Trao đổi với tôi

http://www.buidao.com

1/20/13

Chỉnh màu cho màn hình thế nào là chuẩn nhất?

Bạn nghĩ rằng bỏ tiền ra và mua một chiếc màn hình với giá cao nghĩa là màu sắc của nó thực sự chuẩn? Bạn sẽ thực sự biết điều này sau khi đọc qua bài viết dưới đây.
Một màn hình LCD đắt tiền không đồng nghĩa với việc sẽ cho chất lượng hình ảnh đẹp nếu như bạn cứ để nguyên các thiết lập như khi vừa "đập hộp" và sử dụng. Thực tế là hầu hết các màn hình đều cần một chút điều chỉnh để có thể hiển thị được màu sắc một cách trung thực nhất.

Nhiệt độ màu

Phần lớn các màn hình LCD khi xuất xưởng đều có mức nhiệt độ màu mặc định là 9300K, với mức nhiệt độ này thì màu sắc hiển thị sẽ bị xanh. Để điều chỉnh lại cho màu trở nên “ấm” hơn, bạn cần đưa nhiệt độ này về mức 6500K (tương đương với mức ánh sáng tự nhiên ở ngoài trời). Bạn có thể tìm thấy tùy chọn nhiệt độ màu thông qua các nút bấm của màn hình, thường nằm trong mục color\image settings. Tùy theo từng loại màn hình riêng biệt mà mức 6500K có thể được nhà sản xuất đặt là 6500K, D65 hoặc sRGB.
Chỉnh màu cho màn hình thế nào là chuẩn nhất?

Độ sáng và tương phản

Đây là một yếu tố quan trọng đối với chất lượng hình ảnh bởi nếu màn hình quá tối, tất cả các màu tối hơn một ngưỡng nào đó sẽ được hiển thị bằng màu đen, và nếu màn hình quá sáng thì các màu sáng hơn ngưỡng đó sẽ xuất hiện màu trắng. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không thể nhìn thấy các chi tiết nằm trong vùng tối của một bức ảnh như bóng của vật thể và tương tự đối với vùng sáng.
Vậy làm thế nào để điều chỉnh cho đúng? Bạn có thể dựa vào một biểu đồ bao gồm 21 sắc thái màu sắc bắt đầu từ màu đen hoàn toàn và sáng dần tới màu trắng như hình sau.
Chỉnh màu cho màn hình thế nào là chuẩn nhất?
Để đảm bảo chính xác công việc nên được thực viện trong môi trường ánh sáng dịu, không có ánh sáng trực tiếp vào màn hình hoặc hoặc ở vị trí quá tối. Trước khi tiến hành hãy đảm bảo rằng màn hình đang được thiết lập ở độ phân giải mặc định, bạn có thể thông qua driver của card đồ họa để đưa màn hình về độ phân giải này. Đối với Nvidia Control Panel, trong mục Display -> Change resolution bạn tìm đến độ phân giải có chữ “native” ở bên cạnh là độ phân giải mặc định.
Chỉnh màu cho màn hình thế nào là chuẩn nhất?
Đối với Catalyst Control Center dành cho card đồ họa của ATI thì sẽ không có dấu hiệu nào để nhận biết đâu là độ phân giải chuẩn của màn hình nên bạn đành phải tìm trong sách hướng dẫn đi kèm màn hình (đôi khi nó được ghi ngay trên màn hình khi bạn chọn sai).
Một cách khác để biết độ phân giải mặc định của màn hình nếu như bạn dùng Windows 7, đó là click chuột phải vào màn hình desktop rồi chọn Screen Resolution. Và bạn chọn đến độ phân giải nào có chữ Recommended ở bên cạnh là được.
Chỉnh màu cho màn hình thế nào là chuẩn nhất?
Độ tương phản và độ sáng phải được điều chỉnh sao cho 21 sắc thái của biểu đồ trên có thể được phân biệt một cách rõ ràng. Trước tiên hãy bắt đầu bằng việc thiết lập độ tương phản (contrast) 100% đối với màn hình CRT hoặc 40% cho màn hình LCD, sau đó tiến hành điều chỉnh độ sáng đến mức tối thiểu đạt yêu cầu của biểu đồ. Việc điều chỉnh có thực hiện được dễ dàng hay không còn phụ thuộc vào chất lượng của màn hình.

Hiệu chỉnh Gamma

Chỉ số Gamma ảnh hưởng đến các màu ở quãng giữa (middle tone) , ví dụ như đối với màu xám nếu gamma quá thấp thì màu hiển thị sẽ trở nên gần với màu trắng và ngược lại quá cao sẽ khó phân biệt với màu đen. Để điều chỉnh chỉ số gamma cho phù hợp ta dựa vào một bức hình bao gồm một hình vuông màu đen làm nền và một hình tròn ở giữa.
Chỉnh màu cho màn hình thế nào là chuẩn nhất?
Mục tiêu của việc điều chỉnh Gamma là làm sao cho nửa bên trái của hình tròn gần như biến mất (trùng màu đen với nền) trong khi nửa bên phải vẫn có thể nhìn thấy được.
Ngoài việc điều chỉnh gamma chung cho cả 3 màu (đỏ, lục, lam), bạn có thể chỉnh gamma cho từng màu riêng biệt thông qua màn hình hoặc chức năng của driver. Thay cho biểu đồ đen trắng là một biểu đồ gồm 3 màu riêng biệt.
Chỉnh màu cho màn hình thế nào là chuẩn nhất?
Quá trình này được thực hiện bằng việc điều chỉnh dải màu nằm ở giữa sao cho màu này trong khung hình chữ nhật gần với 2 dải màu còn lại nhất. Nghe có vẻ đơn giản nhưng thực hiện lại không dễ chút nào vì việc tập trung nhìn lâu vào màn hình sẽ gây mỏi mắt dẫn đến quan sát không chính xác, đặc biệt là màu xanh lam khá tối nên rất dễ chỉnh sai nên tốt nhất bạn chỉ nên chỉnh gamma cho một màu nếu như màu đó trên màn hình bị thừa quá nhiều.
Theo MaskOnline (Techradar)

YUV là gì?

Mô hình YUV qui định một không gian màu được tạo bởi một độ sáng và hai thành phần màu (chrominance). YUV được sử dụng trong hệ thống phát sóng truyền hình theo chuẩn PAL, đây là chuẩn ở phần lớn các nước.
Mô hình YUV giúp tạo ra màu đúng với nhận thức của con người hơn chuẩn RGB, là loại được dùng trong các thiết bị đồ hoạ máy tính, nhưng không chuẩn bằng không gian màu HSV.
Y đại diện cho thành phần độ sáng, U và V là đại diện cho các thành phần màu. Không gian màu YCbCr hay YPbPr, được sử dụng trong các thiết bị phát hình, đều xuất phát từ nó (Cb/Pb và Cr/Pr là những phiên bản biến thể của U và V), và đôi khi bị gọi một cách không chính xác là "YUV". Không gian màu YIQ được dùng trong các hệ thống truyền hình NTSC cũng liên quan đến nó, tuy nhiên lại đơn giản hơn nó nhiều.
Các tín hiệu YUV đều xuất phát từ các nguồn RGB. Các giá trị trọng số của R, G và B được cộng lại với nhau để tạo ra một tín hiệu Y đơn, để biểu diễn độ sáng chung tại một điểm đó. Tín hiệu U sau đó được tạo ra bằng các trừ Y khỏi tín hiệu xanh lam (B của RGB), và được nhân với một tỉ lệ có sẵn; còn V được tính bằng cách trừ Y khỏi màu đỏ (R của RGB), và nhân tỉ lệ với một hệ số khác.
Các công thức sau có thể dùng để tính toán Y, UV từ R, GB:
Y = 0.299 R + 0.587 G + 0.114 B
U = 0.492 (B - Y)

