Xây dựng hệ thống mạng - Phần 1: Dựng domain
Loạt tuts về xây dựng hệ thống mạng sẽ hướng dẫn các bạn từng bước để có thể xây dựng 1 mô hình mạng cho doanh nghiệp,đi từ đơn giản đến phức tạp.Từ những thành phần ban đầu ko thể thiếu như DC,DNS,DHCP... cho tới những dịch vụ cao cấp,những công nghệ mới của Microsoft để hỗ trợ doanh nghiệp như Mail Exchange,Sharepoint,ISA ...Hy vọng nó sẽ là 1 tài liệu hữu ích,ko chỉ cho những người mới làm quen với mạng và hệ thống,mà còn giúp cho các bạn đang tìm hiểu về vấn đề này tích lũy thêm kiến thức.
Trong bài đầu tiên này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách thức để xây dựng domain controller,thành phần quan trọng nhất trong môi trường domain.
Chuẩn bị: 1 máy tính Windows Server 2003
Các bước thực hiện:
Vào Start/Run/gõ lệnh dcpromo
Nhất Next:
Next tiếp:
Chọn Domain controler for a new domain vì ở đây ta đang cài mới DC
Chọn Domain in a new forest.2 lựa chọn sau dùng cho các doanh nghiệp có hệ thống mạng lớn,gồm nhiều DC
Điền tên domain,tên này chỉ có giá trị trong nội bộ:
NETBIOS name để mặc định:
Database và log files để mặc định:
Shared system volume để mặc định:
Chọn lựa chọn thứ 2 để cài DNS ngay trên DC,điều này sẽ giúp việc phân giải tên miền được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng.
Lựa chọn 1 để DC kiểm tra lại xem DNS đã được cài đặt chưa
Lựa chọn 3 để thực hiện cài DNS thủ công
Permissions để mặc định:
Điền pass để restore khi gặp sự cố.Pass này sẽ được dùng khi bạn restore DC từ bản backup
Chọn Next
Chờ đợi máy thực hiện việc cài đặt
Hộp thoại hiện ra cảnh báo ta nên đặt IP tĩnh cho DC để đảm bảo khả năng truy cập tới domain từ các máy trạm.Ta OK
Trong hộp thoại TCP/IP properties ta điền thông số như hình.Chú ý prefered DNS server phải điền là 127.0.0.1
Finish
Hộp thoại yêu cầu khởi động lại máy,chọn Restart now
Như vậy ta đã hoàn thành việc xây dựng Domain Controller.Trong bài tiếp theo ta sẽ tìm hiểu cách thức để 1 client có thể join vào domain và cách cấu hình DHCP server.
Xem thêm tại đây: http://forum.vndownload.org/showthread.php?t=13473#ixzz0qgtE0LKQ
Xây dựng hệ thống mạng - Phần 2: Join domain và dựng DHCP server
Trong bài viết đầu tiên chúng ta đã tìm hiểu cách thức để cài đặt Domain controller trên Windows Server 2003.Ở bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách thức để 1 client có thể join domain,xây dựng DHCP server để cấp IP 1 cách tự động cho các máy trạm.
Chuẩn bị:
-1 Domain Controller (máy 1)
-1 máy tính cài Windows Server 2003 để làm DHCP Server (máy 2)
Các bước thực hiện:
Trên máy 2 ta thực hiện các công việc sau:
Trước tiên vào hộp thoại TCP/IP Properties điền các thông số như hình.Chú ý Preferred DNS server phải trỏ về DC:
Chuột phải trên My Computer chọn Manage,hộp thoại System Properties sẽ hiện ra.Bạn chọn thẻ Computer name,nhấn Change:
Tiếp theo điền tên của Domain:
Hộp thoại hiện ra yêu cầu chứng thực,bạn điền Username và Password của Admin domain.Chú ý nếu bạn đã ủy quyền (delegate) cho 1 user có quyền join máy tính vào domain thì ở đây ta ko nhất thiết phải dùng tài khoản Admin domain.Cách thức để ủy quyền sẽ được đề cập trong bài sau.Thêm 1 chú ý nữa là Password này của Admin domain khác với password dùng để restore domain đề cập đến trong bài trước.
Hộp thoại hiện ra thông báo bạn đã Join domain thành công
Yêu cầu khởi động lại máy tính.
Sau khi khởi động lại tại màn hình logon ta nhấn vào Options/Từ hộp thoại thả xuống chọn domain ITLab thay vì This computer.
Tới đây ta đã hoàn thành việc Join 1 máy tính vào Domain.
