Link: http://www.vninformatics.com/forum/post/1023487672/
Hi everybody!
Tựa
Nhân buổi tối thứ 7 buồn bã, không biết đi chơi đâu, lang thang trên diễn đàn rồi nảy ra ý nghĩ viết bài này. Việc này tôi thấy nhiều người băn khoăn ở bên ngoài và cả ở diễn đàn về vấn đề này, nhiều người vẫn không thoát khỏi lối mòn trong đầu: "chỉ quen dùng những gì quen thuộc".
Bài này không có ý đi sâu vào vấn đề quá kỹ thuật, mà chỉ xét trên phương diện người dùng, so sánh tính năng và đưa ra các gợi ý lựa chọn cấu trúc file cho hệ thống Win của bạn dựa theo nhu cầu. Tôi cũng không đưa ra chi tiết thông số kỹ thuật của 2 loại này, mà chỉ nói khi nào dùng cái này, khi nào dùng cái kia và lợi ích của nó.
Nói qua về FAT32 và NTFS
Phải nói qua về hệ thống FAT16, người tiền nhiệm của FAT32, với giới hạn khả năng lưu trữ cho mỗi ổ đĩa là 2GB. FAT16 được hỗ trợ bởi tất cả các hệ điều hành của Ms cho tới nay (trừ các MS-DOS quá cũ trước phiên bản 5.0 - cái này có thể nhớ k0 chính xác).
FAT32 là hệ thống file xuất hiện kế tiếp với mục đích thay thế hệ thống FAT16 đã cũ và k0 đáp ứng dung lượng đĩa ngày càng lớn nữa, được hỗ trợ âm thầm từ Windows 95-OSR2 nhưng được Ms chính thức công bố ở Win98. Các phiên bản sau Win sau này đều hỗ trợ FAT32 là Win Me, Windows 2000, Windows XP, 2003 (tính đến nay thôi, tương lai không biết). FAT32 có tài liệu kỹ thuật công khai nên nó đã được cung cấp hỗ trợ bởi nhiều hệ điều hành khác, ví dụ: Linux. FAT32 được xếp cùng loại và cùng đặc tính như FAT16.
NTFS là hệ thống file xuất hiện cùng với Windows NT, tuy cùng tên, nhưng trả qua nhiều phiên bản trong họ Win NT từ 3.51, 4.0, Win2000, XP và 2003. Đây là hệ thống file của riêng Ms, không có tài liệu kỹ thuật chính thức, nên ít có hệ điều hành ngoài Ms có thể đảm bảo việc hỗ trợ NTFS.
Vì WinNT4.0 xuất hiện trước khi FAT32 xuất hiện, nên WinNT4.0 không hỗ trợ FAT32 (FAT16 thì có, hiển nhiên).
Lưu ý một điều: Win Me là phiên bản cuối cùng trong họ 9x dù rằng có giao diện trông giống 2K, nhưng trái tim của nó vẫn là Win98SE cũ kỹ nên nó không hỗ trợ NTFS.
Vậy khi nào dùng FAT32, khi nào thì NTFS
Nói luôn là NTFS là hệ thống file tiên tiến hơn nhiều so với FAT32, nó có hầu hết các đặc tính mà các hệ thống file hiện đại có mà FAT32 không có. Nên nếu có thể hãy dùng NTFS thay vì FAT32. Tại sao vậy? vì là:
- FAT32 không hỗ trợ các tính năng bảo mật như đặt quyền, mã hoá như là NTFS. Có thể điều này k0 cần thiết cho bạn, nhưng với Windows thì có thể, và đôi khi là bị yêu cầu trong một số trường hợp. Với NTFS, bạn có thể quên các tiện ích mã hoá hay đặt mật khẩu cho thư mục đi, cái đó là đặc tính vốn có của NTFS, chỉ cần bạn biết khai thác. Sử dụng bất cứ tiện ích nào không thuộc hệ điều hành để thao tác trực tiếp với đĩa đều có ít nhiều rủi ro đấy.