= -0.147 R - 0.289 G + 0.436 B
V = 0.877 (R - Y)

= 0.615 R - 0.515 G - 0.100 B
hay dùng ma trận 
\begin{bmatrix} Y \\ U \\ V \end{bmatrix}
=
\begin{bmatrix} 0.299 & 0.587 & 0.114 \\ -0.147 & -0.289 & 0.436 \\ 0.615 & -0.515 & -0.100 \end{bmatrix}
\begin{bmatrix} R \\ G \\ B \end{bmatrix}
Ở đây, R, GB được giả sử là nằm trong khoảng 0 đến 1, với 0 biểu diễn cường độ bé nhất còn 1 là lớn nhất.
Có hai điều cần chú ý:
  • Hàng trên cùng là đồng nhất với công thức dùng trong không gian màu YIQ
  • Nếu \begin{bmatrix} R & G & B \end{bmatrix}^{T} = \begin{bmatrix} 1 & 1 & 1 \end{bmatrix} thì \begin{bmatrix} Y & U & V \end{bmatrix}^{T} = \begin{bmatrix} 1 & 0 & 0 \end{bmatrix}. Nói cách khác, các hệ số ở hàng trên cùng có tổng là 1 và hai hàng sau có tổng là 0.
(Chú ý rằng công thức này dùng mô hình cũ, nhưng khá phổ biến, của Y; HDTV dùng công thức hơi khác.)
Tuy có thể chuyển từ RGB->YUV bằng công thức toán, nhưng thường để tiện lợi dùng số xấp xỉ.



Ví dụ mặt phẳng màu U-V tại giá trị Y = 0.5, nằm trong phổ màu RGB.

Khái quát về hệ thống luminance/chrominance

Thuận lợi chính của hệ thống luminance/chrominance như ở trong YUV và các họ hàng của nó, YIQYDbDr, là ở chỗ chúng vẫn tương thích (nhờ Georges Valensi) với hệ màu đen trắng của tivi tương tự. Tín hiệu Y về cơ bản giống với tín hiệu được truyền từ một máy thu hình trắng đen bình thường (với một ít thay đổi không đáng kể), và các tín hiệu U và V có thể được bỏ qua. Khi được dùng trong một thiết lập màu thì quá trình trừ đi được bảo toàn, kết quả là không gian màu gốc RGB.
Một lợi điểm khác là tín hiệu trong YUV có thể dễ dàng được xử lí để có thể loại bỏ bớt một số thông tin để giảm băng thông (bandwidth). Mắt con người thực sự có độ phân giải màu khá thấp: các ảnh màu có độ phân giải cao mà chúng ta thấy đều được xử lí bởi hệ thống hình ảnh (visual system) bằng cách kết hợp ảnh đen và trắng có độ phân giải cao và ảnh màu với độ phân giải thấp. Lợi dụng điểm này, các chuẩn như NTSC làm giảm lượng thông tin trong phần màu (chrominance) một cách đáng kể, để cho mắt người tự kết hợp chúng lại. Chẳng hạn, NTSC chỉ lưu lại 11% của màu xanh gốc và 30% của màu đỏ gốc, loại bỏ phần còn lại. Vì màu xanh đã được mã hoá trong tín hiệu Y, kết quả của tín hiệu U và V là khá nhỏ hơn so với tín hiệu RGB hay YUV được gởi đi. Việc lọc bỏ các tín hiệu xanh (blue) và đỏ (red) là không cần thiết nếu tín hiệu là ở định dạng YUV.
Tuy nhiên, quá trình này làm giảm chất lượng ảnh. Vào thập niên 1950 khi NTSC được tạo ra thì điều này không phải là mối bận tâm vì hầu hết các thiết bị đều không thể hiển thị hình ảnh tốt hơn chất lượng của tín hiệu vào. Nhưng ngày nay, một tivi hiện đại có thể hiển thị hình ảnh với nhiều thông tin hơn so với tín hiệu vào. Điều này dẫn đến việc cố gắng để mã hoá thêm thông tin càng nhiều càng tốt vào trong tín hiệu YUV, kể cả S-Video của VCR. YUV còn được sử dụng là định dạng chuẩn cho các giải thuật nén chung cho video compression như MPEG-2, được dùng trong truyền hình số và cho DVD. Định dạng giải mã video chuyên nghiệp CCIR 601 cũng dùng không gian màu YUV, để tương thích với các định dạng video analog trước, là định dạng có thể chuyển thành bất cứ định dạng ra nào một cách dễ dàng.
YUV là một định dạng uyển chuyển có thể kết hợp dễ dàng vào bất cứ định dạng video nào khác. Chẳng hạn nếu bạn điều biên tín hiệu U và V vào trong giai đoạn quadrature của 1 subcarrier thì bạn sẽ được một tín hiệu đơn gọi là C, cho chroma, rồi nó có thể tạo ra tín hiệu YC chính là S-Video. Nếu bạn trộn lẫn tín hiệu Y và C, bạn sẽ được một composite video, thứ mà mọi tivi đều có. Tất cả những việc điều mã (modulating) này có thể thực hiện một cách dễ dàng bằng những mạch với chi phí thấp, trong khi việc giải mã (demodulation) thì thực sự khó. Để tín hiệu ở dạng YUV nguyên thuỷ sẽ làm cho việc tạo dựng DVD dễ dàng, vì chúng có thể dễ dàng downmix để có thể hỗ trợ hoặc S-video hay composite và vì thể đảm bảo tính tương thích với các mạch đơn giản, trong khi vẫn giữ lại mọi thông tin gốc từ tín hiệu RGB nguồn.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/YUV

Chỉnh màu bằng Hue/Saturation

Khi làm việc với phim, ảnh ta cần biết một số thuật ngữ:
Hue: là tông màu
Saturation: là độ bão hòa màu
Brightness : Độ sáng

Một điểm ảnh có 3 thông số như hình sau:



http://toolboxes.flexiblelearning.net.au/demosites/series12/12_02/toolbox12_02/resources/images/content/pre_colour_hsbmodel.jpg

Hue và Saturation nằm trên mặt phẳng complex, hue (tone màu) được xác định bởi pha (góc), còn saturation (độ no màu) được xác định bởi modul (giá trị tuyệt đối). Di chuyển lên xuống theo trục z thì độ sáng sẽ thay đổi.

Chỉnh sửa ảnh cơ bản đầu tiên là chỉnh sửa màu sắc, độ bão hòa màu và độ sáng tối của một dãy màu đã được chỉ định hoặc chỉnh đồng thời tất cả màu sắc trong một file ảnh.

Nguồn tổng hợp.

1/19/13

[Repair Disk] Convert FAT32 sang NTFS 1 click không mất dữ liệu (XP, Win7)!

Chào các bạn!

Lãng khách nhận được lời đề nghị từ anh vt2009, và nhận thấy đề nghị này rất hay và hữu ích đối với rất nhiều bạn còn mới chưa có kinh nghiệm:

Trích dẫn Nguyên văn bởi vt2009 Xem bài viết
Lãng Khách có thể viết cho mình 1 file .BAT nội dung: "Conver Fat32 - Ntfs bằng 1 click" dùng cho XP không?. Cảm ơn bạn trước!
Vì vậy, Lãng khách đã viết một file .BAT giúp các bạn chỉ cần 1 click có thể convert được phân vùng FAT32 bất kỳ sang NTFS. Chú ý đối với phân vùng hệ thống (thường là C:), các bạn sẽ nhận được yêu cầu khởi động lại máy. Và sẽ có những chiếc USB do là hàng "nhái", thì cũng sẽ không thể convert sang NTFS được (vì chip nhớ không thể hỗ trợ).

