Trao đổi với tôi

http://www.buidao.com

2/23/14

Các bài viết về cài đặt Codec, Filter, sử dụng CPU, GPU giải mã HD

Trước tiên mình xin nói là các cách config này đều dựa vào Default của các Filter đã được K-Lite Mega Codec Pack apply khi cài đặt. Nếu mọi người cài từng Filter riêng lẽ hoặc xài bộ Codec khác thì cứ nhìn hình mà tùy chỉnh cho phù hợp. K-Lite là bộ Codec ưu việt nhất hiện nay, tại sao như vậy thì các bạn đọc thread Hướng dẫn K-Lite của mình sẽ hiểu (sẽ post sau). Mình đã đọc hết các Document kèm theo các Filter (tài liệu chính thức của những người viết ra Filter đó) và tham khảo thêm 1 số forum (CCCP, doom9..) để cho ra cách config tối ưu nhất. Mình sẽ cố gắng giải thích tại sao phải config như vậy bằng 1 cách đơn giản nhất vì nó khá chuyên sâu về kỹ thuật, mong các bạn đừng bắt bẻ từng câu từng chữ để đấu đá với mình.
Lưu ý: để các bạn có thể tham khảo 1 cách đơn giản nhất, những option mặc định (default) của Filter mình sẽ ko nêu ra để tránh rối rắm, chỉ những cái nào quan trọng cần thiết lập mình mới hướng dẫn

- CoreAVC:
+ Aggressive deinterlacing (off): xác định source stream để tiến hành Deinterlacing
+ Deinterlacing (none): cứ tắt nó đi cho nhẹ gánh. Vì gần như tất cả các phim HD chất lượng cao được encode bằng AVC/H264 đều ở dạng progressive nên ko cần phải Deinterlacing



Chú ý: phần Input và Output Levels đã có bạn hỏi sao ko chỉ định hẳn Input là PC còn Output là TV. Mình đã test và nhận thấy để Auto detect là đẹp nhất vì nó sẽ xác định các thông số 1 cách chính xác nhất tùy trường hợp.

- ffdshow:
+ Codecs: Nếu muốn ffdshow decode phim HD thì chọn libavcodec, còn ko thì chọn disabled



+ Postprocessing (on): cái này chính là Deblocking (khử ô vuông) đó
+ Picture Properties: (on) cái này nếu các bạn muốn cân bằng màu. Chỉ nên chỉnh những thông số sau: contrast (độ tương phản), brightness (độ sáng), gamma, saturation (độ đậm nhạt của màu)



+ Decoder options: công thức chỉnh: 1 core = 1,5 thread. Nếu CPU của bạn có 2 nhân thì Number of decoding threads sẽ là 3



- AC3Filter:
+ Thẻ Main:
* Output Format: 3/2+SW 5.1 channels. Rate: 48000. Nếu xem phim AC3 thì để PCM 16 bit, xem phim DTS thì để PCM 24 bit.
* Đừng có enable cái DRC nhé, nó là Dynamic Range Control đó, tác dụng na ná Auto gain control, Normalize matrix



+ Thẻ Mixer:
* Auto matrix (on): cái này có chức năng là tính toán source input để output ra chính xác các channels của hệ thống loa 5.1. Nếu các bạn thích các loa trong hệ thống thay đổi chức năng, vị trí cho nhau thì có thể off cái này để chỉnh manual nhưng mình khuyên ko nên làm vậy.
* Auto gain control, Normalize matrix (off): cân bằng âm thanh, ko để tình trạng âm thanh bị overflow. Cứ tắt cái này đi vì nó sẽ bóp các dải tần lại, nếu loa "yếu ke" quá có bật nó lên cũng bị bể tiếng như thường à
* Voice control (off): chỉ bật khi hệ thống loa thiếu kênh center
* Expand stereo (off): chỉ bật khi hệ thống loa thiếu 2 kênh rear
* Bass redirection (off): thiết lập lại tần số cắt, cứ để default đi đừng vọc lung tung



+ Thẻ System: nhớ bảo đảm check những mục sau
* AC3, DTS, DVD (use AC3Filter for)
* Prefer AC3Filter (Filter merit)
* Use Direct Sound by default (Default audio renderer)



+ Thẻ Gain: tuyệt đối ko tăng bất kì cái nào, chỉ tổ bể tiếng thôi, loa yếu thì đừng có "cưỡng cầu"