- FAT32 có khả năng phục hồi và chịu lỗi rất kém so với NTFS. Có thể vài bạn cười tôi vì điều này, rằng là NTFS không tương thích nhiều chương trình check đĩa hay sửa đĩa cũ rích, vậy nếu hỏng đĩa thì lấy gì chữa? nhưng nếu bạn biết rằng NTFS là hệ thống file journaling, đây là điểm đảm bảo cho tính toàn vẹn dữ liệu khi ghi trên đĩa trong khi FAT32 thì không. Các bạn có để ý rằng khi mà mất điện đột ngột, Windows 98 và cả 2000, XP sẽ phải scan lại đĩa khi khởi động lại nếu đĩa đó là FAT32 không? trong khi NTFS thì không. Bởi hệ thống dùng NTFS có được những thông tin về tính toàn vẹn dữ liệu ghi trên đĩa và nó mất rất ít thời gian để biết được về mặt logic đĩa của mình có lỗi hay không và nếu có thì hệ thống cũng tự phục hồi một cách cực kỳ đơn giản và nhanh chóng. Với FAT32 thì nó phải rà quét toàn bộ lâu hơn nhiều. Một hệ thống Win2k, XP sẽ ổn định hơn nhiều nếu cài trên Partition được format với NTFS. Ngoài ra NTFS có công cụ check và sửa đĩa của Ms khá tốt đấy.
- NTFS có thể nén file/thư mục mà khi truy cập vẫn "trong suốt", nghĩa như với file/thư mục bình thường, điều này không chỉ tiết kiệm đĩa cứng của bạn mà chỉ làm giảm hiệu năng đi rất ít. Nếu như các thể loại file nén được càng nhiều, thì thời gian đọc file đó càng nhanh (do hệ thống chỉ phải đọc ít dữ liệu từ đĩa - một thao tác khá chậm, thời gian giải nén phục thuộc CPU và hiện nó thường khá mạnh, tổng lại hiệu năng có khi còn tốt hơn), ghi file nén sẽ chậm hơn đọc một chút. Theo quan sát của tôi thì với các file văn bản, tài liệu hoặc html, NTFS cho hiệu quả nén tốt mà vẫn giữ được hiệu năng, xuống còn khoảng 60% so với kích thước gốc. Lưu ý rằng việc nén thư mục/file của NTFS khác hoàn toàn với việc nén ổ đĩa bằng Double Space hay Driver Compressor dưới thời Win98, nó không làm giảm tuổi thọ đĩa cứng của bạn, mà có khi còn tăng thêm đấy.
- Bạn phàn nàn rằng NTFS không thể truy cập nếu bạn ở DOS hay Win98. Hãy quên DOS đi, và cả Win98 nữa. Với các công việc bình thường, trừ trường hợp phải chạy mấy các ứng dụng cũ rích không chạy được trên Win2K trở lên (tôi thấy hiện nay ít có ứng dụng loại này và điều này đã có một giải pháp khác hiệu quả hơn: máy ảo), thì việc quên đi Win98 là hợp lý. Cái này là lối mòn của rất nhiều người, họ ít chịu thay đổi bởi quá quen với Win98, nhưng 2K, XP đều tốt hơn và có đủ những thứ mà Win98 có. Nhiều người khẳng định với tôi rằng Win98 ổn định và chạy nhanh hơn Win2K (về mặt khởi động thì 2K thua, nhưng XP thì ngang ngửa và 2003 thì vượt xa), điều này chỉ là cảm tính sai lạc mà thôi, theo đo đạc thì hầu hết ứng dụng như Office đều có hiệu năng tốt hơn khi chạy trên 2K hay tốt nữa là XP so với Win98 trên cùng một cấu hình máy (máy tính phải đủ mạnh). Bản thân tôi đã từng phải tuyên bố với bạn bè cách đây 3 năm (năm 2001) rằng: mọi thắc mắc hoặc hỗ trợ kỹ thuật về Win98 xin đừng hỏi tôi, tôi sẽ không trả lời đâu. Tôi đã quá kinh nghiệm với việc cứ phải giúp mọi người giải quyết những trục trặc dở hơi của hệ thống Win98, và rất bực mình về chuyện đó. Khi có XP, thì chỉ cần cài nó đúng cách, đặt các tham số chuẩn xác là bạn có thể yên tâm cả năm sau k0 có trục trặc gì lớn cả. Và cũng quên Win Me đi vì nó còn kém hơn cả Win98.
