Trao đổi với tôi

http://www.buidao.com

6/12/10

[Security] Tổng quan về Group Policy – từ đơn giản đến phức tạp

Group Policy

Group Policy and the Active Directory services infrastructure in Windows Server 2003 enable IT administrators to automate one-to-many management of users and computers—simplifying administrative tasks and reducing IT costs. With the debut of Group Policy Management Console (GPMC), policy-based management is even easier. Administrators can efficiently implement security settings, enforce IT policies, and distribute software consistently across a given site, domain, or range of organizational units.

http://www.microsoft.com/windowsserv…y/default.mspx

http://support.microsoft.com/kb/307882

SYSTEM POLICY

Các system policy được MS sáng chế ra từ thời Windows 95 và NT 4 (trong NT 3.51 trở về trước, chưa có khái niệm system policy). Chúng là một tập hợp các chỉ thị mà các quản trị viên mạng NT 4 và NetWare có thể đặt ra để kiểm soát các máy khách Windows 9x/Me hoặc NT 4 trong mạng của họ thông qua việc phủ chế (override) một số thiết định (setting) về người dùng và máy trong Registry tại chỗ của các máy khách ấy. Việc kiểm soát này thường là: tạo cho người dùng trên máy khách đó một menu Start/Programs đặc biệt và/hoặc một màn hình Desktop đặc biệt; hạn chế không cho người dùng ấy chạy một số chương trình nào đó hoặc thay đổi màn hình Desktop; ấn định một số setting về nối mạng (ví dụ: cấu hình của phần mềm khách nối mạng, khả năng cài đặt hoặc định cấu hình cho các dịch vụ file and printer sharing) cho nhiều máy một cách tập trung, v.v..

Các system policy có thể được áp dụng cho riêng từng người dùng hay cho cả một nhóm người dùng. (Trong các tài liệu được viết từ thời 9x/Me và NT 4 về system policy , các system policy dành cho nhóm cũng được gọi là group policy, nhưng nó không mang ý nghĩa giống như group policy trong Win2K/XP/2003). Các chỉ thị system policy, nếu có, phải được qui định trong một file có phần mở rộng là .POL (mặc định là CONFIG.POL đối với 9x/Me, và là NTCONFIG.POL đối với NT 4). File .POL cần thiết được người quản trị mạng sử dụng trình System Policy Editor (POLEDIT.EXE) để tạo ra (và chỉnh sửa sau này nếu cần). Nếu là system policy dành cho nhóm, thì người quản trị viên tạo file .POL trên một máy khách thích hợp nào đó (CONFIG.POL được tạo trên máy 9x/Me, NTCONFIG.POL được tạo trên máy NT 4), rồi đặt nó vào share NETLOGON của mọi máy DC (đối với mạng NT 4) hoặc vào thư mục PUBLIC trên các máy server (đối với mạng NetWare). Khi một người dùng trên các máy khách khác đăng nhập vào mạng, file .POL đó mặc định sẽ tự động được chép về máy khách ấy, và thế là các thiết định system policy trong đó sẽ phủ chế các thiết định có liên quan (về người dùng hay về máy) trong Registry của máy ấy. Người quản trị viên mạng cũng có thể thiết lập những system policy chứa những thiết định độc đáo khác nữa, đặc trưng cho mạng của mình.

Chú ý rằng, máy Windows 9x/Me (hoặc NT 4) nếu được cài đặt độc lập thì không có CONGIG.POL (hoặc NTCONFIG.POL). Chỉ khi máy đó được nối vào một mạng có đặt file đó ở chỗ thích hợp (là NETLOGON của máy PDC NT 4 hoặc PUBLIC của máy preferred server NetWare), thì nó mới chép file đó về máy mình, và file đó trở thành một phần bổ sung thêm cho Registry của máy tại chỗ. Nếu không nối mạng client/server, Registry của máy Win9x/Me chỉ bao gồm 2 file là SYSTEM.DAT và USER.DAT, còn Registry của máy NT 4 chỉ bao gồm 7 file: SAM, SECURITY, SOFTWARE, SYSTEM, DEFAULT, USERDIFF, và NTUSER.DAT (không kể các file phụ thuộc, chẳng hạn như các file .DAO, .ALT, .SAV, …). Cho dù file CONFIG.POL hoặc NTCONFIG.POL bị xóa khỏi thư mục NETLOGON hoặc PUBLIC, thì các system policy vẫn còn tác dụng đối với máy trạm của người dùng, bởi vì CONFIG.POL hoặc NTCONFIG.POL đã được chép vào máy trạm của người dùng, và Registry của máy trạm đó đã bị thay đổi permanently theo đó rồi.

