn cái chỗ lúc trước chọn mulihex thì chọn mặc định ở tab đó ! subpixel cũng chọn mặc định

* Mẹo để encode thử

thêm vào tập tin avs :
trim(0, 1200 ) # encode thử frame 0 đến frame 1200, nên encode từ 1000 frame trở lên thì so sánh mới chính xác được.
Làm sao để có các phần mềm free nhưng lại tốt ?
đó là : xài thử và báo cáo lỗi. . Phần mềm nào cũng vậy thôi ! trước khi, tung ra thì người viết đã test thử rồi ! Tuy vậy, vẫn có vô số lỗi. Phần mềm thương mại thường được viết bởi 1 nhóm, 1 đội , và có hẳn 1 đội test nên thường tốt. Còn phần mềm free có 2 dạng.
Thứ nhất đó là chương trình có bản quyền bình thường tức là 0 công bố mã nguồn nhưng người viết cho xài miễn phí. Cái này thường là 1 người viết. Cái đó cũng phải báo cáo lỗi thôi ! Nếu xài thấy có lỗi thì hãy liên lạc với họ qua email .
Thứ hai đó là chương trình theo bản quyền GPL. Cái này vẫn cho bán nhưng thường miễn phí. Khi bạn mua phần mềm này thì người bán cung cấp luôn mã nguồn. Đây là cái mà hankuk thường giới thiệu. Cái này nếu thấy có khả quan thì sẽ được cả cộng động lập trình viên hợp tác luôn ! Megui là 1 ví dụ. Hiện, các vấn đề liên quan tới Megui được thảo luận ở doom9.org . Người ta có hẳn 1 chủ đề để yêu cầu tính năng luôn đó ! Nếu thấy cần tính năng gì thì vô đó mà yêu cầu. Bởi vậy , nếu thấy có lỗi thì nên vô đó nói cho họ biết. Hankuk có lời khuyên nhe ! Nên đọc kỹ và search trên diễn đàn đó trước khi báo cáo lỗi nhe ! Đây là yêu cầu của diễn đàn đó á ! Nên đọc cái FAQs trước. Viết bậy bị xóa bài á !
Tóm lại, muốn tốt thì người dùng phải báo cáo lỗi(report bug) dù là phần mềm thương mại hay phần mềm GPL . Tuy nhiên, thử cái GPL thì toàn là free, chả cần crack gì hết. Nói thiệt, hankuk xài 0 biết bao nhiều là cái phần mềm thương mại nhưng chả có cái nào ra hồn. Hồi đó , hankuk có xài cái spliter gì đó. Trời ơi ! 0 biết nó làm cái gì mà ăn 600MB RAM. Theo hankuk đoán là do cái crack 0 tốt. Hankuk đã xài Hero converter . Chời ! thằng này làm ăn cũng dở tệ nhưng giá cũng 25USD. Phải nói là nếu 0 được xài thử mà cứ phải mua thì tốn 0 biết bao nhiêu tiền mới có 1 phần mềm vừa ý. Về cái AVI, có thể nói 0 ai có thể qua được VirtualDub . Nếu xài thêm VirtualDub Mod và VirtualDub MPEG-2 thì "trọn gói" cho file AVI. Cái này cũng cỡ 2MB thôi ! có nhiều file trùng nên nếu bạn sợ tốn đĩa thì có thể xóa bớt file help,.... Thật sự mà nói thì file AVI là để xài trên máy vi tính thôi ! Mà file AVI 0 thể chứa được âm thanh AAC-một chuẩn âm thanh tốt nhất hiện nay. Vì vậy, nếu để nghe trên máy vi tính thì "đúng mốt" hiện nay là mp4, mkv

Làm sao có thể xài MEgui thành thục?
vì Megui xài Avisynth nên chỉ còn cách học các hàm của Avisynth thôi ! các bạn vô cái trang wiki của avisynth down các lệnh về coi. Còn các lệnh external thì được kèm trong file .dll .

níu như câu hỏi sau của e có stupid quá mấy anh chị đừng trách . e vừa down 1 file dạng avi nhưng e k thể xem được hình ảnh . e k bít mình fa3i dơn codec nao để xem
anh chị giúp giùm em ạ Nếu bạn nào có vô box này thì có lẽ gặp câu hỏi này 0 biết bao nhiêu lần ! Trước đây, hankuk mới vừa trả lời 1 bạn thì lại có 1 chủ đề mới được mở ra mà nội dung lại y chang. Đó là lý do chính khi hankuk mở chủ đề này. Nhưng khi viết thì đi hơi lệch