Media Player Classic (Config chung)
- Output:
DirectShow Audio: chọn DirectSound: [tên soundcard đang sử dụng]



- Internal Filters: gồm có Source Filters và Transform Filters, nhiều bạn hay nhầm lẫn và chưa phân biệt được 2 cái này. Mình xin giải thích đơn giản là:
+ Source Filters: tức là những Filter có chức năng giống như Parser và Splitter (cái mà anh em mình hay sử dụng nhất là Haali Media Splitter đó nhớ ko), những Filter dạng này có chức năng phân tích các thành phần chứa trong container, trong trường hợp này AC3 và DTS đã được AC3Filter đảm nhiệm, Matroska đã được Haali Media Splitter đảm nhiệm nên chúng ta uncheck nó đi.
+ Transform Filters: đây mới chính là những Integrated Filters của MPC, tức là những decoders dùng cho việc giải mã định dạng âm thanh hoặc hình ảnh được tích hợp sẵn trong MPC. Vì việc giải mã này đã có những external filters lo rồi nên chúng ta uncheck AC3, DTS, LPCM



- Audio Switcher: trong bài "Làm sao để thưởng thức HD" của a Chip có nói "chức năng này có tác dụng khuyếch đại âm thanh, nhưng nó làm việc kém, gây vỡ âm thanh ở âm lượng lớn" nhưng đây chỉ là cái phụ. Chức năng chính của Audio Switcher là chuyển qua / lại giữa 2 kênh âm thanh. Nếu file mkv của các bạn có từ 2 Audio Track trở lên thì enable cái này lên. Lưu ý là mấy cái Regain, Boost... đi theo nó mình tắt hết vì mấy cái này cùi bắp lắm




Các trường phái config để xem định dạng AVC/H.264

Mình chia làm 3 trường phái: Standard, Enhanced và Hardware Decode. Xin nói thêm là các trường phái config của mình chỉ dựa vào 1 decoder duy nhất là CoreAVC.
Ngày xưa trong giới Team Rip hay truyền miệng nhau 1 bài đồng ca:
- For faster systems, ffdshow
- For slower systems, CoreAVC
Nghe na ná như "đối nội thì hỏi Trương Chiêu, đối ngoại hỏi Chu Du" các bạn nhỉ. Lúc đó CoreAVC về mặt giảm tải cho CPU thì vượt trội (phải nói CoreAVC là phần mềm decode H.264 nhanh nhất hiện nay) nhưng nó bị lỗi khi decode 1 số cảnh tối, chuyển màu giữa các vùng ánh sáng ko tốt. Nhưng từ khi bản CoreAVC Pro 1.5 ra đời thì mọi chuyện đã thay đổi, những lỗi trước kia đã được khắc phục. Và nhất là hiện nay với phiên bản mới nhất CoreAVC™ Professional Edition 1.8.5 thì mọi thứ đã trở nên tuyệt vời. Những ưu điểm của nó so với ffdshow:
- Đơn giản dễ sử dụng, chỉ cần đọc vài dòng hướng dẫn của bác nham18 là con nít cũng xài được (tự PR 1 tý ). Còn bật cái giao diện config của ffdshow ra là muốn té xỉu mặc dù play phim HD mình chỉ cần chỉnh vài cái chứ đâu cần hết cả đống đó
- Khả năng giảm tải cho CPU là số 1 hiện nay, nếu bạn nào sử dụng CPU 2 nhân, khi đang play phim HD các bạn bật tab Performance trong Task Manager sẽ thấy CoreAVC chia tải cho 2 core CPU tối ưu hơn hẳn so với ffdshow
- Phiên bản 1.8.5 đã add thêm phần chỉnh Brightness - Contrast - Saturation để VideoCard có thể tham gia vào quá trình tinh chỉnh chất lượng hình ảnh, điều mà trước đây chỉ có ở ffdshow.
- Và ưu điểm lớn nhất của CoreAVC là giúp đỡ các bạn sinh viên nghèo ham vui có thể tiếp cận với 1 công nghệ mới - công nghệ HD - chỉ với chiếc máy vi tính PIV mà chất lượng hình ảnh vẫn đảm bảo theo chuẩn Standard chứ ko hề bị suy giảm

Lưu ý: ffdshow được tích hợp sẵn trong K-Lite còn CoreAVC thì ko, muốn sử dụng bắt buộc phải cài riêng

1/ Standard:

Phần DirectShow Video chúng ta sẽ sử dụng Overlay Mixer để render phần hình ảnh của phim HD.