Trong những mạng Active Directory Win2k hoặc WinS2k3, nếu vẫn còn các máy khách Win9x/Me và/hoặc NT 4 thì quản trị viên vẫn phải dùng các system policy để kiểm soát, bởi vì các máy đó không hiểu các group policy trong Win2k hoặc WinS2k3. Chỉ có các máy khách Win2k/XP/WinS2k3 mới hiểu được các group policy mà thôi. (Các máy khách Win2k/XP/WinS2k3 cũng sẽ tìm, tải xuống, và thi hành các system policy, nhưng CHỈ KHI không có group policy nào hiện diện trong mạng đó cả). Các mạng NT 4 thì chẳng bao giờ chứa bất kỳ group policy nào.

GROUP POLICY

Group policy có thể được coi là một thứ system policy phiên bản 2. Các chính sách này được MS phát minh ra kể từ Win2k, và chỉ có ý nghĩa đối với các máy Win2k/XP/WinS2k3. Chúng khác biệt với các system policy như sau:

_ Các group policy chỉ có thể hiện hữu trên miền Active Directory, ta không thể đặt chúng lên miền NT 4.

_ Các group policy làm được nhiều chuyện hơn các system policy. Ví dụ: có thể dùng các group policy để triển khai (deploy) phần mềm cho một hoặc nhiều máy trạm nào đó một cách tự động; để ấn định quyền hạn cho một số người dùng mạng, để giới hạn những ứng dụng mà người dùng được phép chạy; để kiểm soát hạn ngạch sử dụng đĩa trên các máy trạm; để thiết lập các kịch bản (script) đăng nhập (logon), đăng xuất (logoff), khởi động (start up), và tắt máy (shut down); để đơn giản hóa và hạn chế các chương trình chạy trên máy khách; để định hướng lại (redirector) một số folder trên máy khách (như My Computer, My Documents chẳng hạn) v.v…

_ Không giống như các system policy, các group policy tự động mất tác dụng đối với máy trạm khi chúng được xóa bỏ khỏi miền AD.

_ Các group policy được áp dụng thường xuyên hơn các system policy. Các system policy chỉ được áp dụng vào lúc máy khách khởi động (đối với chính sách dành cho máy) hoặc đăng nhập (đối với chính sách dành cho người dùng). Các group policy thì được áp dụng lúc máy khách được khởi động, lúc máy khách đăng nhập, và vào những thời điểm ngẫu nhiên khác nữa trong suốt ngày làm việc (một cách tự động).

_ Người quản trị mạng có được nhiều mức độ kiểm soát tinh vi hơn đối với vấn đề ai được _ hoặc không được _ nhận một group policy nào đó.

_ Group policy tuy hay ho hơn system policy, nhưng chỉ áp dụng được với
các máy Win2k/XP/WinS2k3 mà thôi (và đòi hỏi các máy đó phải thuộc một miền AD nào đó, mặc dù không có AD thì vẫn có thể áp dụng một số hạn chế các “chính sách tại chỗ” _ local policy), không áp dụng được với các máy Windows tiền-2k.

Tuy trong tên của nó có từ “group”, nhưng các group policy chủ yếu chỉ được áp dụng cho các site, domain, và OU (Organizational Unit) (MS đã chế ra một acronym để chỉ chúng: SDOU). (Nói “chủ yếu” là vì, thực ra cũng có thể áp dụng chúng cho các nhóm người dùng, nhưng phải sử dụng kỹ thuật lọc chận chính sách (policy filtering), tuy nhiên việc áp dụng kỹ thuật này gây rắc rối cho việc quản trị và troubleshooting mạng sau này, và làm chậm quá trình đăng nhập của người dùng mạng). Trên mỗi máy Win2k/XP Pro/WinS2k3 cũng có một bộ chính sách nhóm tại chỗ (local group policy), sẽ được áp dụng khi máy đó không tham gia vào miền AD nào cả (tức khi nó tham gia vào một workgroup hoặc khi nó được dùng độc lập). Các máy Windows XP Home thì không có local group policy. Khi máy Win2k/XP Pro/WinS2k3 nối vào miền AD, thì ngoài các local group policy, nó còn được áp dụng lần lượt các group policy dành cho Site, Domain, OU chứa nó (nếu thuộc nhiều OU lồng nhau, thì policy nào dành cho OU ngoài hơn sẽ được áp dụng trước). Các policy được áp dụng sau sẽ override các policy được áp dụng trước.

Các group policy dành cho SDOU được tạo ra dưới dạng các đối tượng chính sách nhóm (group policy object _ GPO), và các GPO được lưu trữ một phần trong cơ sở dữ liệu Active Directory và một phần trong share SYSVOL (SYSVOL trong Win2K/WinS2k3 là sự thay thế cho NETLOGON trong NT 4). Phần nằm trong share SYSVOL của mỗi GPO bao gồm một số file và thư mục con bên trong thư mục WindowsINNT\SYSVOL\sysvol\Domainname\Policies\GUID , trong đó GUID là mã nhận diện đơn nhất toàn cầu (Global Unique Identifier) dành cho GPO đó. GPO tại chỗ của mỗi máy Win2k/XP Pro/WinS2k3 thì nằm trong thư mục %Windir%\System32\GroupPolicy.