Còn vấn đề của bạn hankuk đã trả lời ở trang 2 rồi ! Đề nghị bạn xem lại! post #28
Đối với kiến trúc Directshow thì ít nhất cũng phải:
- đầu tiên phải có spliter cho từng loại file , ví dụ AVI spliter , mp4 spliter ....
- codec giải mã
- đưa ra thiết bị hiển thị : màn hình và sound card
Một số file khi lưu hình ảnh thì điểm ở bên trái, ở dưới lại được lưu trước, sau đó mới quét lên. Nhưng có 1 số file lại làm ngược lại. Một số file thì làm ngược lại. Một số file thì lưu RGB nhưng có 1 số lưu là BRG . Mỗi dạng file(format) làm 1 kiểu. Để có thể tương thích với nhiều loại file , Microsoft đã tạo ra DirectShow. Với Directshow có thể mở nhiều loại file mà 0 tốn công nhiều, và có thể xử lý 1 lúc nhiều stream . Do vậy, ta phải cài mỗi spliter cho từng loại file. Với file AVI, WMV thì 0 cần vì đây là 2 loại do Microsoft tạo ra nên khi cài Win XP thì có sẵn rồi ! Nhưng rõ ràng vẫn chưa đủ, cần có codec nữa !

Directshow là kiến trúc của Microsoft , nếu xài Linux thì 0 có cái này đâu !

Làm thế nào để Window Media Player hát được tất cả các loại file ?
- đi tới www.free-codecs.com , down và cài K-lite codec pack, Real Aternative , Quictime Alternative . Khi cài K-lite nhớ chọn nhiều món liên quan tới việc playback

Giải thích thêm : WMP dựa trên Directshow . Việc play file của directShow :
- spliter sẽ đọc file . Spliter mới biết trong file cái nào là video , cái nào là audio
- codec giải nén video và audio
- đưa ra màn hình và sound card
Thật sự thì hiện nay các phần mềm nghe nhạc chạy trên Window thì đều xài DirectShow như Media Classic Player, JetAudio,.....
Chúc các bạn thành công !
Bạn nào tới đây từ chữ ký của hankuk thì click vô đây để xem tất cả các bài viết của hankuk

Sử dụng AC3 filter để tăng giảm âm lượng khi hát bằng MPC
- Cái filter này có trong K-lite codec pack.
Không biết máy bạn sao chứ máy hankuk có 1 thư mục chứa những phần mềm cần thiết. Dĩ nhiên, dung lượng các phần mềm này có kích thước nhỏ. Trong số đó có K-lite Codec Pack. Nếu bạn đã cài K-lite mà vẫn chưa cài cái này thì cứ cài lại, khi cài chọn AC Filter là được .

Đầu tiên, click vào menu Start của Win XP, .. đi tới K-lite codec pack/ configuration, chọn AC3Filter ,
* Thẻ System , mục "Use AC3Filter for ....", đánh dấu chọn tất cả

Bây giờ, mở file nhạc bằng MPC . Trên cửa sổ của MPC, chọn menu Play/ Filter, chọn AC3Fliter
Ở thẻ Main, ở mục Gain, bạn kéo các nút để tăng giảm volume . Bên trái của thẻ này, có mục ouputs, cái cột màu xanh sẽ cao thấp tùy thuộc vào âm lượng của nhạc. Nếu thấy màu đỏ thì là vượt mức và có thể gây ra tiếng rè, rẹt... khi đó mình hạ âm lượng xuống là được

Bạn hình như là dua_mam_muoi nói là đọc bài hankuk xong thì nổ con mắt luôn ! Hankuk viết rất nhiều bài và mỗi bài rất nhiều chữ để giải quyết nhiều vấn đề chứ 0 đơn thuần là "làm sao để coi file AVI". Nay hankuk đã có 1 bài viết riêng để giải quyết vấn đề 0 coi được 1 file nhạc nào đó !
Dù vậy, hankuk thừa nhận là các bài viết của hankuk rất dài. Thiệt tình hankuk viết nhiều là vì hankuk muốn giải thích cho cặn kẽ. Hankuk thích vậy! Làm gì mà hiểu được 1 phần nào đó bản chất của vấn đề thì hay hơn. Tuy nhiên, khi gấp gáp, nóng lòng muốn coi cái file nào đó thì 0 quan tâm tới bản chất vì sao mà chỉ mong coi được cái file . Do vậy, nếu sau này có viết thêm, hanuk sẽ viết các bước thực hiện và phần giải thích riêng ra. Hankuk cho là dù vậy thì các bài viết của hankuk vẫn dài !
Hankuk đề nghị các bạn nên phóng to chữ lên:
- dùng prontpage để tăng cỡ chữ lên
- dùng IE 7.0 . IE 7.0 có nút phóng to chữ nên rất thuận lơi! Tuy nhiên, khi đó kéo trang 0 mượt lắm !