Lưu ý: tuyệt đối ko dùng Haali Renderer, nhiều bạn hay chọn cái này cho nhẹ nhưng mình khuyên ko nên. Vì đối với 1 số VideoCard và 1 số bộ phim nó sẽ bị sai lệch màu rất nặng, chất lượng hình ảnh thì kém. Mọi chi tiết và proof xin liên hệ echip và duycom

Những ưu điểm của trường phái Standard:
- Đây là phương pháp render hình ảnh nhanh nhất cho nên chỉ cần máy có cấu hình P4 2,6 GHZ là có thể chạy ngọt gần như 100% phim HD-720p (hồi xưa mình xài cách này với cái máy cùi coi HD-720p hơn 1 năm mà chưa vấp phim nào, mình nghĩ P4 2,4 GHZ cũng có thể chạy được nhưng chưa test)
- Ko cần sử dụng GraphicCard rời, chỉ cần onboard là xử vô tư
- Cho ra chất lượng hình ảnh, màu sắc giống với source nhất. Tức là có sao nó thể hiện vậy, ko thêm mắm dặm muối. Mình xin trích dẫn 1 đoạn Recommend của nhóm tác giả CCCP

Trích Nguyên văn bởi www.cccp-project.net
Use overlay mixer as video output renderer - Overlay mixer is used as the default renderer for several reasons, compatibility being one of the foremost. VMR7 is only available on Windows XP and VMR9 is horribly buggy (jagged edges and extreme smoothing are common problems). The VMR7 renderless and all VMR9 modes have a tendency to make the video look distinctly greenish, especially on nVidia video cards. The overlay mixer should be the most accurate renderer - it shows you what the video really looks like. So for both compatibility and quality, we use overlay. If, however, you have issues using overlay, try the VMR7 windowed mode.
Xin tạm dịch là:
Dùng overlay mixer như 1 bộ kết xuất hình ảnh - Overlay mixer được dùng như bộ kết xuất mặc định vì nhiều lý do, trước nhất là do tính tương thích. VMR7 chỉ có ở Windows XP và VMR9 thì bị lỗi kinh khủng (răng cưa và khả năng chạy mượt là những vấn đề phổ biến. VMR7 và tất cả chế độ VMR9 có xu hướng làm cho hình ảnh rõ ràng ngả sang màu hơi lục, đặc biệt là những VideoCard của nVidia. Overlay mixer hầu như là bộ kết xuất chính xác nhất - nó cho bạn thấy cái mà hình ảnh thực ra trông phải như vậy. Như vậy, cho cả tính tương thích và chất lượng, chúng ta dùng overlay. Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề trong việc sử dụng overlay, hãy thử chế độ VMR7 (windowed)
2/ Enhanced:

- Phần DirectShow Video chúng ta sẽ sử dụng VMR9 (renderless) để render phần hình ảnh của phim HD
- Use texture surfaces and render in video 3d
- Resizer chọn Bicubic A= -0.60 (PS 2.0)
Trong bài "Làm sao để thưởng thức HD" của lão Chip thì chọn Resizer: Bilinear (PS 2.0). Đây là 1 tùy chọn ko tối ưu. Nhưng với tính cách quan liêu, bao cấp, bảo thủ mình đã nói biết bao nhiêu lần rồi mà lão ấy vẫn chọn cái này và còn chỉ dẫn cho hàng ngàn người khác như vậy. Mình xin trích dẫn 1 đoạn trong Documentation của chính những người đã viết ra phần mềm MPC này (nếu bạn nào cảm thấy hiểu MPC hơn những người này thì mình đầu hàng)
Trích Nguyên văn bởi MPC Documentation
Resizing - in 3D mode you MPC can use different filters when scaling the image. The most simple and fast is Nearest Neighbor but it gives the worst quality. Bilinear is quite quick and gives good quality, there is variant which uses pixel shaders. Bicubic method has the best quality, but for realtime image processing requires powerful enough video card. There are three variants of bicubic interpolation, the difference is sharpness level (0,6 - the most sharp one).
Xin tạm dịch là:
Resizing - trong chế độ 3D MPC có thể dùng nhiều bộ lọc khác nhau khi xác định tỷ xích hình ảnh. Cái đơn giản và nhanh nhất là Nearest Neighbor nhưng nó cho chất lượng rất tệ. Bilinear thì khá nhanh và cho chất lượng tốt. Có nhiều kiểu đổ bóng điểm khác nhau. Phương pháp Bicubic có chất lượng tốt nhất, nhưng do tiến trình xử lý hình ảnh thời gian thực đòi hỏi VideoCard phải có đủ sức mạnh. Có 3 kiểu giải thuật nội suy Bicubic, chỉ khác nhau ở cấp độ sắc nét (0,6 - the most sharp one)
==> Do đó sử dụng Bicubic A= -0.60 (PS 2.0) sẽ cho ra hình ảnh đẹp nhất và nhiễu hạt tương đối thấp nhất.