Chương trình để tạo ra và/hoặc chỉnh sửa các GPO tên là Group Policy Object Editor, có dạng một console MMC tên là GPEDIT.MSC (hoặc ta cũng có thể dùng nó dưới dạng một công cụ snap-in trong một console MMC khác, ví dụ: console Active Directory Users and Computers, tức DSA.MSC, cũng được trang bị sẵn snap-in Group Policy).

Trên đây chỉ là một số nét sơ lược về system policy và group policy thôi, chứ thực ra trong khuôn khổ một bài
viết, chẳng ai có khả năng giải thích đầy đủ về mọi khía cạnh của chúng. Muốn bàn về mỗi loại policy đó, cần đến
một hoặc vài chương sách. Thậm chí, có người đã viết nguyên một cuốn sách để bàn về Group Policy trong
Win2k/WinXP/WinS2k3. Trong cuốn “Làm chủ Windows Server 2003″, chúng tôi cũng bàn về các khái niệm và cách ứng dụng system policy và group policy tập trung trong các chương 8, 9, 12, và rải rác trong một số chương khác.

Không có tác giả – st internet

Quản trị hệ thống với Group Policy trong Windows XP

Trong Windows XP có một công cụ khá hay, đó là Group Policy (GP). Nhiều người sử dụng Windows đã lâu nhưng chưa hề biết có công cụ này vì không tìm thấy nó trong Control Panel, Administrative Tools hay System Tools. GP là một trong các thành phần của Microsoft Management Console và bạn phải là thành viên của nhóm Adminstrators mới được quyền sử dụng chương trình này. Nếu không, bạn sẽ nhận được thông báo lỗi sau:

Khởi động chương trình: Có 2 cách khởi động chương trình.

Cách 1: Vào menu Start > Run, rồi nhập lệnh mmc để khởi động Microsoft Management Console. Sau đó vào trình đơn File, chọn Open. Trong cửa sổ Open, nhấn nút Browse rồi tìm đến thư mục System32. Bạn sẽ thấy nhiều tập tin xuất hiện có phần mở rộng là *.msc. Các tập tin dạng này là những thành phần được tạo bởi Microsoft Management Console. Nếu để ý, bạn sẽ thấy một số công cụ quen thuộc như: Event Viewer (eventvwr.msc), Services (services.msc) (hai công cụ này nằm trong Adminstation Tools)… và còn nhiều nữa. Trong phạm vi của bài viết này, bạn cần chọn gpedit.msc để mở Group Policy.

Cách 2: Nếu bạn làm việc thường xuyên với GP thì cách này sẽ nhanh hơn. Vào menu Start > chọn Run và nhập vào gpedit.msc rồi nhấn OK để khởi động chương trình. Khi chương trình đã khởi động, bạn sẽ thấy cửa sổ giao diện như hình bên dưới:

Chương trình được phân theo dạng cây và rất dễ dùng. Nếu sử dụng các phần mềm như Security Administrator, TuneUp Utilities,… bạn sẽ thấy hầu hết các tùy chọn cấu hình hệ thống đều nằm trong GP. Và bạn hoàn toàn có thể sử dụng GP mà Windows cung cấp sẵn để quản trị hệ thống, không cần phải cài thêm các phần mềm trên.

* Cách sử dụng chung: tìm tới các nhánh, Chọn Not configured nếu không định cấu hình cho tính năng đó, Enable để kick hoạt tính năng, Disable để vô hiệu hóa tính năng.

* Computer Configuration: Các thay đổi trong phần này sẽ áp dụng cho toàn bộ người dùng trên máy. Trong nhánh này chứa nhiều nhánh con như:

+ Windows Settings: bạn sẽ cấu hình về việc sử dụng tài khoản, password tài khoản, quản lý việc khởi động và đăng nhập hệ thống…
+ Administrative Templates:- Windows Components: bạn sẽ cấu hình các thành phần cài đặt trong Windows như: Internet Explorer, NetMeeting…
- System: cấu hình về hệ thống. Cần lưu ý là trước khi cấu hình cho bất kỳ thành phần nào, bạn cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ về nó. Bạn có thể chọn thành phần rồi nhấp chuột phải để chọn Help.

Còn một cách khác là không chọn Help mà chọn Properties. Khi cửa sổ Properties xuất hiện, chuyển sang thẻ Explain để được giải thích chi tiết về thành phần này.

Mặc định thì tình trạng ban đầu của các thành phần này là “Not configured”. Để thay đổi tình trạng cho thành phần nào đó, bạn chọn thẻ Setting trong cửa sổ Properties, sẽ có 3 tùy chọn cho bạn chọn lựa là: Enable (có hiệu lực), Disable (vô hiệu lực) và Not configure (không cấu hình).

* User Configuration: giúp bạn cấu hình cho tài khoản đang sử dụng. Các thành phần có khác đôi chút nhưng việc sử dụng và cấu hình cũng tương tự như trên.