Và các bạn nên tăng tần số quét của màn hình lên :
- ở màn hình desktop , nhấn phải chuột, chọn properties ,setting/advance , monitor, chọn từ 75hz trở lên !

tần số quét thấp như 60 hz sẽ khiến màn hình chớp tắt nên rất mau mỏi mắt ! Vì các hạt electron chạm vào màn hình thì làm màn hình phát sáng nhưng nó cũng tắt dần. Nếu ta tăng tần số quét thì mỗi tấm hình được hiển thị nhiều lần hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với khoảng thời tối giữa 2 lần quét trở nên ngắn hơn. Đến 1 mức mà mắt con người 0 cảm nhận được nữa thì ta 0 còn cảm giác chớp nháy nữa! Tức khi đó, đỡ mỏi mắt hơn.
Khi bạn tăng tần số quét thì GPU sẽ dành nhiều thời gian hơn 1 chút cho việc hiển thị nên tính toán có chậm hơn. Nhưng con mắt luôn quan trọng hơn! thực sự việc này chỉ ảnh hưởng đối với máy xài VGA onbo còn nếu xài card VGA rời thì 0 ảnh hưởng mấy!
Nếu máy bạn xài VGA onbo chip Intel thì có thể 0 xài được tần số quét 75Hz, hãy cập nhật driver lên ! Máy hankuk xài 800x600 thì tần số quét có thể lên 100Hz luôn ! Hiện hankuk xài 1024x768 và tần số quét là 85Hz. Đừng nghĩ onbo thì 0 xài được tần số quét cao nhe !

Streaming Media là gì ?
Streaming media là quá trình truyền dữ liệu media trong thời gian thực...... Hankuk cũng chưa hiểu khái niệm thời gian thực(real-time) nhưng hankuk đoán như vầy! Giả sử, cho phát bảng chữ cái, nếu ở máy chủ người ta đang xem chữ x y z thì máy mình cũng vậy. Không thể nào khi đó máy mình mới hiện a ă â b c d đ được .
Nôm na streaming media là các phương pháp giúp nghe nhạc online, hoặc xem TV online,.....
Hankuk đoán là có nhiều bạn cứ nghĩ nhạc nào mà download từ mạng , mặc dù nghe trên đĩa cứng thì là online. Tức là miễn 0 nghe từ đĩa CD hay là file được lấy từ mạng thì là nghe online... Hankuk thấy ở forum nghe nhạc online có nhiều bạn post cái link mấy trăm MB. Trời phật ! ngồi down té ngửa luôn ! chứ đừng nói tới chuyện nghe trực tuyến .
Streaming khác với Download ra sao ?
Với cách download thông thường thì ta 0 thể xem liền mà cần chờ down hoàn toàn. Trong khi đó, streaming giúp ta có thể xem ngay video mà 0 cần chờ download toàn bộ.

Dễ hiểu, kỹ thuật này bao gồm ít nhất 1 máy chủ và 1 máy con. Trên máy chủ, người ta cài chương trình streaming server còn ở máy con có cài chương trình streaming máy con gọi là client

Một số sản phẩm streaming
Apple : theo hankuk biết thì đây là người tiên phong trong lĩnh vực này. Apple là cái tên 0 thân thuộc với chúng ta lắm nên hankuk 0 nói nhiều. Hơn nữa, hankuk cũng 0 biết nhiều . A ! nhớ rồi! Giao thức dùng để streaming là rtp, rtsp còn file là .MOV

Real Media : cái này thì chắc ai cũng biết. File dùng để streaming là .RM , .RMVB , .RAM ,.. Giao thức rtsp , rtp . A !mới vô coi lại thì hiện nay khả năng là :RealAudio, RealVideo, Windows Media, QuickTime , MP3, MPEG-4, 3GPP* (H.263 and H.264) . Khá ghê !

Window Media : cái này càng nổi tiếng hơn. Theo hankuk biết thì Microsoft là người sinh sau đẻ muộn thôi ! Tuy nhiên, Window Media cũng có 1 thị phần khá đáng kể. Do phần mềm ở máy con là Window Media Player được bán kèm với hệ điều hành Window và Window Media Server lại miễn phí. Giao thức dùng để streaming là mms nhưng Window Media Server vẫn có thể streaming bằng giao thức rtp, rtsp. File dùng để streaming là asf . Theo hankuk đọc ở sách ebook, trên mạng thì cái ruột bên trong wma, wmv là asf thôi ! Microsoft chỉ đổi tên lại cho thân thuộc và dễ phân biệt: wmv(window media video) là asf chứ video ; wma(window media audio) là asf chứa audio. Ta có thể đổi đuôi thoải mái

VLC: cái này thuộc bản quyền GPL . Giao thức truyền là rtsp, rtp,mms.... . Rất hay là thằng này có thể truyền thẳng file mp4 trong khi đó với Window Media ta phải encode sang asf thì mới truyền được
http://www.videolan.org/vlc/features.html
Streaming làm điều đó như thế nào ?
Nó nhờ vào :
-- giao thức streaming. Giao thức là ngôn ngữ cho các máy vi tính trên mạng. Giao thức bao gồm các quy ước truyền và nhận dữ liệu: muốn download file A.html thì làm gì ?, gởi dữ liệu lên máy chủ thì làm gì ?......
-- bẻ file cần streaming thành các packet, các chunk .Kích thước các packet thay đổi tùy theo tình hình mạng
-- hỗ trợ VBR , tức là tùy theo tình hình mạng mà cung cấp dữ nhiều hay ít
-- hỗ trợ VFR, variable framerate, tùy theo tình hình mà chọn tốc độ hình phù hợp
-- sử dụng cache : dữ liệu được download sẽ đưa vào 1 bộ nhớ đệm. Khi đủ rồi thì chương trình ở máy con mới hiển thị cho người xem . Trong khi hiển thị vẫn tiếp tục download. Chính điều này giúp cho ta có cảm giác xem liên tục trong khi dữ liệu có thể bị đứt quãng

