Khác với trước đây tui chỉ dùng các kỹ thuật tự sáng tạo, hiện nay tui đã kết hợp chung với 1 số kỹ thuật sẵn có của nước ngoài và cải tiến nó cho phù hợp hơn với mục đích. Việc cùng sử dụng bảng màu RGB và YUV sẽ cho các hình ảnh hiển thị 3D được tốt hơn (trước đây chỉ sử dụng bảng màu RGB).
Bên cạnh đó nhờ các hiểu biết về nguyên lý hoạt động của 3D, tui đã thành công khi chuyển thể được 1 số loại phim 3D khác thành phim 3D Anaglyph. Mục đích chính là giúp các bạn có thể hưởng thụ những siêu phẩm 3D trên thế giới với chi phí rất thấp.
- YÊU CẦU:
- Khuyến cáo nên xem phim bằng chương trình Windows Media Player, vì nó có tính ổn định rất cao. Ngoài ra bạn hãy thử xem phim bằng Media Player Classic để có thể tùy chỉnh các thứ theo ý muốn của mình dễ dàng
- Khi xem phim 3D, để có thể nhìn rõ hình ảnh 3D nhất, bạn nên hạn chế ánh sáng xung quanh. Khu vực ngồi xem nên thẳng hàng và không nên ngồi quá xa hoặc quá gần với màn hình (tùy vào kích cỡ màn hình và thị giác của mỗi người nên tự điều chỉnh khoảng cách thích hợp)
- LƯU Ý:
- Một số phim khi xem có hiện tượng hiện bóng, lem màu. Đó là do công nghệ 3D Anaglyph được phát triển cách đây hơn trăm năm không thể tương thích hoàn toàn với các công nghệ 3D hiện đại bây giờ.
- Với các Movie 3D chất lượng HD tui sẽ đưa vào công nghệ bảo vệ video được tui tự phát triển. Mục đích chống việc chỉnh sửa thay đổi nội dụng video (kể cả convert)
- Thử nghiệm chuyển phim sang 3D phân cực. Lưu ý 3D phân cực cũng có nhiều loại như 3D Anaglyph, do tui không rõ lắm về cách gọi nên tạm thời tui sẽ gọi 3D Polarized là loại 3D phân cực sọc dọc và 3D Shutter là loại 3D phân cực sọc ngang. Vì thế nếu muốn xem bạn nên kiếm thiết bị hỗ trợ thích hợp nhé. Nếu bạn nào hiểu rõ mấy cái này thì xin góp ý giùm nhé
- Các hình minh họa cho các phim sẽ là loại dành cho kính 3D Red Cyan, loại kính được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Với sự xuất hiện của những định dạng phim 3d mới cùng với các giải pháp 3d như 3d vision, iz3d,.. cho đến các dòng tivi 3d mới cửa các hãng Samsung,Sony,.. đã đánh dấu bước phát triển rất nhanh của công nghệ 3d .Bài viết sẽ hướng dẫn các bạn trình diễn nội dung 3d trên các thiết bị trên .
1. Phân loại các nhóm xem 3d
(hiện nay có nhiều cách trải nghiệm 3d khác nhau từ cơ bản cho đến nâng cao, mình tóm tắt lại dưới đây, các bạn lựa chọn cho mình nhóm phù hợp )
Nhóm A : Anaglyph dành cho các bạn dùng kính 2 màu (red cyan, green magenta,yellow blue (colorcode))
Nhóm B : Nvidia 3d vision sử dụng màn hình120 Hz (samsung 2233rz, viewsonic 2265WM, 3d ready projector, laptop Asus G51J-3D, màn hinh crt,..)
Nhóm C : Iz3d (Dual Panel LCD 3D)
Nhóm D : màn hình phân cực (row-interleaved) gồm các loại :laptop Acer 5738DG, các dòng lcd tivi của Huyndai, JVC, 3d monitor của Zalman, dòng LG LD920...)
Nhóm E : Checkerboard 3d công nghệ dlp texas (SAMSUNG Plasma PN42A450, PN42B450,các dòng DLP TIVI của Mitsubishi,..)
Nhóm F : led 240 Hz 3d tv 2010 thế hệ mới ( Samsung C7000, C8000,.. ) sử dụng kính 3d đi kèm của hãng
(xem chi tiết ở đây)
Nhóm G : Mắt kính xem phim HMD (head mounted displays) Vuzix vr920
2.Phân loại nội dung 3d
Cũng giống như các cách để trải nghiệm 3d, nội dung 3d cũng có khá nhiều các định dạng. Việc hiểu biết về các định dạng sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn khi xem 3d.