Sưu tầm của ItLab
Trong hộp thoại Add or Remove Programs ta chọn Add/Remove Windows Components
Chọn Networking Services/Nhấn Details
Chọn Dynamic Host Configurations Protocol (DHCP)
Tiến hành cài đặt.Sau khi xong ta vào Start/Administrator Tools/DHCP
Chuột phải trên tên DHCP server/Chọn Authorize.Chú ý máy DC phải đang hoạt động và DHCP server phải Join domain rồi thì việc Authorize mới có thể thực hiện.Authorize là để đảm bảo các máy tính ko được DC chứng thực thì ko có quyền cấp IP động.
Sau khi thực hiện xong thì mũi tên màu đỏ bên cạnh tên DHCP server sẽ biến thành màu xanh.Ta nhấn New Scope để định nghĩa dải IP mà DHCP server sẽ dùng để cấp phát
Điền tên Scope tùy ý:
Định nghĩa dải IP sẽ dùng để cấp phát:
Định nghĩa dải IP sẽ được đặt riêng để giành cho các server.Các IP này sẽ ko được cấp phát cho các máy trạm
Định nghĩa thời gian mà 1 máy trạm phải xin duy trì IP động hiện tại,nếu ko IP này sẽ bị DHCP server thu hồi.Ta để mặc định
Chọn Yes,I want to configure these options now
Default Gateway ta điền địa chỉ IP của modem
Domain name ta điền IP của DC
WINS server có thể bỏ trắng
Chọn Yes,I want to Activate this scope now
Finish
Tới đây ta đã hoàn thành xong việc cấu hình DHCP server.Trong bài tiếp theo ta sẽ triển khai RIS server và sử dụng công cụ Riprep để cài đặt hệ điều hành cho các máy trạm 1 cách tự động.
Trong bài viết đầu tiên chúng ta đã tìm hiểu cách thức để cài đặt Domain controller trên Windows Server 2003.Ở bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách thức để 1 client có thể join domain,xây dựng DHCP server để cấp IP 1 cách tự động cho các máy trạm.
Chuẩn bị:
-1 Domain Controller (máy 1)
-1 máy tính cài Windows Server 2003 để làm DHCP Server (máy 2)
Các bước thực hiện:
Trên máy 2 ta thực hiện các công việc sau:
Trước tiên vào hộp thoại TCP/IP Properties điền các thông số như hình.Chú ý Preferred DNS server phải trỏ về DC:
Chuột phải trên My Computer chọn Manage,hộp thoại System Properties sẽ hiện ra.Bạn chọn thẻ Computer name,nhấn Change:
Tiếp theo điền tên của Domain:
Hộp thoại hiện ra yêu cầu chứng thực,bạn điền Username và Password của Admin domain.Chú ý nếu bạn đã ủy quyền (delegate) cho 1 user có quyền join máy tính vào domain thì ở đây ta ko nhất thiết phải dùng tài khoản Admin domain.Cách thức để ủy quyền sẽ được đề cập trong bài sau.Thêm 1 chú ý nữa là Password này của Admin domain khác với password dùng để restore domain đề cập đến trong bài trước.
Hộp thoại hiện ra thông báo bạn đã Join domain thành công
Yêu cầu khởi động lại máy tính.
Sau khi khởi động lại tại màn hình logon ta nhấn vào Options/Từ hộp thoại thả xuống chọn domain ITLab thay vì This computer.
Tới đây ta đã hoàn thành việc Join 1 máy tính vào Domain.
Sưu tầm của ItLab
[=> Bổ sung bài viết <=]
Tiếp theo ta sẽ thực hiện việc cấu hình DHCP server.DHCP server sẽ có nhiệm vụ cấp phát và thu hồi IP động cho các máy trạm trong môi trường domain.Trong hộp thoại Add or Remove Programs ta chọn Add/Remove Windows Components
Chọn Networking Services/Nhấn Details
Chọn Dynamic Host Configurations Protocol (DHCP)
Tiến hành cài đặt.Sau khi xong ta vào Start/Administrator Tools/DHCP
Chuột phải trên tên DHCP server/Chọn Authorize.Chú ý máy DC phải đang hoạt động và DHCP server phải Join domain rồi thì việc Authorize mới có thể thực hiện.Authorize là để đảm bảo các máy tính ko được DC chứng thực thì ko có quyền cấp IP động.