Hankuk chỉ mới xài Window Media Server thôi ! Cái này giúp cho máy tính ta thành 1 streaming server . Muốn xài cái này thì máy bạn phải có Window Server 2003( cho mới ). Nếu file là asf, wmv, wma thì ta cung cấp ngay cho Window Media Server , còn các dạng khác thì ta phải dùng thêm Window Encoder . Chương trình này sẽ chuyển dạng thành asf rồi cung cấp cho chương trình Window Media Server. Người xem vẫn có thể xem bằng giao thức http. Chẳng hạn bạn có cái link sau : http://www.emyeunhac.com/video/shoo.html . Khi bạn tới cái link đó thì dĩ nhiên bạn thu được file shoo.html. Và trong màn hình IE có cái biểu tượng Window Media để bạn xem nhạc. Thật sự trong file html đó có đoạn mã đính kèm link mms. File khác nữa là .asx . Trong file này cũng có cái link mms . Bạn có thể dùng notepad để "cướp link"
Bình luận của hankuk về các sản phẩm streaming media
--Hankuk nghĩ tiêu chí đầu tiên để làm nên sức mạnh là khả năng nén của chuẩn video của từng hãng. Nén nhiều thì file nhỏ---> khi coi càng 0 giựt, mất hình, càng giống trực tuyến hơn. Cái này theo hankuk thì Apple và Real ngon hơn. Còn VLC 0 có chuẩn video riêng tức là gần như file gì nó cũng streaming được hết---> VLC ngon nhất
-- Window Media được nhiều người người dùng vì nó có sẵn khi cài hệ điều hành Window . Trong khi đó,nếu xài Real và VLC thì phải cài thêm Real Player và VLC .Tiêu chí này thì Window Media Player thuận tiện nhất !
-- Giá cả: window media server hoàn toàn miễn phí. Server của hãng Real là Helix Server : 0 miễn phí . Còn VLC thì miễn phí hoàn toàn .
Bạn có biết Window Server 2003 giá bao nhiêu hôn ? hankuk nhớ 0 lầm thì phiên bản bèo bèo cũng cỡ 13 triệu. Sỡ dĩ nói tới window server 2003 thì window media server chỉ chạy trên hệ điều hành này .Real và VLC thì chỗ nào cũng chạy được .Ở tiêu chí này có lẽ VLC ngon nhất

Bạn có thể xài Megui hoặc Virtualdub. Việc giảm dung lượng mà vẫn giữ được gần như chất lượng mà các bài viết hankuk nói chỉ là : lợi dụng sự khác nhau về trình độ nén giữa các codec. Do vậy phải chọn 1 codec sao cho chênh lệch trình độ của nó và trình độ codec gốc xa nhất.
Ví dụ: codec gốc là mpeg thì mình xài x264, xvid, divx . 
codec gốc là xvid thì mình 0 thể chọn divx được. Vì 2 thằng này ngang ngửa nhau. Theo các thành viên trên đoom thì divx còn dở hơn xvid. Tuy nhiên, hankuk đoán và bản thân hankuk thấy là xài Divx có vẻ đơn giản hơn, 0 phải tinh chỉnh nhiều. Thích hợp cho người mới biết.

MPEG chỉ là 1 chuẩn thôi ! Cái mà hankuk trước đây gọi là thuật toán thì thực ra chuẩn video 0 rõ ràng như vậy đâu! Nó chỉ chung chung thôi ! (hankuk mới biết). Ai mà tạo ra 1 stream video và decoder khác có thể giải mã được thì nó là encoder. Hankuk nghe nói trong các encoder mpeg thì TMPEG là số 1 

Tương tự, Divx và Xvid là cùng họ nhau, họ ASP. Nếu bạn dùng divx encode thì sau đó bạn có thể xài decoder xvid coi phim mà 0 phải xài decoder divx . Trong nhóm này còn có NeroASP...