- Nhiều bạn vẫn có thói quen rút đĩa cứng của mình đi cắm vào máy của bạn bè để copy. Do đó thường để dạng FAT32 cho *tương thích* với nhiều nơi. Điều này nên hạn chế bởi ổ cứng không thích hợp cho việc mang đi mang lại. Tôi đã trả giá bằng nhiều ổ cứng hỏng do việc vác đi vác lại đó rồi. Hiện nay thanh nhớ USB khá rẻ, tiện lợi. Mặc khác nhu cầu sao chép phần mềm của các bạn sẽ được đáp ứng với chỉ có ... 8K VND mà thôi. Vả lại đa phần các máy mới hiện nay đều cài 2K, XP trở lên, gặp bạn nào vẫn chạy Win98 thì chắc là lạ lắm rồi.
- Nếu bạn lựa chọn NTFS cho hệ thống Win của mình, và chẳng có lý do gì phải dùng đến FAT32 nữa, thì cũng quên đi các giải pháp chuyển đổi từ NTFS sang FAT32, tất cả chúng đều không đảm bảo tuyệt đối. Tất nhiên vì lý do quá khứ, bạn đang có FAT32, thấy lợi ích của NTFS sau bài này và muốn chuyển sang NTFS. Win từ 2K trở lên có tiện ích convert, chỉ cần gõ vào ô Run lệnh: convert <ổ đĩa FAT32>: /FS:NTFS, trả lời vài câu hỏi là bạn đã hoàn toàn quên FAT32 đi được rồi.
- NTFS đặt được quota sử dụng cho người dùng, cái này thường hữu ích cho công sở. Tuy nhiên ở nhà bạn có thể hạn chế con cái bạn sao chép những file linh tinh (đặc biệt là film độc hại) rồi dấu giếm trong một thư mục riêng của nó bằng cách đặt quota. 20 Meg là thừa cho nhiều nhu cầu riêng của nó, hơn nữa bạn luôn có thể tìm thấy nó đã lưu file vào những đâu, tên gì.
- NTFS mới có khả năng mount (như họ nhà Linux/UNIX) một partition NTFS khác hay một ổ đĩa CD ROM vào một thư mục và truy xuất nó như một thư mục con bình thường. Điều này cực kỳ hữu ích cho ai đang sử dụng 1 service như SQL Server chẳng hạn, nó lưu nhiều dữ liệu trên một thư mục nào đó và bạn dùng gần hết đĩa cho cái service đó. Việc tăng kích thước volume là có thể làm được (cái này tí nói sau), nhưng cách cắm thêm 1 ổ cứng lớn nữa hay tạo 1 partition lớn trên cùng đĩa, format thành 1 volume to rồi mount vào cái thư mục dữ liệu kia là giải pháp nhanh nhất, tất nhiên là phải copy dữ liệu từ thư mục con kia sang thư mục gốc của cái volume mới. Khi mount xong, service kia vẫn dùng như cũ và truy cập vào ổ đĩa mới như là vẫn còn ở cùng volume.
- NTFS mới có khả năng tạo hard link tới một file (không phải shortcut) tương tự như hard link trên Linux hay UNIX. Điều này giống như bạn có 1 file (1 nội dung) nhưng có nhiều tham chiếu cho file đó. Ví dụ bạn muốn thư mục C:\abc.exe có hard link thứ 2 là C:\Windows\abc.exe, thì chỉ gõ lệnh: fsutil hardlink create C:\Windows\abc.exe C:\abc.exe, lúc này bạn có thêm 1 file nữa nhưng nó vẫn là file cũ. Sự hữu ích của tính năng này các bạn nào quen dùng Linux/UNIX sẽ thấy ngay, nó sẽ giúp bạn có thể alias nhiều tên chương trình hoặc lệnh của duy nhất 1 lệnh. Chỉ tiếc là nó chỉ hard link cho file, không hard link cho thư mục. File sẽ chỉ bị xoá khi tất cả các hard link của nó bị xoá, nếu còn vẫn còn ít nhất 1 hard link trỏ đến file đó thì chỉ có cái đề mục ấy bị xoá mà thôi. Tôi mới dùng lệnh này trên XP, k0 nhớ là 2K có support k0.