Chúc các bạn thành công!

Dowload tool:

http://www.fshare.vn/file/TOIOIE6J6V/

Nguồn: http://forum.bkav.com.vn/showthread.php?16024-Convert-FAT32-sang-NTFS-1-click-khong-mat-du-lieu-XP-Win7-

Độ tương phản

Độ tương phản
Độ tương phản (Contrast): là thông số cho biết khả năng thể hiện sự khác biệt giữa hai gam màu trắng và đen (hay sáng và tối) của một màn hình. Thông số này thường được biểu diễn theo tỷ số xxxx:1 (ví dụ 1000:1). Độ tương phản được tính bằng số nấc màu mà màn hình hiển thị từ màu trắng hoàn hảo nhất đến màu đen sâu nhất nếu chia thang màu ra làm nhiều nấc, hay có thể nói đây là lượng tông màu đơn sắc mà màn hình có thể tạo ra. Một TV có độ tương phản cao sẽ tái tạo lại các cảnh tối một cách chi tiết và trung thực hơn, mượt mà với những hình ảnh chuyển động nhanh khi chuyển đổi gam màu từ sáng sang tối mà không tạo ra bất kỳ hiện tượng loang màu nào.
Thông thường, độ tương phản tĩnh của một TV LCD chỉ ở khoảng 1200 – 1500:1 và tối đa là khoảng 2000:1. Độ tương phản tĩnh phụ thuộc vào công nghệ chế tạo panel do đó các nhà sản xuất không thể nâng mức này cao hơn ở thời điểm hiện tại. Nhưng các nhà sản xuất đã phát triển công nghệ Dynamic Contrast để tăng độ tương phản một cách linh hoạt hơn. Với công nghệ này họ có thể đạt được độ tương phản với tỷ lệ 15.000 – 25.000:1. Công nghệ này sử dụng những kỹ thuật phức tạp để tăng hoặc giảm mức năng lượng ở các điểm ảnh một cách riêng biệt, điều này vừa tiết kiệm năng lượng vừa tăng được độ tương phản của hình ảnh. Công nghệ này đặc biệt hiệu quả với các hình ảnh chuyển động tốc độ cao trong phim, các chương trình thể thao hoặc game.
http://www.phankhang.vn/vn/thuat-ngu/do-tuong-phan/

[Encoding] How to rip Blu-ray to MKV with H264 video and DTS-HD audio using Staxrip

Staxrip is certainly one of the best converting programs I have used, and it is among the tools I recommend to users for ripping a DVD. Of course it can also handle Blu-ray discs and it excels at this process too, giving you full control over your rip while still featuring a simple interface. In this article we will use Staxrip in order to rip a Blu-ray disc to an MKV file keeping the original DTS-HD audio. As you will see through the steps of this guide, you can also rip your Blu-ray in a rather large number of formats and containers supported by Staxrip.
You can download Staxrip directly from our downloads database using the link below. You will also need Avisynth installed so if you don't have it, grab it from here.

Step 1

As Staxrip cannot unlock a protected Blu-ray disc (almost all movies are protected), before you begin you need to use an unlocking software to circumvent the Blu-ray's protection. I really suggest you let AnyDVD HD do that job. You can download it here or check the authors page here.

Step 2

Staxrip01
Open up Staxrip and select Source in order to load our Blu-ray.

Step 3

Staxrip02
At the window that will popup select Blu-Ray Folder.

Step 4

Staxrip04
Open your Blu-ray drive, or the folder you have ripped your move in, and select the BDMV folder.

Step 5

Staxrip04
Staxrip will check your Blu-ray and give you the various playlists. The movie is the biggest one, so click on it to continue. In this example, our Blu-ray uses seamless branching, in plain words it has a "Director's Cut" feature and that's why there are two playlists with about the same length. We will still use the largest.

Step 6

Staxip05
Here you can select the various demux options. Leave output to MKV (1). Select the audio stream you want to use (2), and set the output to DTS-HD (3) or if you have TrueHD audio to THD. You can read detailed information about the various Blu-Ray audio formats here. Now make sure your audio stream is also selected in the list below (4) as the first two values set the demux options and the later the tracks we want to keep. Next, select the subtitles (5) you want to extract, set the output directory (6) in which the temp files will be saved (make sure you have at least 30GB free space there) and click OK (7). Staxrip will now demux your Blu-ray disc and create separate files for video, audio and subtitles streams. This process will take from 30 to 90 minutes depending on length of the movie and the speed of your Blu-ray drive.

Step 7

Staxip06
After demuxing is complete the main Staxrip window will open again. First of all, set the Target (1), which is the output file. Now lets explain the rest of the options. The Filters area will be usually automatically altered to add the filters that you may need, just make sure to unselect Deinterlace as we don't need it. Crop is applied automatically 99% of the time in order to remove the black bars. Using the slider in Resize (2) you can downsize to 720p as I have done here, otherwise just leave it at 1080p.
By clicking the x264 Film HQ (3) title you can set the codec and the encoding method. In this example I have selected x264, tuned for film and using constant quality. Constant quality is a faster encoding method than the traditional 2-pass option and as the name implies, tries to keep a constant quality on all your files. That however means that you cannot know how big the file will be as it depends on the movie length, the CQ setting and the actual content. Usual values range from 18 to 26, with 18 being the "best" and 26 the "worse" quality. I am using this option for my mkv backups as I prefer to base my encoding on video quality and not file size. Of course, you can also select 2-pass in which case a Target size option will appear in the Target box in order to set the desired size.
Next select the MKV Container (4) and set the Quality and Preset settings (5). I already explained the quality setting, the preset one basically lets you select between encoding speed and video quality. Medium or Slow are the recommended values. You only need Config Container (6) in order to add subtitles, we will explain who at the next step. Moving to the audio preferences, as we want to keep the original DTS-HD track we will select Just mux (7). Of course you can select AC3 and let Staxrip convert your audio. If you don't need subtitles click Next (8) and move to Step 9, otherwise click Config container and move to the next step.

Step 8

Staxrip07
In the Container options you can add subtitles to your MKV. During the demux process Staxrip will use BDSup2Sub and convert your .sup Blu-ray subtitles to .sub format. So you can use either use .sup subtitles or the .sub subtitles Staxrip prepared for you for maximum compatibility. They will all be in your project folder. Be aware that if you want to use the sup subtitles but you have resized your video to 720p you have to load BDSup2Sub and manually resize them too or they will look way too big. Click OK to save the subtitle settings.

Step 9

Staxblu08
To start the encoding process click Next in the main window (number 8 at step 7) and then click Start.

Step 10

Staxripblu10
That's all! A few hours later you will have a high quality MKV file. As always you can use the comments form below or the forums in case you have any questions or problems.

Link: http://www.dvd-guides.com/guides/blu-ray-rip/261-rip-blu-ray-to-mkv-using-staxrip

Quan niệm sai lầm trong việc tìm mua màn hình LCD

Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến những quan niệm sai lầm, mà nếu tin vào nó bạn chắc chắn sẽ mua phải một chiếc màn hình... chất lượng kèm, giá thành không hợp lý.
Việc nhìn nhận đúng đắn các thông số không chỉ giúp người dùng tránh bị ‘đánh lừa’ bởi nhà sản xuất, mà còn giúp lựa chọn được những màn hình phù hợp với nhu cầu. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến những quan niệm sai lầm, mà nếu tin vào nó bạn chắc chắn sẽ mua phải một chiếc màn hình... chất lượng kèm, giá thành không hợp lý.