x264, mainconcept h264, neroavc đều thuộc họ AVC/H264. x264 chỉ là 1 encoder. Nếu muốn coi thì phải xài decoder như : FFDshow, NeroAVC decoder, CoreAVC,....
chỗ này có các codec mpeg4 
Hankuk xài x264. Hankuk xài x264.exe thay vì x264VFW. Do vậy, hankuk xài Megui. Máy của bạn có bao nhiều RAM ? Nếu chỉ có 128MB thì xài thằng này hơi khó. MÀ nói thiệt, nếu chỉ có 128 thì đừng nghĩ tới việc convert video. Convert video mà 0 ăn hết 100%CPU thì phần mềm có vấn đề. 
Bạn hãy thử tạo 1 file AVS
DirectShowSource ("c:\filecuarban.ts") , rồi mở file này bằng MPC xem sao ? MPC vẫn chấp nhận video do Avisynth trả lại. Nếu được cũng có thể mở thẳng bằng Virtualdub, Megui. Nếu 0 có vấn đề gì thì bạn cứ encode. Nếu 0 phải file mà Megui hỗ trợ thì vẫn encode được tuy nhiên mình 0 xài khả năng "analyse" của nó. Do vậy mà việc inverse telecine hay deinterlaced thì mình phải làm bằng tay. Bạn cũng có thể mux TS sang MPEG 
http://www.squared5.com/svideo/mpeg-streamclip-win.html
http://www.yamabe.org/softbody.html
http://www.videohelp.com/tools?tool=ProjectX
Bạn xài thử coi cái nào hay nhe !
Mình cũng muốn viết thêm mà chắc là sắp tới đi học rồi ! chắc là bài viết sẽ ít thường xuyên hơn.

Hướng dẫn xem phim có phụ đề bằng MPC 
- Điều chỉnh để MPC hiển thị được phụ đề : menu view /options ,bên trái, playback , click output , chọn VMR7(renderless)** hoặc VMR9(renderless)**, tức là chọn cái có ** , nhấn OK , tắt MPC rồi mở lại

- Mở phim lên 
- Menu File / Load subtitle, chọn file phụ đề 
+ bước này cũng có thể chọn Play / Filter / chọn cái tựa như d:\codauhanoi.mp4... , chọn S GPAC streaming text. Tuy nhiên, hankuk thấy nếu xài CoreAAC pro thì nếu làm vậy thì MPC sẽ treo. Còn nếu xài CoreAAC 0.0.0.4 thì 0 sao , tức là xài bản CoreAAC có trong K-lite thì 0 sao

Coi xong thì chọn render overlay mixer nhe ! Xài cái VMR nặng máy lắm ! 
Hankuk 0 xài DirectVosub vì nó 0 hỗ trợ chữ unicode. Bởi vậy, để tránh DirectVosub làm phiền thì các hãy điều chỉnh "Do not load" cho nó
C o r e A V C pro
h t t p://www.box.net/public/f5tqfup0ae
mật mã là : meomeo
mấy bạn sửa thành http nhe ! Để tránh người ngoài dòm ngó. Nói thiệt, cái này hankuk lấy bên u p date so f t .com đó !



ss có thể cho em cái soft convert từ avi sang wmv
xài cái này đi window encoder 9 ( tới chỗ này thì 0 bị kiểm tra thật giả)
hoặc là xài hàng mới nhất Windows Media Encoder Studio Edition Beta 1
Không hiểu sao bạn lại chọn wmv ? hankuk thấy nó dở ẹc. Hankuk có xài cái này rồi ! Không có chương trình convert nào nhẹ đâu ! Ở đây là nói lúc chạy á ! CHương trình nào cũng vậy thôi ! Khi chạy ăn rất nhiều RAM,CPU. Cũng nhiêu đó thời gian, ăn nhiêu đó RAM, hankuk thấy xài DivX hay Xvid hoặc x264 thì tốt hơn. Win encoder 9 cũng xài DirectShow nên gần như file nào hát được thì đều có thể chuyển qua wmv. Khi chuyển, hankuk khuyên bạn nên chọn mấy cái ABR và VBR hơn là CBR. 
Cái chủ đề này, hankuk rất tí quan tâm tới wmv vì thật sự hankuk 0 thích nó lắm ! Những phần mềm như vậy, bạn có thể vô các chủ đề khác. Ở đó có rất nhiều phần mềm vừa chuyển mà còn cắt xén khi encode nữa ! 

cho m2inh hỏi cái MOV Converter 3 thì khác với mấy cái covert chổ nào vậy mình thấy nó cũng chuển đc sang nhiều dạng
mình bao giờ xài chương trình này nên 0 thể trả lời bạn được. Chương trình nào cũng vậy bạn ơi.
- đọc file , tự viết lấy hoặc xài của người khác
- giải nén, //
- chuyển dạng, //

Các chương trình mình giới thiệu đều là dạng xài của người khác. Ít có phần mềm nào tự viết hết đâu. Ví dụ, như CoreAVC chỉ là filter giải nén AVC/H264 thôi bạn ạ ! Ngoài ra, CoreAVC chả làm gì hơn nữa ! Người ta chuyên môn hóa rất cao. 
Megui, VirtualDun chỉ là 1 GUI, tức là giao diện đồ họa thôi ! còn việc nén giải nén thì do người khác viết 
Tuy nhiên, có hãng tự làm được rất nhiều chuyện như Nero. Hãng này cũng viết encoder AVC, cũng có encoder ASP, de/encoder AAC ... các decoder. Dĩ nhiên, hãng này cũng viết luôn GUI

* Cài đặt thông số x264 khi xài Megui ( tiếp theo)

Ở cửa sổ "Megui Avisynth script creator", thẻ Filters, nhóm MPEG-options, tùy chọn Mpeg2 deblocking, chỉ dùng tùy chọn này khi video có nhiều ô vuông