- NTFS mới có khả năng hỗ trợ việc dùng RAID mềm trên Win2K trở lên. Bạn convert disk của bạn thành dạng Dynamic Disk (thay vì như bình thường là Basic). Lúc này các volume thông thường (C:, D:) có thể nằm trải rộng trên nhiều đĩa, nhiều partion khác nhau, kích thước volume có thể tăng lên được trong tương lai khi cắm thêm ổ. Ngoài ra RAID mềm của Win2K hỗ trợ dạng mirror bảo đảm dữ liệu (RAID 0), stripe tăng tốc (RAID 1) hoặc RAID 5 vừa tăng tốc vừa đảm bảo sẽ là những tuỳ chọn ít tốn kém cho hệ thống có yêu cầu những khả năng này. Xin tham khảo tài liệu Ms về vấn đề này nếu muốn sử dụng.
Tuy thế, bạn vẫn cần dùng FAT32 khi:
- FAT32 vẫn phải tồn tại, nếu như bạn cần chạy Win98 trên một máy tính chỉ có Pentium 200MMX và 32 Meg RAM. Với cấu hình nà thì hiện nay không giúp gì nhiều và nếu có, hệ điều hành Linux sẽ hữu dụng hơn nếu chạy trên cái máy cũ này.
- FAT16 (và một ít là FAT32) được dùng để định dạng cho các loại thẻ nhớ, vì các thiết bị chấp nhận thẻ như máy ảnh số, máy nghe nhạc số chưa thấy có cái nào support NTFS cả. Hoặc là chúng dùng định dạng riêng, hoặc là FAT16, chỉ có một số ít thẻ nhớ cỡ lớn thì mới dùng FAT32.
- FAT16 (chứ không phải FAT32) là lựa chọn hàng đầu khi bạn muốn copy dữ liệu của mình từ một máy tính Windows sang máy khác họ Windows thông qua thẻ nhớ hoặc thanh nhớ USB sang một máy Non-Windows (như Mac chẳng hạn). Tôi đã gặp bài học này khi gửi cho anh bạn thanh nhớ USB format dạng FAT32, anh ta dùng Mac (không nhớ phiên bản lắm, hình như là Mac OS 10) và nó không thể nhận ra hệ thống file đó.
Chúc các bạn lựa chọn phù hợp với yêu cầu của mình.
Hi everybody!
Tựa
Nhân buổi tối thứ 7 buồn bã, không biết đi chơi đâu, lang thang trên diễn đàn rồi nảy ra ý nghĩ viết bài này. Việc này tôi thấy nhiều người băn khoăn ở bên ngoài và cả ở diễn đàn về vấn đề này, nhiều người vẫn không thoát khỏi lối mòn trong đầu: "chỉ quen dùng những gì quen thuộc".
Bài này không có ý đi sâu vào vấn đề quá kỹ thuật, mà chỉ xét trên phương diện người dùng, so sánh tính năng và đưa ra các gợi ý lựa chọn cấu trúc file cho hệ thống Win của bạn dựa theo nhu cầu. Tôi cũng không đưa ra chi tiết thông số kỹ thuật của 2 loại này, mà chỉ nói khi nào dùng cái này, khi nào dùng cái kia và lợi ích của nó.
Nói qua về FAT32 và NTFS
Phải nói qua về hệ thống FAT16, người tiền nhiệm của FAT32, với giới hạn khả năng lưu trữ cho mỗi ổ đĩa là 2GB. FAT16 được hỗ trợ bởi tất cả các hệ điều hành của Ms cho tới nay (trừ các MS-DOS quá cũ trước phiên bản 5.0 - cái này có thể nhớ k0 chính xác).
FAT32 là hệ thống file xuất hiện kế tiếp với mục đích thay thế hệ thống FAT16 đã cũ và k0 đáp ứng dung lượng đĩa ngày càng lớn nữa, được hỗ trợ âm thầm từ Windows 95-OSR2 nhưng được Ms chính thức công bố ở Win98. Các phiên bản sau Win sau này đều hỗ trợ FAT32 là Win Me, Windows 2000, Windows XP, 2003 (tính đến nay thôi, tương lai không biết). FAT32 có tài liệu kỹ thuật công khai nên nó đã được cung cấp hỗ trợ bởi nhiều hệ điều hành khác, ví dụ: Linux. FAT32 được xếp cùng loại và cùng đặc tính như FAT16.
