Trao đổi với tôi

http://www.buidao.com

8/4/09

[Hacking] Chuyên đề SSH,Phần 01:Khái niệm và Bên trong giao thức SSH

Chuyên đề SSH,Phần 01:Khái niệm và Bên trong giao thức SSH

Link: http://forum.saobacdau-acad.vn/showthread.php?t=783

I-Khái niệm:

SSH (tiếng Anh: Secure Shell) là một giao thức mạng dùng để thiết lập kết nối mạng một cách bảo mật. SSH hoạt động ở lớp trên trong mô hình phân lớp TCP/IP. Các công cụ SSH (như là OpenSSH, PuTTy,...) cung cấp cho người dùng cách thức để thiết lập kết nối mạng được mã hoá để tạo một kênh kết nối riêng tư. Hơn nữa tính năng tunneling (hoặc còn gọi là port forwarding) của các công cụ này cho phép chuyển tải các giao vận theo các giao thức khác. Do vậy có thể thấy khi xây dựng một hệ thống mạng dựa trên SSH, chúng ta sẽ có một hệ thống mạng riêng ảo VPN đơn giản.

Mỗi khi dữ liệu được gửi bởi một máy tính vào mạng, SSH tự động mã hoá nó. Khi dữ liệu được nhận vào, SSH tự động giải mã nó. Kết quả là việc mã hoá được thực hiện trong suốt: người dùng có thể làm việc bình thường, không biết rằng việc truyền thông của họ đã được mã hoá an toàn trên mạng.

II-Bên trong giao thức SSH

Các đặc điểm chính của giao thức SSH là:

- Tính bí mật (Privacy) của dữ liệu thông qua việc mã hoá mạnh mẽ
- Tính toàn vẹn (integrity) của thông tin truyền, đảm bảo chúng không bị biến đổi.
- Chứng minh xác thực (authentication) nghĩa là bằng chứng để nhận dạng bên gửi và bên nhận
- Giấy phép (authorization) :dùng để điều khiển truy cập đến tài khoản.
- Chuyển tiếp (forwarding) hoặc tạo đường hầm (tunneling) để mã hoá những phiên khác dựa trên giao thức TCP/IP

1. Tính bí mật (Privacy)


Tính bí mật có nghĩa là bảo vệ dữ liệu không bị phơi bày. Mạng máy tính bình thường không bảo đảm tính bí mật, bất cứ ai truy cập đến phần cứng của mạng hoặc đến những host kết nối với mạng đều có thể sẽ đọc được tất cả dữ liệu đi qua mạng. Mặc dù mạng chuyển mạch hiện đại đã giảm những vấn đề này trong mạng vùng cục bộ nhưng nó vẫn còn một vấn đề nghiêm trọng đó là mật khẩu dễ bị những kẻ xấu đánh cắp.

SSH cung cấp tính bí mật bằng việc mã hoá dữ liệu đi qua mạng. Đó là việc mã hoá hai đầu dựa trên khoá ngẫu nhiên (sinh ra để phục vụ cho một phiên kết nối và được huỷ đi khi phiên kết nối thành công). SSH hỗ trợ nhiều thuật toán mã hoá đối với phiên dữ liệu, đó là những thuật toán mã hoá chuẩn như: AES, ARCFOUR, Blowfish, Twofish, IDEA, DES và triple-DES (3DES)

2. Tính toàn vẹn (Integrity)


Tính toàn vẹn nghĩa là bảo đảm dữ liệu được truyền từ một đầu này đến đầu kia của mạng không bị thay đổi. Giao thức SSH sử dụng phương pháp kiểm tra toàn vẹn mật mã, phương pháp này kiểm tra cả việc dữ liệu có bị biến đổi hay không và dữ liệu đến có đúng là do đầu kia gửi hay không. Nó sử dụng thuật toán băm khoá là MD5 và SHA-1.

3. Chứng minh xác thực (authentication)


Chứng minh xác thực là kiểm tra định danh của ai đó để xác định chính xác đúng là người đó hay không. Mỗi kết nối SSH bao gồm hai việc xác thực: client kiểm tra định danh của SSH server (server authentication) và server kiểm tra định danh của người sr dụng yêu cầu truy cập (user authentication). Server authentication chắc chắn rằng SSH server là chính xác và không phải là kẻ lừa đảo để đề phòng kẻ tấn công lại gửi kết nối mạng đến một máy khác. Server authentication cũng bảo vệ việc bị kẻ xấu ngồi ở giữa hai bên, lừa gạt cả hai bên nghĩa là kẻ xấu sẽ nói với server nó là client và nói với client nó là server để đọc được dữ liệu trao đổi giữa hai bên.

User authentication theo truyền thống là làm việc với mật khẩu. Để xác thực định danh của bạn, bạn phải đưa ra mật khẩu, và dễ bị lấy cắp. Thêm nữa, để dễ nhớ một mật khẩu, người ta thường đặt nó ngắn và có ý nghĩa nào đó nên dễ bị kẻ xấu đoán ra. Đối với mật khẩu dài hơn thì người ta thường chọn những từ hoặc câu trong ngôn ngữ bẩm sinh nên cũng dễ bị bẻ khoá.