Ở cửa sổ "x264 encoder configuration", nhóm Deblocking, chỗ này dùng để điều chỉnh khả năng bỏ "ô vuông",. Hankuk thấy nếu video gốc 0 có vuông thì bỏ chọn "Enable Deblocking" thì video thu được rất đẹp, 0 bị mất chi tiết. Tức nếu chọn cái này thì video sẽ "phẳng lì", ví dụ như da mặt có mụn ---> da mặt láng trơn, video gốc thì thấy được phấn trang điểm, thấy lông mặt ---> phẳng lì, chỗ nào cũng láng trơn. Cái này tiếng Anh gọi là soft. Còn hình ảnh có nhiều chi tiết( thấy được phấn trang điểm, mồ hôi,..) thì kêu là hình ảnh sắc nét, tiếng Anh kêu là sharp. Trước đây, hankuk thấy chữ sharp thì nghĩ là "hình ảnh the thé" nên 0 thích. Còn bây giờ thì mê quá trời! Bằng mọi cách phải làm cho "the thé"  . Tuy vậy, nếu video gốc có nhiều "ô vuông" thì giữ lại chả hay ho gì. Lúc đó, mình phải bỏ ô vuông đi, tức là phải deblocking

Hankuk có cái video hơi tệ! nếu 0 chọn deblocking thì hình ảnh dơ dơ sao á ! Nhưng nếu chọn deblocking thì da mặt lại láng trơn, 0 còn sắc nét nữa mặc dù 0 bị dơ dơ. Bởi vậy, hiện nay, chưa hiểu hết, thì ta nên encode thử vài trăm frame xem sao . ( nếu muốn so sánh ssim hay psnr thì nên làm thử cỡ 1000 frame trở lên)
Blocky Backgrounds 
hankuk nhớ hình như nếu encode 2pass bằng x264 vẫn có thể bị ô vuông, hình như là nền thôi ! còn gương mặt thì 0 bị,. hình như bầu trời hay bị nhất! Vô cái link trên nhe !

Does x264 inherently de-noise/de-dither DVD video and reveal blocks?

Cách phóng to chữ trên IE đơn giản, rất dễ làm 
Cách 1 : Menu View/ Text size, chọn hết cỡ nếu cần 
Cách 2 : Menu Tools / Interner Options, bên phải, ở dưới, click "Accessibility... ", chọn Ignore font sizes specified on Web pages , nghĩa là " bỏ qua cỡ chữ được chỉ định bởi trang Web", tức là ta đang ép buộc giá trị cỡ chữ cho trang web thay vì hiển thị cỡ chữ gốc của trang web . 
Nếu bạn xem file .chm mà lại 0 có nút "Font size" thì cũng có thể áp dụng cách này để tăng cỡ chữ 


Xem film Xvid, DivX đẹp hơn
Điều chỉnh để decoder thực hiện deblocking lúc hát, tức là khi giải nén thì cho qua bộ lọc "chống ô vuông" trước khi hiển thị
Nếu xài Xvid decoder , menu Start của Win XP, program, K-lite, Configuration, Xvid Decoder, đánh dấu "Deblocking (Y)" và "Deblocking (UV)"
Nếu xài FFDshow, menu Start của Win XP, program, K-lite, Configuration, FFDshow, video decoder configuration, bên trái, click để đánh dấu "Postprocessing", click vô phần chữ "Postprocessing" thì nội dung bên phải sẽ thay đổi, click chọn Postprocessing

Hình như hankuk biết bí mật của x264 rồi ! ^_^
Có lẽ đó là debloking filter. Đây là filter chống "ô vuông". Cái filter này hoạt động lúc giải nén . Nếu xài CoreAVC pro thì có thể tùy chọn chức năng này. Nếu 0 deblocking lúc xem thì hình ảnh vẫn tệ. Có lẽ đây là bí quyết giúp cho hình ảnh 0 bị "bể hạt", "ô vuông" khi phóng to. Có điều nếu có deblocking thì khi hát các phần mềm nghe nhạc sẽ ăn CPU nhiều hơn


Viết thêm về coi phụ đề bằng MPC
*Phim có mux phụ đề bằng MPC : đối với những file có mux phụ đề tức là file video chứa video, audio và phụ đề luôn ! 3 trong 1 ! Những container có thể làm chuyện này như mp4, mkv,...
Cách 1 : Cài Directvobsub(có trong k-lite codec pack). Vào menu Start/ programs / k-lite /configuration /directvobsub , thẻ general , ở dưới, mục "Loading", chọn Load when needed, nhớ chọn "Embedded" 
Mở file video bằng MPC, menu Play/ Filter, D:\video.mp4 , chọn S:GPAC streaming text handeler ( giả sử bạn mở file video.mp4 , file này ở ổ D, và file đó được mux bằng mp4box. Nói chung, đừng chọn "No subtitle")
...Filter/ Directvobsub, đảm bảo mục "show subtitles" được chọn