- VMR9 mixer mode: Puts VMR9 (renderless) into mixer mode, this means most of the controls on its property page will work and it will use a separate worker thread to renderer frames -> enable cái này lên để tối ưu hóa chế độ VMR9 trong việc render hình ảnh
- Lock back-buffer before presenting (may fix broken vertical syncronization): khi xem phim HD trong chế độ VMR9 đã có rất nhiều bạn bị hiện tượng lag hình, hình ảnh bị tét, bị rách ngang, có những vạch tự nhiên xuất hiện xẹt ngang màn hình... mặc dù máy có cấu hình khá mạnh. Cái này trong bài "Làm sao để thưởng thức HD" của lão Chip ko hề nhắc đến, bữa qua chỉnh máy bên nhà bác dinhvannam lão cũng ko biết làm sao khắc phục. Chỉ cần enable chức năng này lên cho nó khóa cái back-buffer lại khi xem các bạn sẽ ko còn bị những hiện tượng khó chịu này nữa.



- Chỉnh Sharpen:
Play > Shaders > Edit... > chọn sharpen >



+ Nếu VideoCard của bạn hỗ trợ Pixel shader 3.0 trở lên, hãy chọn "ps_3_0"
+ Nếu VideoCard của bạn hỗ trợ Pixel shader 2.0, hãy chọn "ps_2_0"



Sau đó khi play phim thì chọn Play > Shaders > sharpen



Kết quả: sau khi config theo kiểu Enhanced và bật thử 1 phim lên thì...Ồ độ sắc nét tăng lên đáng kể còn chất lượng hình ảnh thì...xấu hoắc . Phim HD gì mà nhiễu hạt tùm lum, hình ảnh thì bị bạc bạc, màu sắc thì nhợt nhạt... Nhưng các bạn đừng bi quan vội, cần phải thêm 1 giai đoạn tinh chỉnh nữa để đạt chất lượng hình ảnh tối ưu.
- Vấn đề nhiễu hạt (noise) phụ thuộc vào 2 yếu tố: source phim và khoảng cách giữa bạn và màn hình. Một số phim bị nhiễu từ gốc vd như Hero, War of the World, GrindHouse... thì cho dù bạn làm gì nó vẫn cứ...hột hột. Cái này là do ý đồ của đạo diễn phim cố tình làm thế chứ ko phải do phim bị lỗi. 1 số phim khác thì bị nhiễu rất ít, nhất là đối với những phim mới sản xuất gần đây. Cộng với khoảng cách giữa bạn và màn hình nếu đúng theo tiêu chuẩn thì hiện tượng nhiễu hạt sẽ ko còn đáng kể nữa. Đổi lại bạn sẽ có 1 bộ phim với độ sắc nét "còn hơn ở rạp", cho dù cảnh phim có hàng trăm object xuất hiện cùng lúc nhưng mọi vật lúc nào cũng sẽ rõ ràng "cái nào ra cái nấy" nhờ công nghệ Sharpen.
- Chế độ VMR9 sẽ làm cho độ sáng tăng lên 1 cách bất thường làm cho hình ảnh bị bạc, và màu sắc bị nhợt nhạt. Do đó chúng ta cần thêm 1 bước nữa: chỉnh Picture Levels trong CoreAVC
+ Brightness: -16 sẽ cho màu đen về giống như Standard nhưng những cảnh tối bị mất chi tiết rất nặng. Sau khi test mình thấy -8 là hợp lý nhất
+ Contrast: giữ nguyên ko đổi
+ Saturation: +8 sẽ làm cho màu sắc rực rỡ trở lại, chỉnh cao hơn chỉ làm cho hình ảnh bị lòe loẹt.



Giờ mọi việc đã hoàn tất, bạn có thể thưởng thức thành quả của mình rồi đấy.