Phần I: Computer Configuration:

Windows Setting:

Tại đây bạn có thể tinh chỉnh, áp dụng các chính sách về vấn đề sử dụng tài khoản, password tài khoản, quản lý việc khởi động và đăng nhập hệ thống…

+ Scripts (Startup/Shutdown):
Bạn có thể chỉ định cho windows sẽ chạy một đoạn mã nào đó khi Windows Startup hoặc Shutdown.

+ Security settings: Các thiết lập bảo mật cho hệ thống, các thiết lập này được áp dụng cho toàn bộ hệ thống chứ không riêng người sử dụng nào.

Name Tóm tắt tính năng

Account Policies Các chính sách áp dụng cho tài khoản của người dùng.
Local Policies Kiểm định những chính sách, những tùy chọn quyền lợi và chính sách an toàn cho người dùng tại chỗ.
Public Key Policies Các chính sách khóa dùng chung

Sau đây chúng ta sẽ lần lượt đi vào tìm hiểu chi tiết từng phần nhỏ của nó.

1. Account Policies: Thiết lập các chính sách cho tài khoản
a> Password Policies: Bao gồm các chính sách liên quan đến mật khẩu tài khoản của người sử dụng tài khoản trên máy.
Enforce password history: Với những người sử dụng có không có thói quen ghi nhớ nhiều mật khẩu, khi buộc phải thay đổi mật khẩu thì họ vẫn dùng chính mật khẩu cũ để thay cho mật khẩu mới, điều này là một kẽ hở lớn lên quan trực tiếp đến việc lộ mật khẩu. Thiết lập này bắt buộc một mật khẩu mới không được giống bất kỳ một số mật khẩu nào đó do ta quyết định. Có giá trị từ 0 đến 24 mật khẩu.
Maximum password age: Thời gian tối đa mật khẩu còn hiệu lực, sau thời gian này hệ thống sẽ yêu cầu ta thay đổi mật khẩu. Việc thây đổi mật khẩu định kỳ nhằm nâng cao độ an toàn cho tài khoản, vì một kẻ xấu có thể theo dõi những thói quen của bạn, từ đó có thể tìm ra mật khẩu một cách dễ dàng. Số giá trị từ 1 đến 999 ngày. Giá trị mặc định là 42.
Minimum password age: Xác định thời gian tối thiểu trước khi có thể thay đổi mật khẩu. Hết thời gian này bạn mới có thể thay đổi mật khẩu của tài khoản, hoặc bạn có thể thay đổi ngay lập tức bằng cách thiết lập giá trị là 0. Giá trị từ 0 đến 999 ngày. Bạn cần thiết lập “Minimum password age” lớn hơn không nếu bạn muốn chính sách “Enforce password history” có hiệu quả, vì người sử dụng có thể thiết lập lại mật khẩu nhiều lần theo chu kỳ để họ có thể sử dụng lại mật khẩu cũ.
Minimum password length: Độ dài nhỏ tối thiểu cuả mật khẩu tài khoản. (Tính bằng số ký tự nhập vào). Độ dài của mật khẩu có giá trị từ 1 đến 14 ký tự. Thiết lập giá trị là không nếu bạn không sử dụng mật khẩu. Giá trị mặc định là 0.

Password must meet complexity requirements: Quyết định độ phức tạp của mật khẩu. Nếu tính năng này có hiệu lực. Mật khẩu của tài khoàn ít nhất phải đạt những yêu cầu sau:

- Không chứa tất cả hoặc một phần tên tài khoản người dùng
- Độ dài nhỏ nhất là 6 ký tự
- Chứa từ 3 hoặc 4 loại ký tự sau: Các chữ cái thường (a -> Z), các chữ cái hoa (A -> Z), Các chữ số (0 -> 9) và các ký tự đặc biệt.

Độ phức tạp của mật khẩu được coi là bắt buộc khi tạo mới hoặc thay đổi mật khẩu. đinh : Disable.

Store password using reversible encryption for all users in the domain: Lưu trữ mật khẩu sử dụng mã hóa ngược cho tất cả các người sử dụng domain. Tính năngcung cấp sự hỗ trợ cho các ứng dụng sử dụng giao thức,nó yêu cầu sự am hiểu về mật khẩu của người sử dụng. Việc lưu trữ mật khẩu sử dụng phương pháp mã hóa ngươc thực chất giống như việc lưu trữ các văn bản mã hóa của thông tin bảo vệ mật khẩu. Mặc đinh : Disable.

b> Acount lockout Policy:

* Account lockout duration: Xác định số phút còn sau khi tài khoản được khóa trước khi việc mở khóa đươc thực hiện. Có giá trị từ 0 đến 99.999 phút. Có thể thiết lập giá trị 0 nếu không muốn việc tự động Unlock. Mặc định không có hiệu lực vì chính sách này chỉ có khi chính sách “Account lockout threshold” được thiết lập.
* Account lockout threshold: Xác định số lần cố gắng đăng nhập nhưng không thành công. Trong trường hợp này Acount sẽ bị khóa. Việc mở khóa chỉ có thể thực hiện bởi người quản trị hoặc phải đợi đến khi thời hạn khóa hêt hiệu lực. Có thể thiết lập giá trị cho số lần đăng nhập sai từ 1 đến 999. Trong trường hợp thiết lập giá trị 0, account sẽ không bị khóa.
* Reset account lockout counter after: Thiết lập lại số lần cố gắng đăng nhập về 0 sau một khoảng thời gian quy định. Thiết lập này chỉ có hiệu lực khi “Account lockout threshold” được thiết lập.