Sau khi thực hiện xong thì mũi tên màu đỏ bên cạnh tên DHCP server sẽ biến thành màu xanh.Ta nhấn New Scope để định nghĩa dải IP mà DHCP server sẽ dùng để cấp phát
Điền tên Scope tùy ý:
Định nghĩa dải IP sẽ dùng để cấp phát:
Định nghĩa dải IP sẽ được đặt riêng để giành cho các server.Các IP này sẽ ko được cấp phát cho các máy trạm
Định nghĩa thời gian mà 1 máy trạm phải xin duy trì IP động hiện tại,nếu ko IP này sẽ bị DHCP server thu hồi.Ta để mặc định
Chọn Yes,I want to configure these options now
Default Gateway ta điền địa chỉ IP của modem
Domain name ta điền IP của DC
WINS server có thể bỏ trắng
Chọn Yes,I want to Activate this scope now
Finish
Tới đây ta đã hoàn thành xong việc cấu hình DHCP server.Trong bài tiếp theo ta sẽ triển khai RIS server và sử dụng công cụ Riprep để cài đặt hệ điều hành cho các máy trạm 1 cách tự động.
Xem thêm tại đây: http://forum.vndownload.org/showthread.php?t=13473#ixzz0qgtn6aAr
Xây dựng hệ thống mạng - Phần 3: Cài đặt từ xa hàng loạt bằng Riprep
Trong 2 phần đầu của loạt Tuts "Xây dựng hệ thống mạng".Các bạn đã được tìm hiểu về cách thức dựng DC,DHCP và Join Domain.Ở phần 3 này,mình sẽ trình bày với các bạn cách thức triển khai hàng loạt máy trạm trong hệ thống mạng 1 cách nhanh chóng bằng công cụ Riprep,những ưu nhược điểm của phương pháp này.
Vì đây là 1 phần tương đối phức tạp,các bạn nên tham khảo 2 bài bonus sau đây trước khi bắt đầu:
Cài Win Unattended:
Code:
http://forum.itlab.com.vn/forum/showthread.php?t=2824
Code:
http://forum.itlab.com.vn/forum/showthread.php?t=2842
Riprep là 1 công cụ nằm trong bộ tools đi kèm của Windows Server 2003.Công cụ này dùng để phối hợp với RIS server trong việc tạo ra bản Image của hệ điều hành nhằm triển khai trên hàng loạt máy trạm từ xa.Thay vì việc phải đi cài Win cho từng máy trạm,bây giờ ta chỉ việc khởi động máy trạm từ card mạng và bộ cài có sẵn trên server sé tự động được cài vào từng máy trạm.
Những bạn nào chưa nắm rõ về RIS server có thể tham khảo bài viết rất chi tiết về vấn đề này của Mr.Cuong tại đây:
Code:
http://forum.itlab.com.vn/forum/showthread.php?t=1744
-Máy trạm chỉ cần có card mạng hỗ trợ PXE,không cần ổ CDROM
-Người quản trị không phải mất công đi cài đặt trên từng máy
-Bộ cài được tạo ra trên server không kèm driver nên có thể triển khai trên máy trạm với mọi cấu hình,miễn đủ dung lượng ổ cứng
-Có thể tích hợp sẵn các phần mềm vào bộ cài,đỡ mất công cài phần mềm trên từng máy
-Máy trạm sau khi cài đặt xong tự động join vào domain,không cần sự thực hiện trực tiếp của người quản trị.
Nhược điểm: Cách cấu hình hơi phức tạp
Nhìn chung,với những ưu điểm nêu trên,đây là 1 phương pháp triển khai hiệu quả và đáng để thực hiện.
Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn từng bước để cấu hình và triển khai:
[=> Bổ sung bài viết <=]
Chuẩn bị:-1 máy DC,DNS
-1 máy đóng vai trò DHCP server và RIS server.Máy này phải có ít nhất 2 phân vùng.1 phân vùng cài hệ điều hành,1 phân vùng DATA để chứa bộ cài đặt,phân vùng này cần format định dạng NTFS.
-Các máy trạm có khả năng boot bằng PXE
-1 CD cài đặt của hệ điều hành.Chẳng hạn ở đây mình dùng Win XP SP2
-1 máy mẫu cài sẵn hệ điều hành và các phần mềm cần thiết để tạo file Image
Các bước thực hiện:
-Cấu hình trên RIS server:
Trước tiên cần cài đặt dịch vụ Remote Installation Service:
Vào Start/Control Panel/Add or Remove Programs/Add Remove Windows Components:
Tick mục Remote Installation Service:
Tiến hành cài đặt,sau khi xong khởi động lại máy:
Chú ý trong lần logon này ta phải logon vào domain với tài khoản có đủ quyền.Ở đây mình dùng tài khoản admin domain:
Bỏ đĩa cài Win XP SP2 vào ổ CD.