1. Độ tương phản càng cao càng tốt

Trước tiên, chúng ta cần hiểu được độ tương phản (contrast) của màn hình là gì. Nói một cách đơn giản, độ tương phản là sự khác biệt giữa hai màu đen và trắng. Mỗi bước giữa hai mức đen trắng gần nhau nhất được gọi là step, và càng có nhiều step trong khoảng giữa mức sáng nhất (max level) và tối nhất (min level), màn hình càng có khả năng hiển thị sắc nét. Từ đó, độ tương phản của màn hình được đo bằng thông số tỉ lệ ‘số step’:1. Ví dụ: 500:1, 600:1, 1000:1...

 
Thử nghiệm độ tương phản trên màn hình LCD.

Tuy nhiên cần phân biệt được độ tương phản tĩnh (static contrast) và tương phản động (dynamic contrast). Độ tương phản tĩnh là tỉ lệ giữa 2 điểm sáng nhất và điểm tối nhất trên màn hình tại cùng một thời điểm xác định. Trong khi đó, độ tương phản động là chỉ số đo lường giữa điểm tối nhất và sáng nhất mà khả năng màn hình có thể đạt được. Có thể hiểu đơn giản hơn về cách đo độ tương phản động như sau: Nhà sản xuất cho màn hình chỉ hiện thị một màu tối nhất, sau đó cho màn hình chỉ hiển thị màu sáng nhất rồi đo chênh lệch giữa hai trường hợp.

Trong khi độ tương phản tĩnh rơi vào khoảng 1500:1 tới 2000:1 là đủ cho các màn hình hiện nay, độ tương phản động đã đạt tới con số hàng triệu, thậm chí vô hạn (?!). Có lẽ chức năng lớn nhất của độ tương phản động là để nhà sản xuất… ‘tung hỏa mù’ đối với người tiêu dùng. Như vậy, không phải cứ độ tương phản được ghi trên sản phẩm cao đã chắc là tốt.

2. Màn hình công nghệ LED cho chất lượng hình ảnh vượt trội so với màn LCD thông thường

Trước hết, phải khẳng định cách gọi "màn hình LED" như một số quảng cáo tại Việt Nam là sai về kỹ thuật. Gọi theo cách này dễ khiến người ta lầm tưởng đây là công nghệ khác với màn LCD thông thường. "Màn hình LED" trong kỹ thuật được gọi đầy đủ và chính xác là màn hình LCD đèn nền LED (phân biệt với màn hình LCD sử dụng đèn nền âm cực lạnh CCFL).

Xét về cấu tạo, màn hình LCD bao gồm ba thành phần chính là lớp phủ, tấm phim (panel) và đèn nền. Đèn nền phía sau có nhiệm vụ chiếu sáng do lớp phủ và tấm panel không thể tự phát sáng. Do vậy nếu xét về các nhân tố chủ yếu quyết định chất lượng màn hình như chất lượng màu sắc, góc nhìn…, việc đèn nền là LED hay CCFL không cho thấy sự khác biệt.

Không thể phủ nhận công nghệ đèn nền LED mang lại khá nhiều những lợi thế so với công nghệ CCFL truyền thống như cho độ sáng cao hơn, đồng thời tiêu thụ điện năng ít hơn so với CCFL. Nhờ đặc điểm cấu tạo, các màn hình đèn nền LED có ưu điểm thiết kế mỏng và bắt mắt. Tuy vậy, việc cân nhắc bỏ ra một khoản tiền kha khá để sử dụng màn hình LED có lẽ không quá cần thiết đối với người dùng có ngân sách eo hẹp. LCD đèn nền CCFL cũng cho chất lượng rất tốt, điện năng tiêu thụ cũng không quá cao, trong khi giá thành lại hợp lý hơn nhiều.


Xét cho cùng, những ưu điểm của đèn nền LED thực sự có ý nghĩa trên màn hình laptop - thiết bị vốn cần mỏng nhẹ, thời lượng pin dài - hơn là màn hình máy tính để bàn.
3. Thời gian đáp ứng (response time) phải thật nhanh

Được tính theo đơn vị ms (mili giây), thời gian đáp ứng là thời gian một điểm ảnh thay đổi từ trạng thái từ tối sang sáng rồi quay về tối (rise and fall) hoặc mức xám này sang xám khác (gray to gray). Thời gian đáp ứng càng nhanh, màn hình khi chơi game hay xem phim càng khó gặp hiện tượng bóng mờ khi hình ảnh di chuyển.

 
Thử nghiệm thời gian đáp ứng qua máy ảnh, mắt thường rất khó nhận ra bóng mờ.

Các nhà sản xuất thường có xu hướng chạy đua về thời gian đáp ứng. Chỉ trong khoảng thời gian 5 năm, chỉ số này giảm từ 25ms xuống tới 5ms, 2ms, rồi 1ms. Tuy vậy, có cần thiết phải đầu tư những màn hình có response time thấp đến vậy?

Thực tế cho thấy, các màn hình có thời gian đáp ứng từ 8ms trở xuống, ở tần số 60Hz rất khó phát hiện thấy hiện tượng ‘bóng mờ’ với mắt thường. Chính vì vậy, việc chi thêm thêm tiền bạc cho những màn hình có thời gian đáp ứng siêu nhanh thật sự không cần thiết.

4. Bỏ qua yếu tố panel

Đã bao giờ bạn tự hỏi với cùng một kích thước, một chiếc màn hình Samsung với thông số kĩ thuật cao ngất ngưởng lại rẻ hơn rất nhiều so với LCD của Dell? Vấn đề là ở đây: 2 màn hình này sử dụng 2 loại panel khác nhau, cho chất lượng hình ảnh và góc nhìn cũng khác nhau hoàn toàn.

Panel hay tấm phim màn hình là một tấm phẳng chứa các tinh thể lỏng, đảm nhiệm nhiệm vụ thể hiện hình ảnh của màn hình LCD. Chất lượng hình ảnh của một chiếc màn hình được quyết định chủ yếu bởi tấm panel. Bởi vậy, tầm quan trọng của panel đối với màn hình LCD là cực kì lớn.

 
Dell UltraSharp U2311H hiện đang là màn hình panel IPS có giá thành/hiệu năng tốt nhất hiện nay tại Việt Nam.
Phổ biến nhất hiện nay là ba loại panel TN, VA và IPS. Các sản phẩm màn hình giá rẻ thường sử dụng panel TN. Trong khi đó, IPS là panel cao cấp nhất với giá thành cũng cao rất cao, thường được sử dụng cho công việc thiết kế đồ họa đòi hỏi độ khắt khe, chính xác về màu sắc.

Nếu bạn chỉ quan tâm đến kích cỡ màn hình để phục vụ những công việc không đòi hỏi quá cao về chất lượng màu sắc, màn hình panel TN và VA sẽ là lựa chọn hợp lý với giá thành phải chăng. Ngược lại, nếu là một người khó tính với công việc thường xuyên phải thiết kế in ấn, LCD panel IPS là lựa chọn không thể thay thế.
 
Thời gian qua, thị trường khá "sốt" với sản phẩm màn hình Dell UltraSharp U2311H, Dell UltraSharp U2312H. Cũng không có gì quá khó hiểu bới với mức giá 4-4,5 triệu, sẽ rất khó để bạn mua được một sản phẩm màn hình LCD panel IPS như thế ở Việt Nam. Điều này cũng cho thấy, một bộ phận người dùng có kinh nghiệm vẫn luôn quan tâm đến yếu tố panel.

5. Tỉ lệ khung hình 16:9 “chuẩn” hơn so với 16:10
 
Nhìn thoáng qua, sự khác biệt giừa hai tỉ lệ trên là không nhiều. Trên thực tế, với cùng một kích thước đường chéo, màn hình có tỉ lệ 16:10 cho diện tích làm việc lớn hơn 16:9 khoảng 6%. Con số này tuy không lớn nhưng cho cảm giác về khác biệt tương đối rõ rệt.

