Trao đổi với tôi

http://www.buidao.com

4/7/17

[Word], Thanh công cụ vẽ trong word 2010

Để sử dụng công cụ vẽ trong Word 2010 ta làm như sau:
Menu/Insert/ Shapes/Lines

[Auto], Xe số sàn và số tự động khác nhau đến đâu?

Hộp số sàn hay số tự động, tất cả đều là một trang bị không thể thiếu để giúp ôtô lăn bánh, tuy nhiên điều khác biệt nào khiến các cơ quan quản lí phải tìm cách đưa ra những quy định riêng biệt cho hai loại hộp số này?

Về cơ bản hộp số tự động và hộp số sàn khác nhau ở việc điều khiển hệ thống ly hợp (côn); với hộp số tự động – do hệ thống cơ khí tự động (và điện tử) thực hiện, với hộp số sàn là do người lái phải thao tác. Việc phân biệt cũng khá dễ dàng với vị trí bàn đạp ngắt ly hợp ngay bên cạnh chân phanh (tổng số có ba bàn đạp; côn/phanh/ga), trong khi với hộp số tự động chỉ có chân ga và chân phanh.
Xe số sàn và số tự động khác nhau đến đâu?
Vậy với người sử dụng, hai loại hộp số này có gì khác biệt, cả về tính năng sử dụng cũng như các vấn đề khác như bảo dưỡng, đầu tư…
Hộp số sàn rẻ hơn
Với cùng một mẫu xe, bao giờ các phiên bản sử dụng hộp số tự động đều có chi phí đắt hơn từ 1.000  – 3.000 USD hoặc cao hơn nữa tùy các thương hiệu hoặc số lượng các cấp số. Ví dụ chiếc Toyota Innova E sử dụng hộp số sàn 5 cấp có giá bán 728 triệu đồng nhưng với phiên bản Innova G có cùng trang bị động cơ nhưng giá bán là 767 triệu đồng (tất nhiên có khác biệt một số trang bị nhưng giá trị không lớn).
Hộp số tự động dễ sử dụng hơn
Với việc chỉ có chân ga và chân phanh, các thao tác đối với hộp số tự động ít công đoạn hơn, bạn sẽ không phải lo nghĩ sợ vào sai vị trí số hay sợ chết máy giữa đường. Mọi việc liên quan đến ngắt ly hợp, lựa chọn các cấp số sẽ được hệ thống cơ khí và điện tử điều khiển. Người lái chỉ phải tập trung duy nhất vào việc xử lí tình huống mà không cần lưu ý quá nhiều đến việc lựa chọn cấp số nào cho phù hợp, mức ga bao nhiêu là vừa đủ…
Ví dụ rõ nhất là nếu bạn đi trên đường vào giờ cao điểm, việc sử dụng xe có trang bị hộp số tự động sẽ giúp bạn đỡ mỏi mệt hơn hẳn so với hộp số sàn; loằng ngoằng với côn – phanh – ga rồi tay thì chỉnh lái, tay thì nắm cần số…
Hộp số sàn cho niềm đam mê tốc độ
Hộp số sàn cho niềm đam mê tốc độ
Xin khẳng định, với những quy định hiện hành tại Việt Nam chẳng bao giờ bạn có cơ hội để thử được tốc độ tối đa của một chiếc xe, dù là dung tích nhỏ hơn 1000cc bởi pháp luật chỉ cho phép tốc độ tối đa là 120km/h (cao tốc Tp Hồ Chí Minh - Trung Lương). Do đó khó có thể biết bạn đạt được tốc độ nhanh bao nhiêu với hộp số sàn hay hộp số tự động. 
Tuy nhiên, hộp số sàn đáp ứng hầu như tức thời yêu cầu của bạn về sự thay đổi lực kéo và tốc độ, mang lại cảm giác “bốc” hơn. Trong khi đó, không phải hộp số tự động nào cũng làm được việc đấy kể cả với những hộp số có tính năng đi số sàn (độ “trễ” của việc chuyển số lớn).
Khả năng tiết kiệm nhiên liệu: Như nhau
Cũng như việc thách thức tốc độ, khả năng tiết kiệm nhiên liệu đối với hai loại hộp số này cũng rất khó để phân biệt một cách đúng nhất. Nếu như trước kia, hộp số tự động còn “ăn xăng” hơn so với hộp số sàn thì ngày nay, với công nghệ điện tử hỗ trợ ngày càng nhiều, ranh giới này ngày càng thu hẹp, đó là không kể với kinh nghiệm và thói quen của mỗi tay lái không đồng đều cũng dẫn đến mức độ tiêu hao cũng sẽ khác nhau. 
Ví dụ với mẫu Nissan Sunny, mức tiêu hao nhiên liệu của phiên bản số sàn là 6,4L còn đối với phiên bản hộp số tự động 4 cấp là 6,5L (số liệu báo cáo cục Đăng kiểm Việt Nam). Tuy nhiên, với trọng lượng thường lớn hơn từ 30 – 50kg, chắc chắn hộp số tự động sẽ tốn nhiên liệu hơn một chút so với hộp số sàn trên cùng một mẫu xe.
Hộp số nào an toàn hơn?
Đây là vấn đề nhiều người quan tâm nhất bởi có khá nhiều luồng dư luận trái ngược nhau xung quanh việc hộp số nào an toàn hơn. Tuy nhiên việc an toàn hay không lại không liên quan đến hộp số mà hoàn toàn phụ thuộc vào người lái; đó là việc học lái xe nghiêm túc và tuân thủ luật giao thông đường bộ, điều này không chỉ giúp đảm bảo sự an toàn của bạn mà cho tất mọi người khi tham gia giao thông.
Rõ ràng, việc phân loại, cấp giấy phép lái xe sử dụng hộp số sàn hay số tự động không phải là ưu tiên hàng đầu bởi việc đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người tham gia giao thông mới là quan trọng. Và chưa kể không gì có thể đảm bảo một người cả đời chỉ sử dụng một loại xe, với một loại hộp số duy nhất.
Như Phúc