NTFS là hệ thống file xuất hiện cùng với Windows NT, tuy cùng tên, nhưng trả qua nhiều phiên bản trong họ Win NT từ 3.51, 4.0, Win2000, XP và 2003. Đây là hệ thống file của riêng Ms, không có tài liệu kỹ thuật chính thức, nên ít có hệ điều hành ngoài Ms có thể đảm bảo việc hỗ trợ NTFS.
Vì WinNT4.0 xuất hiện trước khi FAT32 xuất hiện, nên WinNT4.0 không hỗ trợ FAT32 (FAT16 thì có, hiển nhiên).
Lưu ý một điều: Win Me là phiên bản cuối cùng trong họ 9x dù rằng có giao diện trông giống 2K, nhưng trái tim của nó vẫn là Win98SE cũ kỹ nên nó không hỗ trợ NTFS.
Vậy khi nào dùng FAT32, khi nào thì NTFS
Nói luôn là NTFS là hệ thống file tiên tiến hơn nhiều so với FAT32, nó có hầu hết các đặc tính mà các hệ thống file hiện đại có mà FAT32 không có. Nên nếu có thể hãy dùng NTFS thay vì FAT32. Tại sao vậy? vì là:
- FAT32 không hỗ trợ các tính năng bảo mật như đặt quyền, mã hoá như là NTFS. Có thể điều này k0 cần thiết cho bạn, nhưng với Windows thì có thể, và đôi khi là bị yêu cầu trong một số trường hợp. Với NTFS, bạn có thể quên các tiện ích mã hoá hay đặt mật khẩu cho thư mục đi, cái đó là đặc tính vốn có của NTFS, chỉ cần bạn biết khai thác. Sử dụng bất cứ tiện ích nào không thuộc hệ điều hành để thao tác trực tiếp với đĩa đều có ít nhiều rủi ro đấy.
- FAT32 có khả năng phục hồi và chịu lỗi rất kém so với NTFS. Có thể vài bạn cười tôi vì điều này, rằng là NTFS không tương thích nhiều chương trình check đĩa hay sửa đĩa cũ rích, vậy nếu hỏng đĩa thì lấy gì chữa? nhưng nếu bạn biết rằng NTFS là hệ thống file journaling, đây là điểm đảm bảo cho tính toàn vẹn dữ liệu khi ghi trên đĩa trong khi FAT32 thì không. Các bạn có để ý rằng khi mà mất điện đột ngột, Windows 98 và cả 2000, XP sẽ phải scan lại đĩa khi khởi động lại nếu đĩa đó là FAT32 không? trong khi NTFS thì không. Bởi hệ thống dùng NTFS có được những thông tin về tính toàn vẹn dữ liệu ghi trên đĩa và nó mất rất ít thời gian để biết được về mặt logic đĩa của mình có lỗi hay không và nếu có thì hệ thống cũng tự phục hồi một cách cực kỳ đơn giản và nhanh chóng. Với FAT32 thì nó phải rà quét toàn bộ lâu hơn nhiều. Một hệ thống Win2k, XP sẽ ổn định hơn nhiều nếu cài trên Partition được format với NTFS. Ngoài ra NTFS có công cụ check và sửa đĩa của Ms khá tốt đấy.
- NTFS có thể nén file/thư mục mà khi truy cập vẫn "trong suốt", nghĩa như với file/thư mục bình thường, điều này không chỉ tiết kiệm đĩa cứng của bạn mà chỉ làm giảm hiệu năng đi rất ít. Nếu như các thể loại file nén được càng nhiều, thì thời gian đọc file đó càng nhanh (do hệ thống chỉ phải đọc ít dữ liệu từ đĩa - một thao tác khá chậm, thời gian giải nén phục thuộc CPU và hiện nó thường khá mạnh, tổng lại hiệu năng có khi còn tốt hơn), ghi file nén sẽ chậm hơn đọc một chút. Theo quan sát của tôi thì với các file văn bản, tài liệu hoặc html, NTFS cho hiệu quả nén tốt mà vẫn giữ được hiệu năng, xuống còn khoảng 60% so với kích thước gốc. Lưu ý rằng việc nén thư mục/file của NTFS khác hoàn toàn với việc nén ổ đĩa bằng Double Space hay Driver Compressor dưới thời Win98, nó không làm giảm tuổi thọ đĩa cứng của bạn, mà có khi còn tăng thêm đấy.
