31/05/2008
Trong một nghiên cứu về tội phạm máy tính có tựa đề "Malware: Mối đe doạ nền kinh tế mạng", Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD cho biết, những thao tác đơn giản khi sử dụng máy tính để gửi mail hay lướt web có thể huy động những đội quân tin tặc và "trinh thám" đang ẩn dật vùng dậy tấn công hệ thống máy tính.
Nghiên cứu này đã cảnh báo rằng: "Việc tin tặc đánh cắp dữ liệu, do thám và tấn công hệ thống máy tính doanh nghiệp và chính phủ là một mối đe doạ nghiêm trọng tiềm ẩn đối với nền kinh tế mạng".
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì: "Hơn 20 năm qua, malware đã phát triển từ sự bùng phát mang tính cơ hội thành ngành công nghiệp tội phạm toàn cầu đáng giá hàng triệu USD. Tội phạm máy tính đã trở nên rộng khắp và bởi vậy ngày càng nhiều tiền của được đổ vào công việc phá hoại này".
Trong 5 năm qua các hoạt động phá hoại trong lĩnh vực này tăng lên đột biến và đa dạng hơn dưới hình thức tấn công hệ thống máy chủ, đánh cắp dữ liệu, tiền bạc và các thông tin cá nhân.
Các hành động phá hoại này xuất hiện dưới hàng loạt những cái tên như "zombies" , "worms", "botnets", "Trojan horses" hay "money mules" những tội phạm có thể tiến hành phá hoại, đánh cắp thông tin cá nhân, nhập hội và tổ chức một liên minh để tạo cuộc "tổng tấn công", thậm chí còn đánh cắp các dữ liệu để đòi tiền chuộc.
OECD cho biết: "Một bonet là một tập hợp các máy tính bị nhiễm malware còn được gọi là zombies hoặc bots. Bonet này có thể được dùng để điều khiển việc phá hoại các hệ thống máy tính khác".
OECD cảnh báo rằng các dạng thức hack đã biến đổi thành việc tấn công các máy tính cá nhân sang thành vũ khí đầy mãnh lực trong tay của những kẻ tội phạm nghiêm trọng. Ngày nay malware có ảnh hưởng bất lợi đến bất cứ người dùng Internet nào, từ các doanh nghiệp đến các chính phủ cho đến người dùng.
Năm 1986, virus độc hại đầu tiên có tên là "brain" đã xuất hiện, đến năm 1988 là một "worm" (sâu máy tính) tên là Morris đã "ăn" tới hơn 6000 máy tính. Sự bùng nổ dịch vụ thư điện tử vào những năm 1990 đã khiến cho dịch "sâu" "Melissa" hay "MyDoom" lan tràn.
Năm 2006 đã xuất hiện virus Trojan horse. Trojan horse đã tấn công các file trong thư mục My document của người dùng Microsoft Windows, các file này đã bị mã hoá bởi vậy người dùng không thể truy cập được nếu không trả cho chúng một khoản tiền chuộc.
Để phòng tránh và khống chế những cuộc tấn công như vậy người dùng phải download các phần mềm từ Internet hoặc mua các phần mềm của các nhà cung cấp. Các hợp đồng đặt mua những phiên bản mới có giá thấp nhất là 800 USD.
Hiệp hội Ngân hàng Anh ước tính họ phải tiêu tốn 12,2 triệu bảng cho malware vào năm 2004, nhưng, chi phí này đã lên đến 33,5 triệu vào năm 2006.
Một các phòng bị tốt nhất đối với người dùng đó là cài đặt tường tửa và phần mềm chống virus. Khi có biểu hiện bị tấn công người dùng nên có biện pháp "phản công" ngay tức khắc.
Báo cáo của OECD còn đưa ra ước tính rằng hiện nay 59 triệu máy tính của người dùng tại Mỹ bị nhiễm spyware hoặc một dạng thức khác của malware.
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì: "Hơn 20 năm qua, malware đã phát triển từ sự bùng phát mang tính cơ hội thành ngành công nghiệp tội phạm toàn cầu đáng giá hàng triệu USD. Tội phạm máy tính đã trở nên rộng khắp và bởi vậy ngày càng nhiều tiền của được đổ vào công việc phá hoại này".
Trong 5 năm qua các hoạt động phá hoại trong lĩnh vực này tăng lên đột biến và đa dạng hơn dưới hình thức tấn công hệ thống máy chủ, đánh cắp dữ liệu, tiền bạc và các thông tin cá nhân.
Các hành động phá hoại này xuất hiện dưới hàng loạt những cái tên như "zombies" , "worms", "botnets", "Trojan horses" hay "money mules" những tội phạm có thể tiến hành phá hoại, đánh cắp thông tin cá nhân, nhập hội và tổ chức một liên minh để tạo cuộc "tổng tấn công", thậm chí còn đánh cắp các dữ liệu để đòi tiền chuộc.
OECD cho biết: "Một bonet là một tập hợp các máy tính bị nhiễm malware còn được gọi là zombies hoặc bots. Bonet này có thể được dùng để điều khiển việc phá hoại các hệ thống máy tính khác".
OECD cảnh báo rằng các dạng thức hack đã biến đổi thành việc tấn công các máy tính cá nhân sang thành vũ khí đầy mãnh lực trong tay của những kẻ tội phạm nghiêm trọng. Ngày nay malware có ảnh hưởng bất lợi đến bất cứ người dùng Internet nào, từ các doanh nghiệp đến các chính phủ cho đến người dùng.
Năm 1986, virus độc hại đầu tiên có tên là "brain" đã xuất hiện, đến năm 1988 là một "worm" (sâu máy tính) tên là Morris đã "ăn" tới hơn 6000 máy tính. Sự bùng nổ dịch vụ thư điện tử vào những năm 1990 đã khiến cho dịch "sâu" "Melissa" hay "MyDoom" lan tràn.
Năm 2006 đã xuất hiện virus Trojan horse. Trojan horse đã tấn công các file trong thư mục My document của người dùng Microsoft Windows, các file này đã bị mã hoá bởi vậy người dùng không thể truy cập được nếu không trả cho chúng một khoản tiền chuộc.
Để phòng tránh và khống chế những cuộc tấn công như vậy người dùng phải download các phần mềm từ Internet hoặc mua các phần mềm của các nhà cung cấp. Các hợp đồng đặt mua những phiên bản mới có giá thấp nhất là 800 USD.
Hiệp hội Ngân hàng Anh ước tính họ phải tiêu tốn 12,2 triệu bảng cho malware vào năm 2004, nhưng, chi phí này đã lên đến 33,5 triệu vào năm 2006.
Một các phòng bị tốt nhất đối với người dùng đó là cài đặt tường tửa và phần mềm chống virus. Khi có biểu hiện bị tấn công người dùng nên có biện pháp "phản công" ngay tức khắc.
Báo cáo của OECD còn đưa ra ước tính rằng hiện nay 59 triệu máy tính của người dùng tại Mỹ bị nhiễm spyware hoặc một dạng thức khác của malware.
Nguồn AFP, VTV