[Auto] Khái niệm các dòng xe phổ biến ở nước ta

Khi nói về xe hơi, có rất nhiều thuật ngữ để chỉ các dòng xe này, ví dụ như sedancoupeSUVMPV, rồi 4x4, AWD, 4WD... với những người trong nghề, yêu thích xe hơi hoặc có kiến thức rộng thì cách phân biệt chúng rất dễ, tuy nhiên với những người dùng phổ thông như chúng ta, việc xác định BMW X5 hoặc Mercedes GLK thuộc dòng xe gì lại không phải dễ, do đó loạt bài viết này ra đời nhằm mục đích tổng hợp lại một cách đầy đủ các khái niệm đó, để cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng thể các thuật ngữ về xe hơi.

  • Phần I, khái niệm các dòng xe khác nhau.
1) Sedan (hoặc Saloon)

Có thể nói, sedan là dòng xe hơi phổ biến nhất hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều loại xe này chạy trên đường. Về cơ bản, sedan được hiểu là một chiếc xe hơi 4 cửa, gầm thấp dưới 20cm, mui kín và có 4 hoặc 5 chỗ ngồi, với các thành phần như đầu xe (ca-pô), đuôi xe, thân xe, khoang hành lý (cốp) riêng biệt, trong đó, nắp ca-pô và nắp cốp thấp hơn nóc của khoang hành khách.

Có rất nhiều ví dụ điển hình về sedan mà ta có thể dễ dàng gặp ngoài đường, Toyota Camry/Altis/Vios, BMW 328i, Mercedes C/E/S, Audi A4/A6/A8 hoặc Honda Civic là những mẫu xe sedan phổ biến nhất. Phần lớn các hãng sản xuất xe hơi đều có những mẫu sedan của riêng mình, và vì đây là dòng xe 4-5 chỗ ngồi nên nó thích hợp với rất nhiều đối tượng khách hàng, từ gia đình nhỏ, người độc thân, sinh viên, dân văn phòng cho đến các doanh nhân thành đạt. Thật vậy, những dòng sedan sang trọng như Mercedes S, BMW series 7, Audi A8... đều được thiết kế cho những người thành đạt, với rất nhiều tiện ích độc đáo dành cho các người ngồi ở hàng ghế sau.

sedan.jpg ​
Audi A8 là dòng sedan sang trọng dành cho những người thành đạt

2) Coupe, xe thể thao 2 hoặc 4 cửa

Tương tự như sedan, coupe là một mẫu xe mui kín cũng rất phổ biến ngày nay, nhưng số cửa xe trên coupe thông thường chỉ là 2 (coupe có nghĩa là đôi, cặp, hiểu nôm na là xe hơi 2 cửa), nhưng số chỗ ngồi trên xe vẫn có thể là 4 hoặc 5 chứ không bắt buộc phải giới hạn chỉ 2 chỗ.