2. Local Policies: Các chính sách cục bộ:

User rights Assignment: Ấn định quyền cho người sử dụng.
Quyền của người sử dụng ở đây bao gồm các quyền truy cập, quyền backup dữ liệu, thay đổi thời gian của hệ thống…

Trong phần này, để cấu hình cho một mục nào đó bạn có thể nháy đúp chuột lên mục đó và nhấn nủt Add user or group để trao quyền cho user hoặc Group nào bạn muốn.

* Access this computer from the network: Với những kẻ tò mò, tọc mạch thì tại sao chúng ta lại phải cho phép chúng truy cập vào máy tính của mình. Với thiết lập này bạn có thể tuy ý thêm, bớt quyền truy cập vào máy cho bất cứ tài khoản hoặc nhóm nào.

* Act as part of the operating system: Chính sách này chỉ định tài khoản nào sẽ được phép hoạt động như một phần của hệ thống. Mặc định, tài khoản Aministrator có quyền cao nhất, có thể thay đổi bất kỳ thiết lập nào của hệ thống, được xác nhận như bất kỳ một người dùng nào, vì thế có thể sử dụng tài nguyên hệ thống như bất kỳ người dùng nào. Chỉ có những dịch vụ chứng thực ở mức thấp mới yêu cầu đặc quyền này.

* Add workstations to domain: Thếm một tài khoản hoặc nhóm vào miền. Chính sách này chỉ hoạt động trên hệ thống sử dụng Domain Controller. Khi được thêm vào miền, tài khoàn này sẽ có thêm các quyền hoạt động trên dịch vụ thư mục (Active Directory), có thể truy cập tài nguyên mạng như một thành viên trên Domain.

* Adjust memory quotas for a process: Chỉ định những ai được phép điều chỉnh chỉ tiêu bộ nhớ dành cho một quá trình xử lý. Chính sách này tuy có làm tăng hiệu suất của hệ thống nhưng nó có thể bị lạm dụng để phục vụ cho những mục đích xấu như tấn công từ chôi dịch vụ DoS (Dinal of Sevices).

* Allow logon through Terminal Services: Terminal Services là một dịch vụ cho phép chúng ta đăng nhập từ xa đến máy tính. Chính sách này sẽ quyết định giúp chúng ta những ai được phép sử dụng dịch vụ Terminal để đăng nhập vào hệ thống.

* Back up files and directories: Tương tự như các chính sách trên, ở đây sẽ cấp phép cho những ai sẽ có quyền backup dữ liệu.

* Change the system time: Cho phép người sử dụng nào có quyền thay đổi thời gian cuả hệ thống.

* Create global objects: Cấp quyền cho những ai có thể tạo ra các đối tượng dùng chung

* Force shutdown from a remote system: Cho phép những ai có quyền tắt máy qua hệ thống điều khiển từ xa.

* Shut down the system: Cho phép ai có quyền Shutdown máy.

Và còn rất nhiều chính sách khác nữa đang chờ bạn khám phá.

Nguyễn Quang Duy – IITM

1. Thao tác về Internet Explorer (IE).

Tìm nhánh User Configuration/Windows Settings/Internet Explorer Maintenance/Browser User Interface
- Browser Tittle: nhấp kép rồi đánh dấu kiểm vào ô “Customize Tittle Bars”, gõ vào một cái tên như AAA. Mở IE ở chế độ about:blank sẽ thấy dòng chữ “Microsoft Internet Explorer provided by AAA”!
- Custom logo: bạn có thể thay logo của Microsoft ở phía trên góc phải trình duyệt IE bằng logo của riêng mình (chỉ hỗ trợ các file BMP có 16-256 màu và kích cỡ là 22×22 hay 38×38). Hộp “Customize the static logo bitmaps” dành cho hình tĩnh còn hộp “Customize the animated bitmaps” dành cho hình động.

Tìm nhánh User Configuration/Administrative Templates/Windows Components/Internet Explorer
- Internet Control Panel: có tất cả 7 tùy chọn thiết lập không cho hiện 7 thẻ trong hộp thoại Internet Options như General, Security… Nếu không giấu thẻ General, bạn có thể quay lại folder Internet Explorer để enable phần “Disable changing home page settings” nhằm vô hiệu hóa việc thay đổi trang chủ IE.
- Toolbars: enable phần “Configure Toolbar Buttons” sẽ cho tùy chọn hiển thị các nút trên thanh công cụ của IE.