Rất nhiều phim HD hiện nay sử dụng tỉ lệ 21:9.

Nhiều người vẫn có quan niệm màn hình 16:9 mới là “chuẩn” của màn hình wide, đặc biệt phù hợp đối với phim ảnh HD. Do đó khi xem phim, màn hình 16:9 sẽ cho hình ảnh vừa khít với màn hình màn hình. Tuy vậy cần phải nhìn nhận rằng, không phải bất cứ bộ phim nào hiện nay cũng sử dụng tỉ lệ này. Thay vào đó, tỉ lệ 21:9 đang dần dần trở thành một chuẩn mới. Như vậy nếu dùng để xem phim, màn hình 16:9 vẫn bị hai dải đen phía trên và dưới màn hình đối với bộ phim 21:9.

Một điều quan trọng, đối với bất kì người dùng máy tính nào, xem phim chắc chắn không phải công việc duy nhất thực hiện trên màn hình. Các game máy tính hiện nay hầu như đều hỗ trợ cả hai tỉ lệ màn hình với độ phân giải thích hợp. Cùng với đó, khi sử dụng các tác vụ văn bản, photoshop, duyệt web hay làm việc với nhiều cửa sổ cùng lúc, màn LCD 16:10 với diện tích lớn hơn chắc chắn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
ref: http://genk.vn/pc-do-choi-so/quan-niem-sai-lam-trong-viec-tim-mua-man-hinh-lcd-20111108033222318.chn

1/15/13

[Encoding] Giới thiệu setting x264 cho MEGUI

Bài này mình sẽ giới thiệu về ý nghĩa các settings x264. Trong MeGui khi ấn Config, ta thấy có 1 loạt tab như Frame-Type, Rate Control, Analysis xuất hiện cùng với 1 mớ thông số khó hiểu. Những thông số đó chính là setting của x264. Tùy vào cách chỉnh những thông số này mà chất lượng bản encode sẽ khác nhau.

1. Cơ bản về Frame

Trong tab Frame-Type, ta thấy có 1 vài thông số ghi B-Frames, I-Frames hay P-Frames. Để hiểu các loại Frames này, ta cần tìm hiểu sơ lược về Frames.

Frame là gì? Nói dễ hiểu thì Frame là khung hình. Chẳng hạn mọi người vẫn hay nghe 24 hình / giây, mỗi hình đó chính là 1 Frame.

Slices là gì? Để chi tiết hóa việc thiết lập quá trình suy diễn từ frame trước sang frame sau, x264 mã hóa từng vùng nhỏ trong một frame, những vùng này gọi là slice .Một slice là một khu vực không gian riêng biệt của một frame được mã hóa riêng từ bất kỳ khu vực khác trong cùng một frame. Tương tự  I-frame, P-frame, và B-frame, thì có I-slices, P-slices B-slices.

Macroblocks là gì? Thông thường, frame được tách ra thành các macroblocks, và loại suy diễn đặc trưng khi mã hóa có thể được lựa chọn trên cơ sở macroblock thay vì toàn bộ frame,
Hơn nữa, trong video codec H.264, frame có thể được tách ra thành các chuỗi macroblocks gọi là slice, thay vì lựa chọn loại I, B và P-frame để sử dụng, bộ mã hóa có thể chọn cách "suy diễn"  trên mỗi slice. 

Video được nén với công nghệ mới hiện nay thường bao gồm 3 loại Frames: I, P và B. Mỗi loại Frames được tạo ra bởi các giải thuật khác nhau và có các đặc điểm lợi hại khác nhau.


  • Intra (I) Frames (hay còn gọi là Key Frames) : Lưu trữ toàn bộ hình ảnh, do đó độ nén là thấp nhất ~ dung lượng lớn nhất. Do lưu trữ toàn bộ hình ảnh nên I Frames không đòi hỏi cần phải có Frames khác để Decode. Khi xem phim, ta muốn tua đến 1 đoạn nào đó của phim đòi hỏi ở đó phải có I Frames. Đôi khi tua phim ta thường gặp trường hợp bị lag, phim đứng 1 lúc rồi mới chạy, đó là do điểm ta tua tới không có I Frames, nó sẽ tìm cho đến khi nào gặp được I Frames mới chạy được.
  • Predictive (P) Frames: Chỉ lưu trữ những điểm khác biệt giữa nó với khung hình trước nó (ta gọi là tham khảo đến khung hình trước) ==> Dung lượng nhỏ hơn I Frames. Khung hình trước đó có thể là 1 I Frame hoặc 1 P Frame khác.

    Để dễ hiểu, hãy xem 1 ví dụ thực tế như thế này. Người A giới thiệu về bản thân, 1 loạt thông tin như họ tên, nghề nghiệp, quê quán, giới tính, cha mẹ .... Để lưu trữ thông tin về người A, ta cần viết đầy 1 trang giấy A4, không thể thiếu gì. Người B là anh em sinh đôi với người A, có tất cả thông tin giống hệt người A, chỉ khác tên. Do đó, để lưu trữ thông tin người B, ta chỉ cần viết lại 2 dòng, dòng thứ 1 viết tên, dòng thứ 2 viết "Các thông tin khác giống hệt người A". Trong ví dụ này, người A chính là I Frames, còn người B là P Frames.

    Trong encode phim, giả sử có 1 đoạn phim là 1 người đi ngang qua màn hình. P Frame chỉ cần lưu giữ lại thông tin chuyển động của người đó mà không cần lưu thông tin phong cảnh xung quanh vì phong cảnh hoàn toàn đứng yên không thay đổi.
    Như đã nói ở trên, bản thân P Frames cũng có thể được tham khảo bởi 1 Frame khác. Để làm được điều này thì P Frames đó phải chứa đủ lượng thông tin cần thiết (đương nhiên là không cần nhiều như I Frames).
  • Bidirectional (B) Frames: tương tự P Frames, B Frames cũng chỉ lưu thông tin khác nhau giữa nó và Frames khác. Nếu P Frames chỉ sử dụng các Frames trước nó để tham khảo thì B Frames tham khảo cả các Frames trước và sau nó, và B Frames không cho phép các Frames khác tham khảo (Ngoại trừ "B-frame pyramid"). Điều này giúp B Frames đạt độ nén tốt nhất ~ dung lượng nhỏ nhất trong các loại Frames và nếu được đặt đúng chỗ có thể cho ra chất lượng không hề giảm sút. x264 còn hỗ trợ "B-frame pyramids", loại B Frames này cho phép các B-Frames khác tham khảo tới nó.


1 Ví dụ về 3 loại Frames (Hình lấy từ Wikipedia)

Ưu điểm của các loại Frames tham khảo các Frames khác quá rõ ràng là làm giảm dung lượng video được nén. Nhược điểm của việc này là nếu Frame Y tham khảo Frame X mà Frame X lại bị lỗi thì lỗi đó sẽ truyền sang Frame Y và cứ tiếp tục như vậy cho các Frame nào tham khảo Y.

Tóm lại, 1 file video sẽ là 1 tổ hợp các Frames I, P và B, 1 vài Frames tham khảo những Frames khác. Sự thành công của việc tổ hợp và tham khảo này sẽ quyết định chất lượng video.

2. Ý nghĩa các thông số liên quan đến Frame-Type

bframes: Lựa chọn số lượng B-Frames liên tục tối đa mà x264 có thể sử dụng. Nếu không sử dụng B-Frames, 1 chuỗi Frames có thể có dạng như sau: IPPPPP...PI. Nếu sử dụng B-Frames = 2, tối đa 2 P-Frames có thể thay thế bằng B-Frames: IBPBBPBPPPB...PI.
Encode với Command Line: --bframes n (n là số lượng B-Frames)
Encode với MeGui:: Number of B-frames.