Ngày nay, nhiều hãng sản xuất xe hơi đã giới thiệu rất nhiều mẫu xe được gọi là coupe 4 cửa, với sự khác biệt rất nhỏ so với dòng xe sedan. Theo Hiệp hội kĩ sư xe hơi Mỹ (SAE), có một cách để phân biệt coupe 4 cửa và sedan là ở thể tích buồng lái của chúng, trong đó không gian của xe coupe được giới hạn dưới 930cm3.

Một số mẫu xe coupe 4 cửa nổi bật có thể kể đến là Audi A7, Mercedes CLS, Aston Martin Rapide...

coupe.jpg
Siêu xe Aston Martin Rapide

3) SUV - xe thể thao đa dụng

SUV viết tắt của cụm từ Sport Utility Vehicle, để chỉ dòng xe hơi thể thao đa dụng, các xe kiểu này này có khoang hành lý liền với khoang hàng khách, gầm cao, rất thích hợp khi đi lại với các kiểu đường sá gồ ghề, đường xấu. Phần lớn xe SUV sử dụng truyền động 2 cầu 4x4 để tăng sức
mạnh cho động cơ. Dòng xe SUV thường có từ 5 đến 7 chỗ ngồi, phù hợp cho các đối tượng gia đình, khách hàng trẻ thích kiểu xe thể thao mạnh mẽ.

Một số mẫu xe SUV phổ biến ở Việt Nam có thể thấy là Ford Escape, Ford Everest, Toyota Land Cruiser, các hãng xe sang cũng có nhiều mẫu SUV cao cấp của mình, ví dụ BMW X5, Acura MDX, Audi Q7...
SUV.png
Acura MDX

4) MPV - xe hơi đa dụng

Cũng được các gia đình tin dùng như SUV, MPV (Multi Purposes Vehicle) thường được biết đến như một dòng xe đa dụng, phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng của người dùng. Những chiếc MPV có ưu điểm của SUV như nội thất rộng rãi cho 7-8 người; khả năng vận chuyển, chuyên chở lớn; các hàng ghế linh hoạt có thể gập lại để tăng không gian của khoang chứa đồ.

Điểm dễ nhận thấy nhất để phân biệt với những chiếc SUV là xe MPV sẽ có gầm thấp hơn, đồng thời thân xe cũng thuôn dài hơn. Ngoài ra, dòng xe MPV cũng thường sử dụng động cơ tự động để đơn giản hóa việc lái xe hơn cho các đối tượng gia đình.

Có những mẫu MPV rất phổ biến mà chúng ta dễ dàng bắt gặp trên đường là Toyota Innova, Mitsubishi Grandis, Madza Premacy, Toyota Previa...
innova.jpg
Innova là mẫu xe đa dụng rất phổ biến ở nước ta

5) Mini van - dòng xe chở khách

Mini van là dòng xe chuyên chở khách, có khoang nội thất rộng rãi chung với khoang hành lý. Nhìn bề ngoài thì dòng xe này rất giống với những chiếc MPV. Cửa bên hông đôi khi là loại cửa lùa tạo điều kiện hoạt động trong không gian hẹp. Ở Việt Nam, những chiếc xe nhỏ gọn như Kia Morning hay GM Spark, Matiz cũng được xếp chung dòng xe với mini van.