Tìm nhánh Computer Configuration/Administrative Templates/Windows Components/Internet Explorer
- “Security Zone: Use only machine settings”: bắt buộc tất cả các user đều phải chung một mức độ security như nhau.
- “Security Zone: Do not allow users to add/delete sites”: trong Security Zone có danh sách các site nguy hiểm do người dùng thiết lập, enable tùy chọn này sẽ không cho thay đổi danh sách đó (cách tốt nhất là giấu luôn thẻ Security).
- “Disable Periodic Check for Internet Explorer software updates”: ngăn không cho IE tự động tìm phiên bản mới của nó.

2. Thao tác về Windows Explorer.

Tìm nhánh User Configuration/Administrative Templates/Windows Components/Windows Explorer:
- Maximum number of recent document: quy định số lượng các tài liệu đã mở hiển thị trong My Recent Documents.
- Do not move deleted files to the Recycle Bin: file bị xóa sẽ không được đưa vào Recycle Bin.
- Maximum allowed Recycle Bin size: giới hạn dung lượng của Recycle Bin, tính bằng đơn vị phần trăm dung lượng của ổ đĩa cứng.
- Hide the dropdown list of recent files trong folder Common Open File Dialog: không cho hiển thị danh sách recent file trong các hộp thoại Open (như Word, Excel…)

3. Thao tác về Logon.

Tìm nhánh Computer Configuration/Administrative Templates/Logon
- Always use classic logon: làm hộp thoại Logon/Shutdown của Windows XP có dạng giống Windows 2000.
- Run these programs at user logon: tùy chọn này cho phép người dùng lập danh sách các file cần chạy khi đăng nhập vào máy tính, chỉ nên sử dụng cho các file dữ liệu.

4. Thao tác về System Restore.

Tìm nhánh Computer Configuration/Administrative Templates/System Restore
- Turn off System Restore: tắt System Restore, khi người dùng gọi System Restore thì xuất hiện thông báo “System Restore has been turn off by group policy. To turn on System Restore, contact your domain Administrator”.
- Turn off Configuration: chỉ có tác dụng khi System Restore được kích hoạt, tính năng này vô hiệu hóa phần thiết lập cấu hình của System Restore.

5. Thao tác về Windows Media Player.

Tìm nhánh User Configuration/Administrative Templates/Windows Components/Windows Media Player
- Phần “Set and Lock Skin” trong folder User Interface: thiết lập một skin duy nhất cho Windows Media Player.
- Phần “Prevent Codec Download” trong folder Playback: ngăn Windows Media Player tự động tải các codec.

Hoàng Kim Hoàn

Điều khiển đặc quyền tài khoản Administrator

Theo Security-olala.vn

Tài khoản Administrator có thể làm gì và được phép truy cập những gì?

Có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tài khoản Administrator trên mạng ngày nay. Bạn có thể điều khiển các tài khoản để biết chúng có khả năng làm những gì và được phép truy cập những gì?

Vì sao lại là điều khiển tài khoản Administrator?

Nếu là người quản trị các mạng Windows, có thể bạn đặc biệt quan tâm tới thành phần Active Directory doanh nghiệp. Với tất cả khái niệm bảo mật liên quan như domain controller (bộ điều khiển miền), server (máy chủ), service (dịch vụ), application (ứng dụng) và Internet connectivity (kết nối Internet), chỉ cần bỏ ra thêm chút thời gian bạn sẽ hiểu được cách kiểm soát các Administrator trong doanh nghiệp của mình một cách phù hợp và chính xác nhất.

Lý do các tài khoản này cần được kiểm soát thì muôn hình muôn vẻ. Đầu tiên, trên mỗi mạng, dù trung bình hay lớn cũng có thể có hàng nghìn tài khoản Administrator. Khả năng chúng vượt ra ngoài tầm kiểm soát là hoàn toàn có thực. Thứ hai, hầu hết các công ty đều cho phép “người dùng tiêu chuẩn” truy cập tài khoản Administrator cục bộ, có thể dẫn đến nguy cơ rủi ro hay tai nạn nào đó. Thứ ba, tài khoản Administrator nguyên bản ban đầu sẽ buộc phải dùng một cách dè dặt. Vì vậy, giới hạn đặc quyền là một cách thông minh để quản lý hệ thống mạng trong doanh nghiệp.

Bạn có bao nhiêu tài khoản Administrator?

Để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này, bạn cần tính toán một chút. Chúng ta sẽ bắt đầu với các máy tính để bàn sử dụng Windows với một tài khoản Administrator cục bộ. Đó là Windows NT, 200, XP và Vista. Ngoài ra còn có thể xét đến tất cả máy khách được dùng bởi “admin”, các nhà phát triển, nhân viên và cả trong phạm vi máy chủ hoạt động như một thiết bị ứng dụng hay dịch vụ. Cả một quán Internet công cộng hay các máy tính dùng cho mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, trạm làm việc trung tâm hóa, cũng được xét đến trong phạm vi này. Đừng đếm tài khoản người dùng ở đây, vì số thiết bị có thể không khớp với số người dùng.