Ưu điểm lớn nhất của trường phái Enhanced là sau khi tinh chỉnh sẽ cho ra hình ảnh với chất lượng tuyệt vời, độ sắc nét và màu sắc đều đẹp hơn hẳn Standard
Bên cạnh đó nó cũng còn nhiều khuyết điểm:
- Cần có GraphicCard rời để hình ảnh đẹp hơn
- Đòi hỏi hệ thống có cấu hình tương đối mạnh nếu muốn chơi được cả 1080p (chỉnh kiểu này còn đỡ chứ ai xài ffdshow còn thảm hơn nữa)
- Phải tốn nhiều thao tác mới có được 1 kết quả như ý
- Các sắc độ hình ảnh bị thay đổi so với source, phải cân chỉnh lại
- Bị hiện tượng nhiễu hạt, nặng nhẹ tùy phim.

Với 1 đống khiếm khuyết đó, người viết bài quyết định sẽ chọn trường phái...Enhanced vì 1 lý do đơn giản: nó đẹp quá

3/ Hardware Decode:


Trường phái này mình đã test qua nhưng ko quan tâm nên ko đào sâu nghiên cứu. Mọi chi tiết các bạn có thể liên hệ bác locke, SK hoặc bác sieucan là những người theo mình biết đang theo trường phái này. Mình chỉ muốn bàn thêm 1 số thứ.
Ưu điểm của trường phái này là sử dụng GPU để decode H.264 thay cho CPU, dành cho những người có VideoCard mạnh mà CPU lại yếu. Nhưng mình thấy ai đã có VideoCard hàng khủng rồi thì chả bao giờ CPU lại yếu xìu cả. Khuyết điểm của nó là cài đặt và vận hành khá phức tạp so với Standard và Enhanced. Chưa kể bản HDrip phải được tích hợp dxva thì việc decode = GPU mới có tác dụng.

Bàn về chất lượng hình ảnh của phương pháp này:
+ Chủ quan: test trên HDready 42" mình chả thấy khác nhau chỗ nào (thậm chí còn ko đẹp bằng CPU decode <- b="" br="" haha="" m="" ng="" p="" s=""> + Khách quan: trên mấy tracker lớn đã từng có tranh cãi về vụ này, sau đó mấy TeamRip thuộc hàng "chân to" đã chính thức tuyên bố chất lượng hình ảnh do CPU hay GPU decode thì cũng "rứa", chỉ khác nhau ở chỗ nếu dxva được enable thì sẽ giảm tải cho CPU. Các bạn nên nhớ rằng mấy phim HDrip mà chúng ta đang coi cũng chỉ được encode = CPU thôi đấy, còn khi xem chúng ta sử dụng GraphicCard chỉ để thêm mắm dặm muối cho đậm đà hơn thôi
+ Truyền thuyết: ko hiểu sao lúc nào mọi người cũng cho rằng bất kể cái gì dù hình ảnh hay âm thanh mà do Hardware decode thì chất lượng sẽ tuyệt vời hơn hẳn ba cái phần mềm vớ vẩn được bợ đít bằng con CPU cùi. Giới chơi âm thanh Hi-Tech đã từng khốn đốn khổ sở vì con chip decode AC3, DTS được tích hợp trong soundcard X-Fi của Creative, thậm chí có bác còn mất ăn mất ngủ suốt ngày lên forum "các bác ơi giúp em với em chết mất" "sao con Extreme Music của em ko nàm được thế lày" "sao con Elite Pro ko nàm được thế lọ". Vì muốn chứng minh lời đồn đó mình đã mua con Elite Pro về test cả ngày (dĩ nhiên là trên 1 hệ thống source chuẩn, system chuẩn, phòng chuẩn, tai trâu 8-x). Cho em chip X-Fi đó (cái gì có chữ Chip là mình ghét, kể cả lão Chip) đá với soft AC3Filter, cuối cùng kết quả là y chang nhau chỉ hơi khác về âm lượng (nếu ko muốn nói là AC3Filter decode còn hay hơn con chip vớ vẩn đó <- alt="" b="" border="0" class="inlineimg" i="" img="" l="" m="" ng="" p="" s="" src="http://www.hdvietnam.com/diendan/images/smilies/yahoo/4.gif" title="big grin">)

Bài viết của mình đến đây là hết, xin cám ơn các bạn đã chú ý theo dõi, xin hẹn gặp lại vào chương trình lần sau.

Link: http://www.hdvietnam.com/diendan/4-software-ky-thuat-phan-mem/106-huong-dan-cac-bai-viet-ve.html