Một số mẫu xe mini van tiêu biểu có thể kể đến như: Honda Odyssey, Toyota Sienna, Kia Carnival...
minivan.jpg
Honda Odyssey
6) Hatchback - chiếc xe phù hợp cho mọi người

Có thể nói hatchback là một biến thể của dòng xe sedan và coupe, nhưng khác biệt ở chỗ nó có thêm 1 cửa được mở ra từ đằng sau. Hatchback là sự kết hợp khá hoàn hảo của một chiếc xe chở người lẫn chở hàng hóa, bởi nó được trang bị thêm một cửa thứ 3 hoặc thứ 5, thường là dạng mở kéo lên trên, thông liền 2 khoang chứa đồ và khoang hành khách (tương tự xe SUV).

Những mẫu xe hatchback thôi dụng như: Ford Focus, Kia Cerato, Hyundai Veloster...
hatchback.jpg
Ford Focus

7) Pick-up: dòng xe bán tải

Pick-up được biết đến như một dòng kết hợp giữa xe tải cỡ nhỏ và xe gia đình, bởi với dáng vẻ thể thao mạnh mẽ, loại xe này dùng để đi lại cũng tốt mà chở hàng hóa cũng rất tiện lợi. Phần đuôi xe pick-up thường không có mui để người dùng dễ dàng chở hàng hóa. Có thể tạm khái quát một chiếc xe pick-up như sau: là dạng xe bán tải, kiểu dáng như một chiếc xe đa dụng (MPV), khoang ghế ngồi có 5 chỗ (tính cả ghế lái). Nó có thêm một thùng chở hàng phía sau, tách biệt hẳn với khoang ghế hành khách, có thể chở được hàng hoá với kích thước quá khổ mà những chiếc xe đa dụng khác không thể đảm nhiệm. Khung gầm tương tự như xe tải, thiết kế phù hợp với nhiều địa hình. Vận chuyển hàng hoá trọng lượng vừa phải (từ 500 - 700kg). Có thể gắn thêm mui phụ.

Chúng ta có thể kể đến những chiếc pick-up rất phổ biến như: Toyota Hilux, Isuzu D-Max, Nissan Navara, Ford Ranger, Mitsubishi Triton...

pickup.jpg
Mitsubishi Triton

8) Convertible và Spyder - xe mui trần đóng mở linh hoạt

Chúng ta cũng thường bắt gặp trên đường một chiếc xe mà mui có thể đóng mở dễ dàng. Có thể hiểu đơn giản convertible là loại mui cứng còn Spyder (hay còn gọi là Roaster) là loại mui mềm (bằng vải bạt hoặc nhựa dẻo vinyl), phần mui này sau khi gấp lại sẽ tự động được xếp và cất gọn trong cốp xe.

covertible.jpg
Lexus 250IC convertible
spyder.jpg
Audi R8 Spyder mui mềm

9) Crossover (CUV), một biến thể của SUV


Khái niệm xe CUV (crossover utility vehicle) từ những năm cuối thập niên 1980, có thể tạm hiểu CUV được lai giữa 2 dòng xe là Mini Van và SUV, vì vậy nó cân bằng giữa thiết kế thể thao và khả năng chở nhiều người, đôi lúc xe Crossover cũng có thiết kế cửa sau mở lên giống như một chiếc hatchback.

Những mẫu xe CUV phổ biến có thể kể đến như: Ford EcoSport, Honda CRV, BMW X6, Infiniti FX...

zh04e6au__201107155702_honda_crv_1.jpg
CRV là mẫu Crossover thành công của Honda

10) Limosine, xe sang cho những ông chủ

Limosine hay gọi tắt là limo, ngay từ tên gọi đã toát lên vẻ lịch lãm, sang trọng của nó. Dòng xe này xuất hiện từ rất sớm, ngay từ những năm đầu của thế kỉ 20. Điểm dễ nhận thấy của những chiếc xe limo ngày nay là kích thước ngoại hạng của nó, cả chiều ngang lẫn độ dài, thậm chí lên đến hơn 10 mét. Do đó, không gian bên trong khoang hành khách rất rộng rãi, thậm chí có thể đặt một quần bar mini.

Những chiếc limo siêu sang ngày nay có thể kể đến như: Maybach 62(S), RR Phantom, US Presidential Cadillac DTS (xe của tổng thống Mỹ), Lincoln Town Car, RR Limosine...

1280px-Stretchlimo.jpg
Một chiếc stretch limosine
Tổng hợp
(Còn tiếp)