Trao đổi với tôi

http://www.buidao.com

7/22/09

[Virus] Những phương thức lây lan của malware và cách phòng chống

Những phương thức lây lan của malware và cách phòng chống
Cập nhật lúc 15h13' ngày 21/10/2008

Bạn thường không hiểu tại sao virus lại có thể nhiễm vào máy mình mặc dù đã cài đặt các antivirus và rất cẩn thận. Vậy chúng đã lây lan qua những con đường nào và phải phòng tránh ra sao?

1. Lây lan qua USB

Virus thường tạo ra một tệp autorun.inf trong thư mục gốc của USB hay đĩa mềm của bạn. Khi phát hiện có thiết bị lưu trữ mới được cắm vào (USB, CD, Floppy Disk… ), Window mặc nhiên sẽ kiểm tra tệp autorun.inf nằm trong đó, nếu có nó sẽ tự động thực hiện các dòng lệnh theo cấu trúc được sắp xếp trước.

Tệp autorun.inf thông thường sẽ có nội dung:

[autorun]
open=virus.exe
icon=diskicon.ico

Câu lệnh trên sẽ tự động thực thi một tệp có tên là virus.exe (tệp virus) và thiết lập icon của ổ đĩa là diskicon.ico. Những tệp này đều nằm ở thư mục gốc của thiết bị lưu trữ. Giả sử ổ USB của bạn là ổ G thì tệp đó sẽ nẳm ở G:\virus.exe. Khi cắm usb vào, máy tính sẽ mặc nhiên chạy tệp G:\virus.exe nếu chưa được config đúng cách.

Cách ngăn chặn:

Để disable chế độ tự động autorun, bạn vào StartRun, gõ regedit và ấn Ok, bên tay trái, bạn truy cập vào khóa:

HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Policies\Explorer

Bên tay phải bạn kích đúp vào biến NoDriveTypeAutoRun và chỉnh lại thành FF để vô hiệu hóa autorun của tất cả các ổ đĩa. Nhấp OK và restart lại máy để có hiệu lực. Bạn có thể truy cập vào đây để xem clip dạy cách disable autorun đã được đăng trên QuanTriMang.

Tuy nhiên cách này chỉ hạn chế được tính năng tự động của tệp autorun. Nếu trong USB có tệp autorun mà bạn kích đúp vào ổ thì window vẫn mặc nhiên chạy nó. Vì vậy bạn nên dung các phương thức khác để truy cập vào USB mà không cần kích đúp, cũng như nên sửa thói quen truy cập gây hại này và thay vào đó là chuột phải, chọn Open:

Nếu phát hiện trong USB có virus (hay tệp autorun), bạn có thể vào cmd và gõ 2 lệnh sau để xóa (phải gõ cả 2 lệnh theo tuần tự):

attrib -s -h [ổ đĩa:\]autorun.inf
del [ổ đĩa:\]autorun.inf

Lệnh đầu dùng để gỡ bỏ thuộc tính ẩn của autorun.inf, lệnh sau có tác dụng xóa autorun.inf. Nếu bạn chỉ dung lệnh del thì cmd sẽ không phát hiện ra autorun.inf và lệnh sẽ không được thực thi.

2. Lây lan qua Yahoo!Messenger

Những loại virus kiểu này có một thời rất được thịnh hành ở Việt Nam vì khả năng lây lan với tốc độ cao của nó. Thỉnh thoảng bạn gặp một vài tin nhắn rất hấp dẫn của bạn bè gửi cho và sau đó là đường link đến một trang web lạ nào đó.

Đại loại như: ... click vào đây đi, hay lắm http://[web link]…

Và nếu ai không cảnh giác sẽ vô tình click vào, đột nhiên cửa sổ IE của bạn bị đơ cứng lại trong vài giây. Virus đã được tự động down về máy và kích hoạt, chỉ vài giây sau bạn sẽ gửi đi những tin nhắn vô tình gây hại cho người khác giống như bạn bè của bạn.

Cách ngăn chặn:

Virus dạng này sử dụng một đoạn VBScript gắn trên link web được gửi có tác dụng tự động download file exe về máy và kích hoạt.

- Hiện nay phần lớn các trình duyệt đều không hỗ trợ VbScript, chỉ có Internet Explorer (trình duyệt mặc định của Window) từ bản 6 trở xuống là vẫn hỗ trợ loại mã này. Nên tốt nhất bạn nên tải bản IE 6 trở lên hoặc sử dụng các trình duyệt khác có tính bảo mật hơn như FireFox, Opera…

- Ngoài ra trước mỗi link lạ, bạn có thể xem qua source của nó để khẳng định nó không có gì nguy hiểm, bạn có thể sử dụng các trang xem trước mã html (www.viewhtml.com) . Nên chú ý các từ khóa đặc biệt như: vbscript, exe… Tuy nhiên phương pháp này tỏ ra không hiệu quả vì trong trang web đó có thể embed thêm một số url khác, và sau một loạt các url embed mới đến link của trang web chứa script.