Adaptive - b-adapt: Cho phép x264 quyết định mức độ sử dụng B-Frames nhiều hay ít.
  • 0. Luôn sử dụng B-Frames.
  • 1. Giải thuật nhanh ("Fast"). Thời gian encode nhanh hơn chút ít khi giá trị --b-frames càng cao. Nếu sử dụng giá trị này, không bao giờ nên để bframes thấp hơn 16.
  • 2. Giải thuật tối ưu ("Optimal"). Thời gian encode chậm đáng kể khi giá trị --b-frames càng cao.
Command Line: --no-b-adapt hoặc --b-adapt n
MeGui: Adaptive B-frames.

Bias - b-bias: Giá trị càng cao thì x264 sẽ sử dụng càng nhiều B-Frames để thay thế cho P-Frames. Nếu giá trị này được set bằng 100 tương đương việc b-adapt = 0.
Command Line: --b-bias n
MeGui: B-frame bias.

Pyramid - b-pyramid: Cho phép B Frames được tham khảo bởi các Frames khác. Nếu không có thông số này, chỉ I hoặc P Frames được tham khảo bởi các Frames khác. Để sử dụng thông số này, cần phải dùng ít nhất 2 B-frames. Chỉ khi encode Bluray mới sử dụng none hoặc strict, còn lại nên để default là normal.
Command Line: --b-pyramid n
MeGui: B-pyramid.

Weighted Prediction - weightb: Kích hoạt chức năng đánh giá trọng số cho B-Frames, từ đó cho ra kết quả chính xác và hiệu quả hơn trong quá trình encode.
Command Line: --weightb n
MeGui: Weighted Prediction for B-frames.

Reference Frames - ref: Số lượng Frames mà 1 Frame có thể tham khảo tới. Số này càng lớn chất lượng sẽ tăng tuy nhiên thời gian encode cũng sẽ tăng theo đáng kể. Tuy nhiên tham số này vẫn là tham số xứng đáng trong việc đổi thời gian lấy chất lượng. Thông thường giá trị này nên để trong khoảng từ 3-5. Với các nội dung có sự lặp lại, tương tự về mặt hình ảnh, giá trị này có thể để lên 8-10.
1 lưu ý là khi sử dụng Level 4.1(đã cấu hình ở bài trước), số lượng Reference Frames tối đa cho video 720p là 9 và 1080p là 4. Để quá cao sẽ dẫn đến dư thừa lãng phí, và yêu cầu phần cứng cao hơn để có thể decode. Tổng quát, ta có thể tính số lượng Reference Frames tối đa cho Level 4.1 theo công thức sau:
Code:
--ref = Truncate(8388608/(width * height))
Truncate là làm tròn đến số nguyên nhỏ hơn gần nó nhất. Chẳng hạn phép chia cho ra kết quả 4.165 -> 4 hay 9.856 -> 9
Command Line: --ref n
MeGui: Number of Reference Frames

GOP Size (Min/Max) - min-keyint, keyint : Số lượng Frames tối thiểu và tối đa trước đi 1 Key Frame được chèn vào bởi x264.
Ví dụ giá trị min-keyint hay Min GOP Size thường được chọn bằng với giá trị fps. Fps là số lượng Frame có trong 1 giây. Thông thường Fps=24 ==> Ít nhất sau 24 Frames mới có 1 Key Frame được chèn vào. Việc chọn giá trị này sẽ đảm bảo không bao giờ có 2 Key Frames cùng xuất hiện trong vòng 1 giây (việc đó sẽ chỉ làm cho dung lượng bản encode tăng cao mà chất lượng hầu như không khác biệt).
Tương tự, Max GOP Size = X sẽ đảm bảo phải có 1 Key Frame xuất hiện cứ sau X Frame. 1 Video có quá ít Key Frame sẽ dẫn đến việc chất lượng giảm sút, và dễ gây hiện tượng lag khi nhảy đến 1 thời điểm nhất định của video (do điểm đó không có Key Frame, video sẽ phải tìm kiếm Key Frame tiếp theo xuất hiện).
Như đã nói, giá trị Min GOP Size(min-keyint) thường được chọn bằng với giá trị fps. Còn Max GOP Size(keyint) được khuyến cáo bằng 10 lần giá trị fps (đảm bảo rằng nếu hiện tượng lag xuất hiện cũng sẽ chỉ kéo dài trong tối đa 10 giây). Giá trị lớn nhất mà min-keyint có thể nhận là keyint/2+1
Command Line: --keyint m / --min-keyint n (m, n là số lượng max và min)
MeGui: Maximum & Minimum GOP Size.

Scene Cut - scenecut: Cho x264 quyết định mức độ nhạy khi chuyển cảnh. x264 sẽ tính toán giá trị cho mỗi frame để xem độ khác biệt giữa nó với các frame trước. Từ giá trị này, nó sẽ quyết định khi nào video xuất hiện việc chuyển cảnh và do đó sẽ cần phải chèn vào Key Frame. Giá trị này càng lớn, x264 sẽ càng nhạy hơn với các phần chuyển cảnh. Ví dụ 1 video với các camera chuyển động ít sẽ đòi hỏi giá trị này cao hơn.
Command Line: --scenecut n hoặc --no-scenecut
MeGui: Bỏ chọn Adative I-Frames Decision tuơng đuơng --no-scenecut. Number of Extra I-Frames tuơng đương giá trị n trong --scenecut n.

CABAC: Tăng hiện quả trong việc nén video. Khuyến cáo luôn chọn trừ khi video được encode để xem trên các phuơng tiện bị giới hạn khả năng decode (như các phương tiện di động iPod, PSP...)
Command Line: --no-cabac (không sử dụng CABAC)
MeGui: Chọn hoặc bỏ chọn CABAC.

Deblock aka Loop filter : Đây là 1 thông số rất quan trọng trong việc encode để khử những khối vuông - blocks. Blocks sẽ gây ra 1 hiệu ứng gọi là artifact (từ điển gọi là giả tạo, mình cũng chả biết dịch thế nào) - cần phải loại bỏ.

x264 có 2 tham số liên quan đến việc deblock gọi là Deblocking strength(Alpha Deblocking) và Deblocking threshold(Beta Deblocking). Deblock setting thường được viết dưới dạng X:Y, số đầu là Alpha Deblocking và số sau là Beta Deblocking.
Alpha Deblocking quyết định độ mạnh yếu của việc deblock trên toàn bộ hình ảnh, giá trị càng cao tức là việc deblock sẽ càng hiệu quả, nhưng đồng thời cũng phá hủy đi nhiều chi tiết hình ảnh và khiến hình ảnh có cảm giác dịu hay nhòe đi.
Beta Deblocking quyết định độ mạnh yếu của việc phát hiện ra block của x264. Nếu giá trị này càng cao, x264 sẽ xem video càng có nhiều block hơn so với giá trị thấp.
Ví dụ, nếu giá trị Beta Deblocking và Alpha Deblocking đều được đặt quá cao, x264 sẽ phát hiện ra quá nhiều block (mặc dù đôi khi nó không gây ra artifacts) và áp dụng quá nhiều filter vào để khử chúng đi, khiến hình ảnh mất chi tiết.
Cả 2 thông số này đều có thể nhận giá trị từ -6 đến 6. Lời khuyên là đừng bao giờ xuống quá -3 và lên quá 3.
Command Line: --no-deblock hoặc --deblock X:Y
MeGui: Deblocking strength, Deblocking threshold

Trên đây mình đã giới thiệu 1 vài setting x264 thuộc loại Frame-Type. Setting vẫn còn nhiều thông số quan trọng trong các phần như Rate Control, Analysis... nhưng do mình không có nhiều thời gian nên tách ra viết sau vậy. Việc lựa chọn các thông số sao cho phù hợp thì còn phải trải qua quá trình encode lâu dài và thử nghiệm nhiều setting, tùy vào từng phim và tùy bản thân mỗi người encode. Không có setting nào được coi là tối ưu hay tốt nhất.