Tiếp theo ta cấu hình cho dịch vụ: Vào Start/Administrative Tools/Remote Installation Service Setup:
Nhấn Next:
Chọn thư mục lưu bộ cài,ta sẽ lưu trên phân vùng DATA của RIS server:
Tick vào mục Respond to Client Computer Requesting Service:
Chỉ định đường dẫn nơi chứa bộ cài,ở đây là ổ CD:
Đặt tên cho Folder chứa bộ cài:
Điền thông tin trợ giúp.Thông tin này sẽ hữu ích trong việc phân biệt các bộ cài khi bạn triển khai,vì vậy nên điền:
Nhấn Finish:
Chờ đợi quá trình tạo Image của bộ cài trên RIS server hoàn thành:
Tới đây ta đã hoàn thành việc cấu hình trên RIS server.Tiếp theo ta cần cấu hình trên máy mẫu.
[=> Bổ sung bài viết <=]
-Cấu hình trên máy mẫu: (Các bạn chú ý đường dẫn trong bài này có thể khác nhau tùy theo cách bạn đặt tên thư mục)Đầu tiên ta vào thư mục E:\RemoteInstall\Admin\i386,copy 2 file riprep.exe và setupcl.exe:
Tiếp đó Paste 2 files này vào thư mục C:\Sysprep trên máy mẫu:
Chạy file Riprep.exe.Hộp thoại hiện ra nhấn Next:
Điền Server name là tên hoặc IP của máy RIS server:
Đặt tên Folder chứa Image bộ cài HĐH tạo ra bằng Riprep:
Điền thông tin trợ giúp,như đã nói ở trên,cái này nên điền để phân biệt các bộ cài:
Riprep sẽ yêu cầu ta tắt hết các chương trình hay dịch vụ đang chạy trên máy mẫu đi.Tuy nhiên có 1 số dịch vụ của hệ thống,muốn tắt cũng chả tắt được.Vì vậy ta cứ mặc kệ và nhấn Next:
Next tiếp:
Next tiếp:
Okie,bây giờ thì ngồi đợi quá trình tạo file Image của bộ cài hoàn thành.Tới đây ta đã hoàn thành việc cấu hình trên máy mẫu.
-Chỉnh sửa file trả lời tự động trên RIS server:
Để quá trình cài đặt có thể diễn ra hoàn toàn tự động,ta cần chỉnh lại 1 số thông tin trong file trả lời tự động trên RIS server:
Ta vào đường dẫn E:\RemoteInstall\Setup\English\Images\RiprepImage\ i386\Templates,mở file riprep.sif bằng notepad:
Chỉnh sửa lại 1 số thông tin như sau:
Điền Product Key của hệ điều hành
Mục Reparttion và UseWholeDisk sửa thành No.Điều này để đảm bảo máy trạm vẫn giữ được cấu trúc phân vùng khi cài đặt từ xa.
Okie,bây giờ ta save và đóng file riprep.sif lại.
[=> Bổ sung bài viết <=]
-Tiến hành cài đặt tự động trên mỗi máy trạm:Khởi động máy trạm từ card mạng.Chú ý lúc này cả 2 máy DC và RIS server đều phải bật.Ta nhận thấy máy trạm sẽ tự động được cấp 1 địa chỉ IP:
Sau khi nhấn F12(có thể là phím khác,tùy từng loại máy),màn hình hiện ra như sau,nhấn Enter:
Điền Username và Pass của Admin domain:
Chọn bộ cài đặt thích hợp.Nếu ở trên ta không chú thích đầy đủ thì tới bước này dễ bị lẫn giữa các bộ cài:
Nhấn Enter để tiếp tục:
Tới đây quá trình cài đặt diễn ra hoàn toàn tự động,ta có thể đi tới máy trạm khác và tiếp tục cấu hình tương tự.Sau khi cài đặt xong máy sẽ tự khởi động lại:
Vì bộ cài triển khai từ RIS server không có driver nên ở bước này máy sẽ tự nhận và cài đặt Driver cũng như những thông tin cần thiết:
Sau khi cài đặt xong,màn hình Logon hiện ra.Như các bạn thấy máy trạm đã được Join vào Domain 1 cách tự động ngay trong quá trình cài đặt,không cần thao tác của người quản trị:
Sau khi đăng nhập,như các bạn thấy,các phần mềm cài đặt trên máy mẫu bây giờ đã được triển khai sẵn trên từng máy trạm:
Chú ý: 1 số phần mềm yêu cầu active license trên từng máy riêng biệt thì khi cài đặt kiểu này này sẽ bị báo lỗi (VD như Photoshop,Acrobat Professional...)