Anaglyph : định dạng 3d phổ biết nhất hiện nay hay còn gọi là 3d hai màu.Sử dụng 2 bộ lọc màu gồm 3 loại (red-cyan, green-magenta, yellow-blue(colorcode)). Nội dung 3d định dạng này có thể xem trên tất cả các thiết bị 2d kết hợp với kính 2 màu đi kèm. Chú ý là ở loại này nội dung phải xem với kính phù hợp.
Side by side : định dạng của hãng RealD đang được ứng dụng rất nhiều (các máy quay 3d 2 ống kính,..).Sẽ gồm hai hình ảnh trái và phải trên cùng một khung hình.Kích thướt chiều ngang sẽ dài gấp đôi.
Over Under : tuơng tự như side by side hình ảnh trái sẽ nằm trên và hình phải sẽ nằm dưới. Kính thướt chiều dọc sẽ tăng gấp đôi.
Frame Sequential : là định dạng 3d mới trong đó khung hình lẻ (1,3,5..) là hình ảnh dành cho mắt trái, còn khung hình chẵn (2,4,6,..) là hình ảnh dành cho mắt phải . Ứng dụng loại này dành cho công nghệ 3d active shutter cho nhóm B,F.Điều kiện của định dạng này phải sử dụng màn hình tần số cao tối thiểu 120Hz, thông qua kính trập động mắt trái của người sẽ chỉ thấy khung hình trái với tần số 60Hz, tương tự mắt phải sẽ chỉ thấy khung hình phải với tần số 60Hz.
Tuy nhiên với một số người 120 ( 60Hz cho mỗi mắt ) dường như vẫn chưa đủ, gây ra mỏi mắt (eye strain).Hiện tượng flicker (chớp tắt khung hình) và crosstalk hay ghosting (bóng ma) vẫn còn.Việc này sẽ được giải quyết tốt hơn với các dòng lcd tivi 240Hz (120Hz cho mỗi mắt).
Ảnh này đã bị thu nhỏ. Bấm vào đây để xem ảnh cỡ đầy đủ. Kích cỡ gốc là 917x776px. |
(Reducing Crosstalk with 240Hz Drive)
Hình trên cho thấy nếu dùng màn hình tần số 120Hz bạn sẽ thấy khung hình Left và Right sẽ không đầy đủ (ở mọi thời điểm).Tuy nhiên với 240Hz sẽ thấy khung hình left và Right đầy đủ (ở một số thời điểm).Do đó sẽ giảm hiện tượng bóng ma.
Field Sequential (Interlaced): định dạng 3d thế hệ cũ (mọi người hay gọi là phim phân cực) chủ yếu trên các phim dvd 3d như Spy kids, Haunted Castle, SOS planet,..So với thời điểm xuất hiện đã gây được chú ý vì màu sắc hơn hẳn anaglyph.Đặc điểm của định dạng này là trên cùng một khung hình chuẩn, tín hiệu quét ngang sẽ lưu cả hình ảnh trái và phải (nếu xem bình thường sẽ thấy phim có các sọc ngang).
Do trên cùng một khung hình lưu cả 2 hình ảnh nên khi trình diễn 3d, độ phận giải sẽ giảm đi 50%. Chính vì khuyết điểm này, ngày nay người ta đã lựa chọn định dạng side by side, over under vì đảm bảo độ phân giải và màu sắc đầy đủ full hd 3d.
Chú ý:
Đối với phim 3d định dạng anaglyph thì xem trực tiếp trên hdplayer và màn hình nào cũng được.Xem trên PC thì dùng bất cứ soft xem phim nào ví dụ như media player classic . Ngoài ra có thể mua dĩa dvd kèm kính về xem tại nhà bằng đầu dvd. Nguồn phim có thể tìm trên hdvietnam.
Ngoại trừ định đang 3d anaglyph các định dạng 3d còn lại đều xem được trên 7 nhóm trên.
Giờ đi vào phần chính. Xem các định dang phim 3d trên như thế nào ?
Một số các phần mềm xem phim 3d hiện nay đã support đầy đủ các định dạng 3d khác nhau cho phép trình chiếu trên các thiết bị 3d khác nhau