Các bạn có thể thử theo code sau:

[code]


Tab đầu tiên (Main):
Tunings: Normal nhé.
AVC Profile chọn High nếu là HDMain nếu là SD
AVC Level chọn 4.1 nếu là HD3.1 nếu là SD.
Nếu lười thì cứ để High 4.1 cũng đc
Mode:
2-pass. Bitrate dành cho SD (480p) thì khoảng 800-1000 (thấp hơn 1 chút cũng ko sao, tùy phim). HD thì khoảng 1800-2500 (tùy phim)
Const. Quality: để trong khoảng 18-24. Càng cao sản phẩm càng nhẹ nhưng ko đc để quá 24 (quá 24 sản phẩm xấu lắm :thatvong
Chỉ cần quan tâm 2 cái mode này, các cái khác kệ nó

Tab thứ 2 (Frame-type):
Mục Deblocking:
Strength và Threshold để ở mức -2 : -2 hoặc -3 : -3
Tick vào CABAC (thường là đã đc tick sẵn)
Mục GOP sizeSlicing: Giữ nguyên ko thay đổi
Mục B-frames:
Tick vào Weighted Prediction for B-frame (thường là đc tick sẵn rồi)
Numbers of B-frames: 3 trở lên (recommended 5) (cao hơn thì càng tốt, nhưng encode càng lâu và max là 16)
B-frames Bias: Để nguyên.
Adaptive B-frames: 1-Fast hoặc 2-Optimal (recommended)
B-Pyramid: Normal
Mục Others:
Numbers of Reference Frames: 4-10 (quá 10 cũng như ko mà encode lâu hơn)
Còn lại giữ nguyên

Tab thứ 3 (Rate-Control)
Mục Quantizers, Quantizers Matrice: để nguyên
Mục Adaptive Quantizers
Mode: chọn Auto-Variance AQ
Strength: Tùy theo source, nếu source bị blocky nhiều thì để cao 1 chút (đừng quá 1.5)
Mục Rate Control:
Chỉ cần tick vào Use Mb-tree (thường là tick sẵn)
Các thứ còn lại giữ nguyên

Tab thứ 4 (Analysis) đây là tab quan trọng nhất:
Mục MotionsEstimation
Tick Chrome M.E (thường là tick sẵn)
M.E Range: default là 16, có thể giữ nguyên (nhưng mình toàn để 32 hoặc 64 :daica3
M.E Algorithm: multi hex (recommend)
Subpixel Refinement: từ 7 trở lên (recommended 9).
Mục Extra:
MV Prediction mode: Auto
Trellis: 2-Always
Psy-RD và Psy-strength: ko biết thì đừng đụng vào (mình cũng chả đụng vào vì còn tùy source) (Default là 1.00 và 0.00)
Tick vào No Dct DecimationNo Fast P-Skip
Untick No Mixed Reference framesNo Psychovisual Enhancements
Noise Reduction: để nguyên đi, cái này gần như vô dụng.
Mục Microblocks
Partition chọn là ALL
Mục Blu-Ray: Để nguyên

Tab thứ 5 (Misc):
Tab này đúng như tên gọi của nó, Toàn những thứ linh tinh, hầu hết đều ko cần. Có chăng thì chú ý những thứ sau đây đã tick chưa
Threads: 0 (Auto) Nó sẽ tính với công thức: Số luồng của máy bạn x1.5
Ví du bạn đang dùng CPU Quad-core và ko có công nghệ Hyper-thread của Intel thì nó sẽ nhận là 6 threads
Nhưng nếu bạn dùng Pen 4 có công nghệ Hyper-thread thì nó sẽ nhận là 3 threads
Slow first pass (chỉ có thể tick khi bạn dùng 2-pass)

Command line của những thứ trên:
Code:
--level 4.1 --crf 20 --deblock -3:-3 --open-gop normal --bframes 5 --b-adapt 2 --ref 4 --aq-mode 2 --merange 32 --me umh --direct auto --partitions all --trellis 2 --no-dct-decimate --no-fast-pskip
Command line mình hay sử dụng:
Code:
 --level 4.1 --pass 2 --bitrate XXXX --stats ".stats" --deblock -3:-3 --open-gop normal --bframes 8 --b-adapt 2 --ref 10 --rc-lookahead 60 --aq-mode 2 --merange 64 --me umh --direct auto --subme 9 --partitions all --trellis 2 --no-dct-decimate --no-fast-pskip --output "output" "input"
Đây là những kinh nghiệm của mình khi encode.

Vn-Sharing, i-max.vn
Link: http://www.vn-zoom.com/f386/gioi-thieu-setting-x264-cho-megui-1686569.html

[Encoding] How to rip Blu-ray to MKV with H264 video and DTS-HD audio using Staxrip

Staxrip is certainly one of the best converting programs I have used, and it is among the tools I recommend to users for ripping a DVD. Of course it can also handle Blu-ray discs and it excels at this process too, giving you full control over your rip while still featuring a simple interface. In this article we will use Staxrip in order to rip a Blu-ray disc to an MKV file keeping the original DTS-HD audio. As you will see through the steps of this guide, you can also rip your Blu-ray in a rather large number of formats and containers supported by Staxrip.
You can download Staxrip directly from our downloads database using the link below. You will also need Avisynth installed so if you don't have it, grab it from here.

Step 1

As Staxrip cannot unlock a protected Blu-ray disc (almost all movies are protected), before you begin you need to use an unlocking software to circumvent the Blu-ray's protection. I really suggest you let AnyDVD HD do that job. You can download it here or check the authors page here.

Step 2

Staxrip01
Open up Staxrip and select Source in order to load our Blu-ray.

Step 3

Staxrip02
At the window that will popup select Blu-Ray Folder.

Step 4

Staxrip04
Open your Blu-ray drive, or the folder you have ripped your move in, and select the BDMV folder.

Step 5

Staxrip04
Staxrip will check your Blu-ray and give you the various playlists. The movie is the biggest one, so click on it to continue. In this example, our Blu-ray uses seamless branching, in plain words it has a "Director's Cut" feature and that's why there are two playlists with about the same length. We will still use the largest.

Step 6

Staxip05
Here you can select the various demux options. Leave output to MKV (1). Select the audio stream you want to use (2), and set the output to DTS-HD (3) or if you have TrueHD audio to THD. You can read detailed information about the various Blu-Ray audio formats here. Now make sure your audio stream is also selected in the list below (4) as the first two values set the demux options and the later the tracks we want to keep. Next, select the subtitles (5) you want to extract, set the output directory (6) in which the temp files will be saved (make sure you have at least 30GB free space there) and click OK (7). Staxrip will now demux your Blu-ray disc and create separate files for video, audio and subtitles streams. This process will take from 30 to 90 minutes depending on length of the movie and the speed of your Blu-ray drive.