- Bạn phàn nàn rằng NTFS không thể truy cập nếu bạn ở DOS hay Win98. Hãy quên DOS đi, và cả Win98 nữa. Với các công việc bình thường, trừ trường hợp phải chạy mấy các ứng dụng cũ rích không chạy được trên Win2K trở lên (tôi thấy hiện nay ít có ứng dụng loại này và điều này đã có một giải pháp khác hiệu quả hơn: máy ảo), thì việc quên đi Win98 là hợp lý. Cái này là lối mòn của rất nhiều người, họ ít chịu thay đổi bởi quá quen với Win98, nhưng 2K, XP đều tốt hơn và có đủ những thứ mà Win98 có. Nhiều người khẳng định với tôi rằng Win98 ổn định và chạy nhanh hơn Win2K (về mặt khởi động thì 2K thua, nhưng XP thì ngang ngửa và 2003 thì vượt xa), điều này chỉ là cảm tính sai lạc mà thôi, theo đo đạc thì hầu hết ứng dụng như Office đều có hiệu năng tốt hơn khi chạy trên 2K hay tốt nữa là XP so với Win98 trên cùng một cấu hình máy (máy tính phải đủ mạnh). Bản thân tôi đã từng phải tuyên bố với bạn bè cách đây 3 năm (năm 2001) rằng: mọi thắc mắc hoặc hỗ trợ kỹ thuật về Win98 xin đừng hỏi tôi, tôi sẽ không trả lời đâu. Tôi đã quá kinh nghiệm với việc cứ phải giúp mọi người giải quyết những trục trặc dở hơi của hệ thống Win98, và rất bực mình về chuyện đó. Khi có XP, thì chỉ cần cài nó đúng cách, đặt các tham số chuẩn xác là bạn có thể yên tâm cả năm sau k0 có trục trặc gì lớn cả. Và cũng quên Win Me đi vì nó còn kém hơn cả Win98.
- Nhiều bạn vẫn có thói quen rút đĩa cứng của mình đi cắm vào máy của bạn bè để copy. Do đó thường để dạng FAT32 cho *tương thích* với nhiều nơi. Điều này nên hạn chế bởi ổ cứng không thích hợp cho việc mang đi mang lại. Tôi đã trả giá bằng nhiều ổ cứng hỏng do việc vác đi vác lại đó rồi. Hiện nay thanh nhớ USB khá rẻ, tiện lợi. Mặc khác nhu cầu sao chép phần mềm của các bạn sẽ được đáp ứng với chỉ có ... 8K VND mà thôi. Vả lại đa phần các máy mới hiện nay đều cài 2K, XP trở lên, gặp bạn nào vẫn chạy Win98 thì chắc là lạ lắm rồi.
- Nếu bạn lựa chọn NTFS cho hệ thống Win của mình, và chẳng có lý do gì phải dùng đến FAT32 nữa, thì cũng quên đi các giải pháp chuyển đổi từ NTFS sang FAT32, tất cả chúng đều không đảm bảo tuyệt đối. Tất nhiên vì lý do quá khứ, bạn đang có FAT32, thấy lợi ích của NTFS sau bài này và muốn chuyển sang NTFS. Win từ 2K trở lên có tiện ích convert, chỉ cần gõ vào ô Run lệnh: convert <ổ đĩa FAT32>: /FS:NTFS, trả lời vài câu hỏi là bạn đã hoàn toàn quên FAT32 đi được rồi.
- NTFS đặt được quota sử dụng cho người dùng, cái này thường hữu ích cho công sở. Tuy nhiên ở nhà bạn có thể hạn chế con cái bạn sao chép những file linh tinh (đặc biệt là film độc hại) rồi dấu giếm trong một thư mục riêng của nó bằng cách đặt quota. 20 Meg là thừa cho nhiều nhu cầu riêng của nó, hơn nữa bạn luôn có thể tìm thấy nó đã lưu file vào những đâu, tên gì.