Bây giờ cần xem xét đến số server bạn có (lúc này chưa tính đến các domain controller). Với server, bạn cần quan tâm đến nhiệm vụ cụ thể của nó: lưu trữ dữ liệu, in ấn, ứng dụng, sở hữu dịch vụ, hoạt động như một văn phòng hay mail, fax,… Mỗi thiết bị này đều có một SAM và một tài khoản Administrator cục bộ. Tài khoản này không được dùng thường xuyên, nhưng như thế có khi lại càng cần được điều khiển đặc quyền.

Cuối cùng, bạn cần xem đến các domain controller. Trên bộ phận điều khiển miền này (cũng là một kiểu máy chủ) có một tài khoản Administrator quan trọng, là tài khoản điều khiển Active Directory. Ngoài ra còn là domain gốc và đóng vai trò quản trị chính cho doanh nghiệp. Nếu bạn có nhiều hơn một domain, mỗi domain sẽ có một tài khoản Administrator quan trọng này. Tài khoản Administrator tiếp theo chỉ điều khiển điện nguồn ở domain nhưng cũng có tác động rất manh.

Giới hạn đặc quyền đăng nhập

Bạn không làm được gì nhiều để giới hạn vật lý đặc quyền đăng nhập các tài khoản Administrator. Tuy nhiên không nên để chúng được sử dụng thường xuyên, cơ bản hàng ngày. Cần giới hạn chúng bằng cách hạn chế số người dùng biết mật khẩu. Với tài khoản Administrator liên quan đến Active Directory, tốt hơn hết là không để cho người dùng nào biết toàn bộ mật khẩu. Điều này có thể thực hiện dễ dàng với hai tài khoản Administrator khác nhau, chỉ nhập một phần mật khẩu, và dùng một tài liệu dẫn dắt đến các phần chứa mật khẩu đó. Nếu tài khoản chưa cần phải dùng đến, cả hai phần dữ liệu của mật khẩu có thể được giữ nguyên. Một lựa chọn khác là sử dụng chương trình tự động tạo mật khẩu, có thể tạo ra mật khẩu tổng hợp.

Giới hạn khả năng truy cập Administrator cục bộ

Cho dù bạn có cho phép người dùng tiêu chuẩn quyền “admin access” (truy cập với vai trò admin) vào máy tính của họ hay không, bạn vẫn cần giới hạn quyền truy cập tài khoản Administrator cục bộ. Có hai cách dễ dàng là thay đổi tên tài khoản Administrator local hoặc thay đổi mật khẩu thường xuyên. Có một nhóm các đối tượng Group Policy Object (GPO) cho từng kiểu thiết lập này. Đầu tiên là vào Computer Configuration > Windows Settings > Security Settings > Local Policies > Security Options như trong Hình 1. Phần chính sách bạn muốn cầu hình là Accounts: Rename Administrator Account (thay đổi lại tên tài khoản Administrator).

Hình 1: Cấu hình lại để thay đổi tên cho tài khoản Administrator

Chính sách thứ hai bạn cần để cấu hình là các thiết lập policy mới sẽ ra mắt vào cuối năm 2007. Chính sách này là một phần trong bộ PolicyMaker, được đặt trong Computer Configuration| Windows Settings| Control Panel| Local Users and Groups như minh họa ở Hình 2.

Hình 2: Cấu hình để thiết lập lại mật khẩu cho tài khoản Administrator cục bộ

Chú ý: Điều này không ngăn cản được người dùng tiêu chuẩn điều khiển định kỳ tài khoản. Chỉ có một cách thực hiện điều này là loại bỏ họ khỏi quyền admin control trên máy tính.

Giảm quyền truy cập mạng

Như đã nói ở trên, tài khoản Administrator không nên sử dụng hàng ngày. Do đó, không có lý do gì để cấu hình cho phép tài khoản này truy cập trên toàn bộ mạng. Một cách hay để giới hạn là không cho phép tài khoản Administrator truy cập server và domain controller qua mạng. Bạn có thể thực hiện điều này dễ dàng bằng thiết lập GPO, nằm trong Computer Configuration > Windows Settings > Security Settings > Local Policies > User Rights Assignment như Hình 3. Thiết lập bạn nên cấu hình có tên “ Deny Access to this computer from Network” (Từ chối truy cập mạng trên máy tính này).

Hình 3: Cấu hình từ chối quyền truy cập mạng bằng tài khoản Administrator trên máy tính.

Các cấu hình khác

Nếu bạn là người rất tỉ mỉ trong việc giới hạn quyền truy cập tài khoản Administrator trên mạng của công ty, bạn có thể tham khảo thêm một số chi tiết sau:

• Không dùng tài khoản Administrator như là một tài khoản dịch vụ.

• Từ chối truy cập Terminal Services trên server hoặc domain controller.

• Từ chối khả năng đăng nhập như một dịch vụ trên server và domain controller cho tài khoản Administrator.

• Từ chối đăng nhập như một job batch (công việc theo lô) cho tài khoản Administrator.