SSH hỗ trợ xác thực bằng mật khẩu, mã hoá mật khẩu khi nó truyền đi trên mạng. Đây là sự cải thiện rất lớn so với những giao thức truy cập từ xa thông thường khác (Telnet, FTP) mà chúng gửi mật khẩu qua mạng dưới dạng clear text. Tuy nhiên, việc chứng thực như thế vẫn chỉ là chứng thực mật khẩu đơn giản vì thế SSH cung cấp cơ chế mạnh hơn và dễ sử dụng hơn: mỗi user có nhiều chữ kí khoá công cộng (per-user public-key signature) và một cải tiến rlogin-style xác thực với định danh host được kiểm tra bằng khoá công khai. Hơn nữa, những bản bổ sung khác nhau của SSH hỗ trợ vài hệ thống khác bao gồm Kerberos, RSA, mật khẩu S/Key one-time và PAM. Một SSH client và SSH server đàm phán với nhau để xác định cơ chế xác thực sẽ sử dụng dựa trên cấu hình của chúng và một server thậm chí có thể yêu cầu nhiều kiểu xác thực.

4. Việc cấp giấy phép


Việc cấp giấy phép có tác dụng quyết định ai đó có thể hoặc không thể làm gì đó. Nó diễn ra sau khi xác thực, bởi vì bạn không thể chấp nhận một ai đó có quyền gì khi chưa biết đó là ai. SSH server có nhiều cách khác nhau để giới hạn hành động của client. Truy cập đến phiên đăng nhập tác động lẫn nhau như TCP port và X Window forwarding, key agent forwarding, … có thể tất cả đều được điều khiển mặc dù không phải tất các đặc điểm đều có sẵn trên tất cả các bản bổ sung SSH,và chúng không luôn luôn tống quát hoặc linh hoạt như bạn ý muốn. Giấy phép có thể được điều khiển tại một mức server rộng (ví dụ: /etc/ssh/sshd_config file đối với OpenSH) hoặc theo tài khoản phụ thuộc vào phương thức xác thực sử dụng.

5. Chuyển tiếp (forwarding) hoặc tạo đường hầm (tunneling)


Chuyển tiếp hoặc tạo đường hầm là đóng gói dịch vụ dựa trên TCP khác như là Telnet hoặc IMAP trong một phiên SSH mang lại hiệu quả bảo mật của SSH đến với các dịch vụ dựa trên TCP khác. Ví dụ, một kết nối Telnet bình thường truyền username, password của bạn và phiên đăng nhập của bạn ở dạng clear text. Bằng cách chuyển tiếp telnet thông qua SSH, tất cả dữ liệu sẽ tự động được mã hoá và kiểm tra định danh và bạn có thể xác nhận dùng SSH tin cậy.
SSH hỗ trợ 3 kiểu chuyển tiếp:

TCP port forwarding:

SSH dùng TCP/IP làm cơ chế truyền, thường dùng port 22 trên máy server khi nó mã hoá và giải mã lưu lượng đi trên mạng. Ở đây chúng ta nói đến một đặc điểm mã hoá và giải mã lưu lựong TCP/IP thuộc về ứng dụng khác, trên cổng TCP khác dùng SSH. Tiến trình này gọi là port forwarding, nó có tính trong suốt cao va khá mạnh. Telnet, SMTP, NNTP, IMAP và những giao thức không an toàn khác chạy TCP có thể được bảo đảm bằng việc chuyển tiếp kết nối thông qua SSH. Port forwarding đôi khi được gọi là tunneling bởi vì kết nối SSH cung cấp một “đường hầm” xuyên qua để kết nối TCP khác có thể đi qua.

Giả sử bạn có một máy H ở nhà đang chạy IMAP và bạn muốn kết nối đến một IMAP server trên máy S để đọc và gửi mail. Bình thường thì việc kết nối này không đảm bảo an toàn, tài khoản và mật khẩu mail của bạn được truyền đi dưới dạng clear text giữa chương trình mail của bạn và server. Đối với SSH port forwarding, bạn có thể định tuyến lại trong suốt kết nối IMAP ( tìm cổng TCP 143 trên server S) để truyền đi thông qua SSH, mã hoá bảo đảm dữ liệu truyền đi trên kết nối. Máy IMAP server phải chạy một SSH server cho port forwarding để cung cấp việc bảo đảm đó.

Tuy nhiên, SSH port forwarding chỉ hoạt động trên giao thức TCP và không làm việc được trên các giao thức khác như UDP hay AppleTalk

X forwarding

X là một hệ thống window phổ biến đối với các trạm làm việc Unix, một trong những đặc điểm tốt nhất của nó là tính trong suốt. Sử dụng X bạn có thể chạy ứng dụng X từ xa để mở các cửa sổ của chúng trên màn hình hiển thị cục bộ của bạn

Agent forwarding

SSH client có thể làm việc với một SSH agent trên cùng một máy. Sử dụng mọt đặc trưng gọi là agent forwarding, client cũng có thể liên lạc với các agent trên những máy từ xa. Điều thuận lợi là nó cho phép client trên nhiều máy làm việc với một agent và có thể tránh vấn đề liên quan đến tường lửa.
__________________
Dương Văn Khoa
Sao Bắc Đẩu Support Team