Cách 2 : xem post trước đây

Như vậy là Directvobsub vẫn hỗ trợ unicode(hình như là vậy). Bữa trước nói là 0 nên hơi tội nghiệp cho thằng này . Coi bằng DirectVobsub thì tốn ít CPU hơn

* Phim 0 có mux sẵn phụ đề, tức là video ở 1 file riêng và phụ đề ở 1 file riêng Cách xem như trước đây! Hiện đối với phụ đề ở 1 file riêng thì hankuk chưa biết cách coi bằng Directvobsub


MPC có sẵn chức năng hiển thị phụ đề nên có thể 0 cần DirectVobsub mà vẫn coi được phụ đề. Tuy nhiên khi đó MPC sẽ ăn khá nhiều CPU và 
- Phần directshow video phải là VMR7(renderless). Ở chế độ này, ta có thể xem phụ đề ở 1 file riêng, (File /Load subtitle)
- Card màn hình phải ở chế độ tăng tốc.
Nếu điều chỉnh để MPC hiển thị phụ đề bằng khả năng của nó và Directvobsub cũng có mặt thì có 2 hàng chữ hiện lên, hàng chữ do directvobsub sẽ 0 đúng. Khi đó .....Filter/ Directvobsub(autoload version), chọn "hide subtitles"

Hướng dẫn chụp màn hình(capture screen)
Nếu muốn chụp màn hình Word, ... 
- thì nhấn nút "print screen". Nút nằm ở trên, bên phải của bàn phím.
- Mở Paint hay 1 chương trình xử lý hình ảnh nào đó ( start/program/accessary/pain), click menu Edir/paste, .
- File / save , nên chọn dạng file nào ? bmp hay jpeg ? hay png, xin hãy đọc bài đầu của chủ đề này
Giải thích : Khi nhấn nút "print screen", nội dung của màn hình sẽ được lưu vào bộ nhớ đệm của Window gọi là clipboard. Đây là vùng nhớ vùng chung của các chương trình chạy trên window. Đây là con đường để các chương trình chạy trên window trao đổi dữ liệu với nhau. Bạn cũng có thể mở Word và dán vẫn được

Nếu muốn chụp 1 tấm hình khi đang xem phim:ở màn hình desktop, click phải chuột, chọn properties, thẻ sertting, bên dưới, bên phải, click nút Advanced, thẻ troubleshoot, kéo thanh trượt hardwareacceleration về null, ok.... Bây giờ cứ theo cách trên thì có thể chụp được hình từ chương trình xem phim
Chụp xong nhớ tăng tốc trở lại nhe ! Nếu 0 máy giật giật ráng chịu

Cài đặt thông số cho x264 bằng Megui (tiếp theo) :
Hôm trước , đã hướng dẫn 1 số thẻ
* Thẻ zone :
chỗ này cho phép ta chỉnh hệ số nén cho từng đoạn riêng rẽ. Ví dụ : đoạn có gương mặt ca sỹ ở gần thì ta chọn giá trị quantizer thấp để gương mặt y như gốc, còn đoạn intro giới thiệu cty chẳng hạn thì chọn quantizer 30-35 luôn ! 

@BABYTIGER : mình 0 xài cooledit. Tui đoán chương trình đó chắc cũng dễ thôi !

* MPEG splitter tốt nhất theo hankuk :
Hankuk thường chọn giá trị mặc định là Cyberlink khi cài K-lite. Gần đây, có 1 file khi xài thằng này thì 0 coi được. Chọn Mainconcept hoặc Ligos thì coi được. Tuy nhiên, Ligos tới 6Mb nên có lẽ chọn Mainconcept là tốt nhất !

* Cấu hình x264 mà hankuk đang xài :
Chủ yếu là xài matrix. Các bạn tới bản x264 của SharkTooth để download matrix , vô untils, hãy xài cái matrix của mp4guy, cái high detail 3.1 á ! Các bạn chọn constant quality là 24, các thông số còn lại thì làm như trước. Để vài bữa nữa thì sẽ nói chi tiết để bạn nào chưa từng làm cũng làm được. Hiện nay, do đĩa hankuk hư rồi !

* Xem file AVI bị ngược hình: gỡ rồi cài lại K-lite codec pack là xong!
* Không xem được file WMV,ASF: các codec wmv đã bị hư. Hãy cố gỡ WMP, xóa các file thư mục window media player trong program files. Sau đó, hãy kiếm 1 cái WMP mà cài lại. 
Vào 
đây để down bộ codec dành cho Window
Hiện hankuk chưa có được bản WMP 11 nên 0 rành. Hankuk nghĩ nếu được thì cài bộ WMP 11 thì tốt hơn. 
tái bút: lâu lâu phải gởi bài chứ 0 thì bị "đôn bài" gì đó!