Các thiết lập này sẽ giới hạn phạm vi tác động của tài khoản Administrator trên máy tính hay trên mạng. Chúng không ngăn cản người dùng có đặc quyền admin cấu hình quyền truy cập. Trong trường hợp này bạn cần thiết lập chế độ kiểm soát cả hai kiểu cấu hình của Administrator, cũng như khi tài khoản này được dùng để đăng nhập và sử dụng User Rights. Các cấu hình này được hoàn chỉnh với việc sử dụng GPO. Bạn có thể tìm thấy chúng trong Computer Configuration > Windows Settings > Security Settings > Local Policies > Audit Policy như Hình 4.

Hình 4: Thiết lập chính sách kiểm định việc dùng và quản lý tài khoản.

Tóm tắt

Administrator là tài khoản mạnh nhất, có tác động lớn nhất trong thế giới của hệ điều hành Windows. Nhưng cũng do tác động lớn của nó mà bạn nên giới hạn chỉ dùng khi thực sự cần đến nó. Như trong việc phục hồi nếu gặp sự cố hay cấu hình ban đầu. Để thực hiện hoạt động giới hạn này, bạn cần đến các thiết lập bổ sung kiểm soát quyền sử dụng và truy cập Administrator. Group Policy là cơ chế có tác dụng phân phối các thiết lập hạn chế đặc quyền tới tất cả các máy tính cần giới hạn Administrator. Chỉ cần các thiết lập được tạo một cách phù hợp, tài khoản Administrator sẽ được kiểm soát, không chỉ trong hoạt động mà ngay cả khi muốn theo dõi nếu có kẻ xâm phạm nào đó muốn tấn công mạng của bạn mà không cần tài khoản nào.

Quản lý Windows Firewall với Group Policy

Windows Firewall là chương trình tường lửa được tích hợp vào Windows XP Service Pack 2 hay Windows 2003 Service Pack 1, giúp người dùng an toàn hơn khi lướt web.

Microsoft cũng cung cấp tập tin quản trị system.adm đã cập nhật các thiết lập cho Group Policy cho phép bạn có thể cấu hình tường lửa tốt hơn sử dụng AD (Active Directory) dựa trên GPO (Group Policy Object).

Để truy cập vào phần thiết lập cho tường lửa của Windows trong Group Policy, vào Start – Run, gõ gpedit.msc , Enter để hộp thoại Group Policy mở ra. Tiếp theo, vào tiếp theo các nhánh sau: Computer Configuration, Administrative Templates, Network, Network Connections, Windows Firewall. Tại hộp thoại này, bạn có thể cấu hình cho tường lửa của Windows qua 2 thư mục: Domain Profile và Standard Profile.

• Domain Profile: thiết lập cho Windows Firewall khi máy tính kết nối đến mạng AD

• Standard Profile: thiết lập cho tường lửa khi máy tính không kết nối đến mạng.

Những thiết lập này cho phép bạn cấu hình cho những máy đã kết nối mạng hay các máy từ xa. Phần thiết lập của 2 thư mục Domain và Standard cũng hoàn toàn giống nhau, bạn có thể chọn một thiết lập và xem mô tả về nó.

Sau đây là một vài tính năng của Windows Firewall hữu ích mà bạn nên kích hoạt:

• Windows Firewall: Protect all network connections: thiết lập này buộc tường lửa tắt hay mở cho một định danh

• Windows Firewall: Do not allow exceptions: Tùy chọn chỉ thị cho tường lửa từ chối các trường hợp đặc biệt đã được chỉ định. Kích hoạt thiết lập này tương đương với việc chọn “Don’t allow exceptions” (Không cho phép các trường hợp đặc biệt) trên thẻ General trong Windows Firewall Control Panel.

• Windows Firewall: Define program exceptions Properties: Thiết lập cho phép bạn tùy chọn chỉ định các chương trình, giúp bạn cấp phép cho các trường hợp đặc biệt “tấm vé” để qua tường lửa.

• Windows Firewall: Prohibit notifications: Thiết lập dừng các thông báo của tường lửa khi một chương trình yêu cầu Windows Firewall bổ sung nó vào danh sách các chương trình cho phép.

• Windows Firewall: Allow logging: Tùy chọn cho phép bạn cấu hình cấp bậc bản ghi lưu trữ thông tin cho tường lửa, kích cỡ bản ghi, tên và vị trí.

Nếu muốn tìm hiểu thêm chi tiết về Windows Firewall có trong Windows XP Service Pack 2 hay Windows 2003 SP1, bạn có thể xem tại đây:
http://www.microsoft.com/technet/pro…7af1445d0.mspx


reflink: http://roseandgun.wordpress.com/2008/04/09/t%E1%BB%95ng-quan-v%E1%BB%81-group-policy-t%E1%BB%AB-d%C6%A1n-gi%E1%BA%A3n-d%E1%BA%BFn-ph%E1%BB%A9c-t%E1%BA%A1p/