- NTFS mới có khả năng mount (như họ nhà Linux/UNIX) một partition NTFS khác hay một ổ đĩa CD ROM vào một thư mục và truy xuất nó như một thư mục con bình thường. Điều này cực kỳ hữu ích cho ai đang sử dụng 1 service như SQL Server chẳng hạn, nó lưu nhiều dữ liệu trên một thư mục nào đó và bạn dùng gần hết đĩa cho cái service đó. Việc tăng kích thước volume là có thể làm được (cái này tí nói sau), nhưng cách cắm thêm 1 ổ cứng lớn nữa hay tạo 1 partition lớn trên cùng đĩa, format thành 1 volume to rồi mount vào cái thư mục dữ liệu kia là giải pháp nhanh nhất, tất nhiên là phải copy dữ liệu từ thư mục con kia sang thư mục gốc của cái volume mới. Khi mount xong, service kia vẫn dùng như cũ và truy cập vào ổ đĩa mới như là vẫn còn ở cùng volume.
- NTFS mới có khả năng tạo hard link tới một file (không phải shortcut) tương tự như hard link trên Linux hay UNIX. Điều này giống như bạn có 1 file (1 nội dung) nhưng có nhiều tham chiếu cho file đó. Ví dụ bạn muốn thư mục C:\abc.exe có hard link thứ 2 là C:\Windows\abc.exe, thì chỉ gõ lệnh: fsutil hardlink create C:\Windows\abc.exe C:\abc.exe, lúc này bạn có thêm 1 file nữa nhưng nó vẫn là file cũ. Sự hữu ích của tính năng này các bạn nào quen dùng Linux/UNIX sẽ thấy ngay, nó sẽ giúp bạn có thể alias nhiều tên chương trình hoặc lệnh của duy nhất 1 lệnh. Chỉ tiếc là nó chỉ hard link cho file, không hard link cho thư mục. File sẽ chỉ bị xoá khi tất cả các hard link của nó bị xoá, nếu còn vẫn còn ít nhất 1 hard link trỏ đến file đó thì chỉ có cái đề mục ấy bị xoá mà thôi. Tôi mới dùng lệnh này trên XP, k0 nhớ là 2K có support k0.
- NTFS mới có khả năng hỗ trợ việc dùng RAID mềm trên Win2K trở lên. Bạn convert disk của bạn thành dạng Dynamic Disk (thay vì như bình thường là Basic). Lúc này các volume thông thường (C:, D:) có thể nằm trải rộng trên nhiều đĩa, nhiều partion khác nhau, kích thước volume có thể tăng lên được trong tương lai khi cắm thêm ổ. Ngoài ra RAID mềm của Win2K hỗ trợ dạng mirror bảo đảm dữ liệu (RAID 0), stripe tăng tốc (RAID 1) hoặc RAID 5 vừa tăng tốc vừa đảm bảo sẽ là những tuỳ chọn ít tốn kém cho hệ thống có yêu cầu những khả năng này. Xin tham khảo tài liệu Ms về vấn đề này nếu muốn sử dụng.
Tuy thế, bạn vẫn cần dùng FAT32 khi:
- FAT32 vẫn phải tồn tại, nếu như bạn cần chạy Win98 trên một máy tính chỉ có Pentium 200MMX và 32 Meg RAM. Với cấu hình nà thì hiện nay không giúp gì nhiều và nếu có, hệ điều hành Linux sẽ hữu dụng hơn nếu chạy trên cái máy cũ này.
- FAT16 (và một ít là FAT32) được dùng để định dạng cho các loại thẻ nhớ, vì các thiết bị chấp nhận thẻ như máy ảnh số, máy nghe nhạc số chưa thấy có cái nào support NTFS cả. Hoặc là chúng dùng định dạng riêng, hoặc là FAT16, chỉ có một số ít thẻ nhớ cỡ lớn thì mới dùng FAT32.
- FAT16 (chứ không phải FAT32) là lựa chọn hàng đầu khi bạn muốn copy dữ liệu của mình từ một máy tính Windows sang máy khác họ Windows thông qua thẻ nhớ hoặc thanh nhớ USB sang một máy Non-Windows (như Mac chẳng hạn). Tôi đã gặp bài học này khi gửi cho anh bạn thanh nhớ USB format dạng FAT32, anh ta dùng Mac (không nhớ phiên bản lắm, hình như là Mac OS 10) và nó không thể nhận ra hệ thống file đó.
Chúc các bạn lựa chọn phù hợp với yêu cầu của mình.
---------------------------------------------------
MyQuartz@
MyQuartz@