* Các bài hướng dẫn hay về codec tiếng Anh)
http://www.free-codecs.com/Guides.htm
À! mà quên! Bolg nè 
http://360.yahoo.com/thuongshoolam
http://thuongshoo.blogspot.com/ (cái này tiếng việt hiển thị đúng hoàn toàn)

Cái coreavc bản 1.2 thì cần chạy cái file đăng ký nhe! Cái file nằm chung file nén luôn á! 
Tui đoán chắc là file mkv đó hư rồi! Hoặc là bạn chưa accelerate card màn hình ?
click phải desktop, properties, settings, advanced, troubleshoot, hardware accelerator, chỗ này kéo hết ga. 
Còn cái filter thì cài lại K-lite. Tui nhắc lại: muốn cho chuyên nghiệp thì cài 0 nên nhấn bừa bãi, nên đọc 1 chút xíu, 0 có gì khó hiểu đâu
Chỗ MKV spliiter hãy chọn cái của Haali. 
Cuối cùng thì bạn để file mkv đó ở đâu ? 0 chừng nó bị phân mảnh nhiều quá đó!. Bạn hãy bật chương trình defragment lên. Bạn hãy analyse ổ chứa file mkv. Hãy xem nó có bị phân mảnh nhiều hay 0 ? 
Máy hankuk hiện nay có hiện tượng như vầy: chạy file mpeg mà làm cái gì nữa thì đứng tiếng, giật tiếng. Đây là điều mà trước đây 0 hề có. Máy hankuk yếu chứ vừa hát mpeg hay wmv vừa mở usb chẳng hạn, ... thì 0 hề có vấn đề. Còn hiện nay bị như vậy cũng chưa biết tại sao. Hankuk đoán là dính 1 con virus gì rồi.
Hankuk thấy ở bên updatesoft thắc mắc là xem file mpeg mà bị giật. Thiệt 0 hiểu bạn đó xài máy gì. Hankkuk đã hỏi nhưng bạn đó chả hồi âm. Hankuk có nhiều file mpeg 320x240 cỡ 500-600 MB mà coi 0 hề giật. Thậm chí hankuk còn cho thằng FFDshow deblock luôn mà vẫn 0 giật.
Còn vụ chuyển đổi sang XVID thì có thể xài Megui. Hankuk thấy có vẻ bạn biết tiếng Anh mà ? Cứ download megui về mà xài. Nó báo cái gì thì bình tĩnh mà đọc. xong rồi thì làm theo ý nó là được thôi! 
Nói thiệt, hiện nay, ở VN có ai hướng dẫn xài Megui ngoài hankuk ? vậy mà hankuk vẫn xài được. Megui là dễ xài rồi! Xài cái thằng staxrip gì đó còn phức tạp hơn. Thực sự mà nói thì các chương trình đó chả có gì phức tạp. Chẳng qua là nó có quá nhiều chức năng. Lần đầu tiên, mới dòm vô thì "ngộp" thôi! Bình tĩnh mà tìm hiểu thì biết hết
Bạn có vẻ chưa đọc hết các viết hướng dẫn của hankuk. Megui có thể co dãn khung hình, cắt xén khung hình luôn! Cái gì làm cũng được hết hà!

MPEG là 1 nhóm chuyên gia hình ảnh động((Moving Picture Experts Group)
Họ đã tiêu chuẩn hóa và công bố các chuẩn video/audio. Mỗi chuẩn như vậy thường bao gồm những chuẩn nhỏ hơn, thường gọi là phần/bộ phận(part)
Ví dụ:
Chuẩn MPEG-1 bao gồm
- Phần 2:chuẩn video MPEG-1
- Phần 1: đồng bộ và đa hợp hình ảnh/âm thanh
- Phần 3:chuẩn âm thanh
----lớp 1(layer1) : MPEG-1 part 3 layer 1
----lớp 2(layer2) : MPEG-1 part 3 layer 2
----lớp 3(layer3) : MPEG-1 part 3 layer 3, thường được gọi là MP3

Chuẩn MPEG-1 thường là xài cho VCD
Ngoài ra còn có chuẩn MPEG-2 , MPEG-3 , MPEG-4
Chuẩn MPEG-2 thường xài cho đĩa DVD. 
Lúc đầu, MPEG-3 được phát triển để đáp ứng cho HDTV. Khi phát hiện là nếu mở rộng chuẩn MPEG-2 thì có khả năng đảm bảo yêu cầu cho HDTV thì chuẩn MPEG-3 bị bỏ
rơi. 
HDTV là High-definition television: truyền hình có độ rõ nét cao. 

MPEG-4 có nhiều phần lắm! DIVX, XVID là part 2. Còn AVC/H264 là part 10. Cái hội này chỉ ngồi lại rồi tiêu chuẩn hóa các đặc tính còn việc cài đặt các chương trình nén thì giao cho người khác. Bởi vậy mà part 2 thì có 2 ông nổi tiếng là DIVX, XVID. Còn part 10 thì vô tư luôn: x264, Nero, MainConcept. NGay cả , mpeg-1/mpeg-2 cũng vậy: Main concept, Elecard, Cyberlink,....
Tui chỉ biết vậy thôi! Còn chất lượng thì 0 biết. Tui chưa bao giờ xài âm thanh mpeg-3.

http://www.yeuamnhac.com/music/huong-dan-vai-dieu-ve-multimedia-t325374/index3.html