Tới đây ta đã hoàn tất việc triển khai hệ điều hành và phần mềm đến từng máy trạm trong domain 1 cách nhanh chóng thông qua công cụ Riprep.
Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng cài đặt và cấu hình máy in cho hệ thống mạng theo 2 cách: Share máy in trên 1 máy tính hoặc kết nối trực tiếp máy in vào hệ thống mạng.
Xem thêm tại đây: http://forum.vndownload.org/showthread.php?t=13473#ixzz0qguDE9nZ
Xây dựng hệ thống mạng - Phần 4: Cài đặt máy in mạng
Sau 3 phần đầu,chúng ta đã xây dựng được 1 hệ thống mạng với các thành phần cơ bản như DC,DNS,DHCP,các máy trạm đã join vào domain.Tiếp theo ta cần cài đặt 1 thiết bị khá quan trọng trong hệ thống mạng của các doanh nghiệp,đó là máy in.
Phần 4 này sẽ hướng dẫn các bạn từng bước để cấu hình 1 máy in mạng theo 2 cách: Nối trực tiếp máy in vào hệ thống mạng hoặc chia sẻ máy in qua 1 Printer Server.
Chuẩn bị:
-1 máy in có kèm driver
-1 Server để làm Printer Server (nếu cần)
Các bước thực hiện:
Trường hợp 1: Kết nối trực tiếp máy in vào hệ thống mạng
Để thực hiện được việc kết nối trực tiếp thì máy in cần phải có card mạng.Bạn cần kiểm tra thông số để mua loại máy in phù hợp.Chẳng hạn trong bài này mình dùng máy in HP 3055.
Trước tiên ta cần cấu hình trên máy in:
Cắm dây mạng vào máy in.
Thực hiện 1 số bước cấu hinh ngay trên máy in theo tài liệu hướng dẫn (Cái này thường đi kèm theo máy in và rất dễ thực hiện).Kết thúc bước cấu hình này thì máy in phải có 1 địa chỉ IP của hệ thống mạng nội bộ.
Ở đây mình dùng Cain để thăm dò hệ thống mạng.Như các bạn thấy,máy in đã được cấp IP 192.168.1.254:
Tiếp theo ta cấu hình trên máy trạm để có thể in từ máy in mạng:
Vào Start/Control Panel/Printers and Faxes/Chuột phải chọn Add Printer
Hộp thoại hiện ra nhấn Next:
Chọn Local Printer attach to this computer,bỏ tick mục Automatic Detect and Install my Plug and Play Printer:
Chọn Create a new Port/Standard TCP/IP Port:
Nhấn Next:
Điền Tên hoặc IP của máy in vào.Port Name có thể để mặc định:
Finish:
Tiếp theo chọn loại máy in để cài Driver.Nếu không có trong danh sách thì phải đưa đĩa CD Driver vào và chọn Have Disk:
Đặt tên cho máy in,chọn làm Default Printer:
Chọn Do not share this Printer:
Nếu thích có thể in thử 1 bản Test,không thì thôi:
Finish:
Vậy là ta đã hoàn tất việc cài đặt máy in mạng trên 1 máy trạm:
Trường hợp 2: Kết nối máy in vào hệ thống mạng thông qua 1 máy tính Printer Server
Trường hợp này ta sẽ sử dụng khi cài đặt các máy in đời cũ,không có sẵn card mạng.Ta sẽ cắm máy in vào 1 máy tính và chia sẻ việc in ấn thông qua máy tính đó.
Trước tiên cần cắm máy in vào Printer Server.
Tiếp theo trên Printer Server ta cũng vào Control Panel/Add Printer:
Việc thực hiện cài đặt máy in cũng tương tự như trên,chỉ khác 1 số bước sau:
Tại đây ta tick chọn mục Automatic Detect and Install my Plug and Play Printer:
Nếu mọi việc suôn sẻ thì máy in sẽ tự động được cài đặt.Nếu không thì ta cần thực hiện các bước tiếp theo.
Chọn cổng cho máy in:
Chọn Share Name,đặt tên cho máy in được Share:
Nhấn Next:
Cài đặt tương tự như trên.
Trên máy trạm,để kết nối với máy in ta làm như sau:
Vào Start/Run/Gõ IP của Printer Server:
Code:
VD: \\192.168.1.2
Tới đây ta đã hoàn thành việc cài đặt máy in cho hệ thống mạng.Ở phần tiếp theo,ta sẽ cài đặt hệ thống mail cho doanh nghiệp,đảm bảo việc gửi và nhận thư trong môi trường Internet diễn ra bình thường.