3. Lây lan qua trình duyệt truy cập web

Giống như cách lây lan qua Yahoo Messenger, khi bạn truy cập vào đường link (một trang web) nào đó, bạn sẽ vô tình vào phải các trang web bị nhiễm mã độc (dạng VBScript). Cách giải quyết giống như trên, sử dụng các trình duyệt có tính bảo mật tốt không hỗ trợ vbscript để truy cập web.

4. Lây lan qua Email, Outlook Express

Tiện ích email thì chắc không ai còn lạ gì rồi, nhất là nếu bạn hay check mail, công việc khiến bạn phải tiếp xúc với email nhiều. Bạn rất khó phân biệt được email nào có nội dung tốt, xấu hay chỉ là spam. Hacker đã lợi dụng email để “giả dạng” một e mail với môt địa chỉ bất kì nào mà họ muốn, với nội dung là một tấm thiệp, một file attach hay đường link nào đó. Đó đều là những file malware gây nguy hiểm cho máy tính. Vậy làm sao để nhận dạng?

Cách ngăn chặn:

Phần này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm hiểu biết của bạn. Bạn nên cảnh giác với những bức mail có nội dung chung chung. Giả sử như ở phần đầu của bức mail không có phần Gửi/Chào… Hoặc không ghi rõ tên: Gửi bạn/Chào bạn… những bức mail dạng này mà kèm theo attach file hay đường link nào đó thì bạn đừng nên down về, hoặc bạn nên quét virus cẩn thận trước khi chắc chắn mở nó ra.

5. Lây lan vào các tệp tin thực thi

Một ngày chủ nhật nào đó, bạn lướt web và tìm kiếm các phần mềm tiện ích để download về. Những trang web bạn truy cập đều là các trang web sạch (không chứa mã độc, không có virus và có thể là các trang web có uy tín). Nhưng dù vậy, bạn vẫn có nguy cơ bị dính virus mà không biết mình đã bị khi nào.

Vì một lý do nào đó, chương trình ứng dụng gốc sau khi được chuyển dịch từ server này lên server khác… đã bị “đính” thêm một con virus vào (đánh tráo thành một tệp bị nhiễm virus). Bạn không hề biết nó có nguy hiểm hay không mà chỉ mẩy may bật vào, ngay lập tức, virus đã được extra và thực thi trên máy bạn từ file cài đặt của ứng dụng.

Cách ngăn chặn:

Hacker sau khi download một ứng dụng nguyên bản từ trên mạng về, sẽ sử dụng một phần mềm “exe joiner” nào đó để có thể đính 2 tệp exe vào với nhau. Rồi tiếp tục đem lên các trang web khác phát tán ứng dụng đã được đính virus. Nguyên lý của việc đính exe này có thể hiểu đơn giản như sau:

  • Virus sẽ được quẳng vào cuối file của ứng dụng (hoặc một nơi nào đó không làm ảnh hưởng tới tiến trình).
  • Sau khi chạy ứng dụng, virus sẽ được tự động extra ra thư mục temp (thư mục tạm của window) rồi tự động chạy tệp exe vừa được extra ra.

Cách ngăn chặn việc này rất khó, vì hacker có trăm phương nghìn kế để che mắt chúng ta. Ta chỉ có thể “xem qua” tính an toàn của ứng dụng.

Nếu bạn đã biết qua cấu trúc của một tệp .exe chắc cũng biết phần MZ ở đầu một tệp .exe, khi nó được đính vào ứng dụng sẽ có một phần dấu hiệu nhận biết nào đó.

Thông thường thì trong một tệp exe chỉ có một cụm chữ MZ, nếu có 2 cụm và ở phía trước có một dấu hiệu lạ nào đó thì tệp setup đã bị “dính virus”. Bạn nên xóa tệp đó và báo cho nhà cung cấp hoặc nơi lưu trữ ứng dụng biết để không làm nhiều người khác bị nhiễm.

Trên thực tế thì các phần mềm diệt virus hiện nay đều có tính năng nhận dạng những kiểu “đính” virus lộ liễu như thế này. Nhưng vì khả năng phòng thủ và tấn công luôn luôn song hành nên bạn khó lòng có thể tránh khỏi. Bài viết này giúp bạn nắm bắt qua một số nguyên nhân khiến máy nhiễm virus, giúp bạn có chút kiến thức tự phòng tránh & ngăn chặn.

Lê Minh Đức