Step 7

Staxip06
After demuxing is complete the main Staxrip window will open again. First of all, set the Target (1), which is the output file. Now lets explain the rest of the options. The Filters area will be usually automatically altered to add the filters that you may need, just make sure to unselect Deinterlace as we don't need it. Crop is applied automatically 99% of the time in order to remove the black bars. Using the slider in Resize (2) you can downsize to 720p as I have done here, otherwise just leave it at 1080p.
By clicking the x264 Film HQ (3) title you can set the codec and the encoding method. In this example I have selected x264, tuned for film and using constant quality. Constant quality is a faster encoding method than the traditional 2-pass option and as the name implies, tries to keep a constant quality on all your files. That however means that you cannot know how big the file will be as it depends on the movie length, the CQ setting and the actual content. Usual values range from 18 to 26, with 18 being the "best" and 26 the "worse" quality. I am using this option for my mkv backups as I prefer to base my encoding on video quality and not file size. Of course, you can also select 2-pass in which case a Target size option will appear in the Target box in order to set the desired size.
Next select the MKV Container (4) and set the Quality and Preset settings (5). I already explained the quality setting, the preset one basically lets you select between encoding speed and video quality. Medium or Slow are the recommended values. You only need Config Container (6) in order to add subtitles, we will explain who at the next step. Moving to the audio preferences, as we want to keep the original DTS-HD track we will select Just mux (7). Of course you can select AC3 and let Staxrip convert your audio. If you don't need subtitles click Next (8) and move to Step 9, otherwise click Config container and move to the next step.

Step 8

Staxrip07
In the Container options you can add subtitles to your MKV. During the demux process Staxrip will use BDSup2Sub and convert your .sup Blu-ray subtitles to .sub format. So you can use either use .sup subtitles or the .sub subtitles Staxrip prepared for you for maximum compatibility. They will all be in your project folder. Be aware that if you want to use the sup subtitles but you have resized your video to 720p you have to load BDSup2Sub and manually resize them too or they will look way too big. Click OK to save the subtitle settings.

Step 9

Staxblu08
To start the encoding process click Next in the main window (number 8 at step 7) and then click Start.

Step 10

Staxripblu10
That's all! A few hours later you will have a high quality MKV file. As always you can use the comments form below or the forums in case you have any questions or problems.
Link: http://www.dvd-guides.com/guides/blu-ray-rip/261-rip-blu-ray-to-mkv-using-staxrip

1/14/13

[Encoding] Hướng dẫn Encode Anime từ A-Z

Hướng dẫn Encode Anime từ A-Z
(có hình minh họa)
Viết bởi: SaberLion và jinonguyen (vnanime.net)
Phiên bản ngày: 02/09/2010

Mục lục:
-- Lời của tác giả.
1- Những từ viết tắt và định nghĩa các thuật ngữ chuyên dụng.
2- Yêu cầu phần cứng.
3- Yêu cầu phần mềm.
4- Yêu cầu tài nguyên.
5- Cấu hình MeGUI.
6- Encode.
7- Phụ lục: Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và dung lượng Anime


Lời của tác giả
Từ khi VnAnime.net hoạt động, có rất nhiều bạn muốn tham gia vào đội ngũ Encoder để đóng góp và chia sẽ Anime mini size cho cộng đồng, rất nhiều bạn đã PM và hỏi về cách Encode, nhưng thời gian của những hỗ trợ viên cũng có hạn nên không thể hướng dẫn rõ ràng và đầy đủ cho tất cả các bạn. Hôm nay, nhóm Encoder của VnAnime tổng hợp lại tất cả những kinh nghiệm để viết bài hướng dẫn Encode Anime. Hy vọng với bài viết này, các bạn sẽ đủ khả năng để cho ra những sản phẩm đẹp với dung lượng thấp nhất có thể, mọi đóng góp và chia sẽ của các bạn dành cho cộng đồng Anime đều được hoan nghênh và đón nhận.

Trong bài viết này, chúng ta chỉ đề cập đến việc Encode Anime, những loại Media khác có thể dựa theo đó cũng làm được nhưng cấu hình máy tính và cách config cao hơn một chút.

Qua bài viết này, mục đích chủ yếu là giúp cho các bạn hiểu "Encode là gì", và "mục đích của Encoder là gì", "Encoder phục vụ cho ai" và "việc Encode mang lại lợi ích gì". Từng phần hướng dẫn sẽ được giải thích rõ và có hình minh họa.

Vì thời gian gấp rút nên nhóm Encoder bọn mình sơ sài cho ra phiên bản đầu tiên của bản hướng dẫn EC Anime, bài viết sẽ được thay đổi và bổ sung cho phù hợp, vì vậy, các bạn hãy theo dõi thường xuyên bài hướng dẫn này!

Trước tiên, "Encode là gì", hihi, cái này các bạn xem mục I: Những từ viết tắt và định nghĩa các thuật ngữ chuyên dụng.

Tiếp theo, "Mục đích của Encoder": là cho ra những sản phẩm được mã hóa không chuẩn với chất lượng cao nhất và dung lượng thấp nhất có thể, với 2 tiêu chí "chất lượng" và "dung lượng" trong một sản phẩm như thế có thể khẳng định rõ khả năng và trình độ của một Encoder.

Tiếp theo, "Encoder phục vụ cho ai": với mục đích của Encoder, Encoder phục vụ cho những ai có nhu cầu lưu trữ Anime, những người có cấu hình máy thấp không xem được những bộ Anime chất lượng cao. Còn một đối tượng nữa mà VnAnime.net muốn phục vụ, đó là những cộng đồng đưa Anime lên Online.

Thế còn "việc Encode mang lại lợi ích gì", bạn có thể chưa nhìn thấy được, nhưng chắc chắn "Encode mang tiền về cho bạn", còn gì nữa, bạn muốn khẳng định khả năng cái máy tính và trình độ Encode của mình không? Chưa hết, cái chính là mỗi người đều có tình thần chia sẽ niềm đam mê của mình với cộng đồng, vậy bạn có không?

Bài viết có sử dụng một số thông tin từ: hdvnbits.org
Xin cảm ơn SK

Phần I: Những từ viết tắt và định nghĩa các thuật ngữ chuyên dụng
EC: Encode - Mã hóa, Nén phim (theo nghĩa trong bài viết này)
ECer: Encoder – Người Encode
Sub: Subtitle (Phụ đề)
Softsub: Sub mềm
Hardsub: Sub cứng
File anime: file hoàn chỉnh bao gồm cả video lẫn audio có thể xem được
File video: file chỉ có hình
File audio: file chỉ có tiếng
File sub: file phụ đề

Encode Là quá trình chuyển đổi các tập tin đa phương tiện từ định dạng chuẩn sang định dạng không chuẩn nhằm phục vụ mục đích lưu trữ. Encode có thể hiểu nôm na như việc dịch ngôn ngữ. Định dạng chuẩn chứa trong nó nhiều ngôn ngữ khác nhau gọi là codec, bằng cách xử dụng các bộ từ điển (decoder) bạn sẽ biên dịch chúng sang các ngôn ngữ khác "nhẹ hơn, dễ hiểu hơn" bằng các trình encoder.
Quá trình Encode vận dụng tất cả tài nguyên của máy, tức là cả RAM, card màn hình, hay xung nhịp đều có ảnh hưởng đến tốc độ và thời gian EC. 1 máy có RAM 4 GB nhưng card on hay xung ko phải là Core 2 duo thì EC chắc chắn lâu hơn máy RAM 2 GB có card, xung Core 2 Duo.

Convert là quá trình chuyển đội định dạng file, chuyển đổi định dạng codec, bitrate, sound, từ 1 file đã được encode hoặc chưa được encode.

Chúng ta có thể so sánh nôm na sự khác nhau giữa Encode và Convert: Convert là chuyển đổi định dạng bằng cách giải nén và nén, còn Encode là chuyển đổi định dạng bằng cách giải mã và mã hóa trở lại. Vì vậy, rõ ràng Encode có khả năng tối ưu hơn.

Phần II: Yêu cầu phần cứng
Cấu hình tối thiểu: Pentium IV 2.0 Ghz , RAM 512 MB, card onboard (EC 1 tập anime khoảng 2->3,4 tiếng)
Cấu hình đề nghị: Intel Celeron, RAM 1GB 3.0 Ghz, card cỡ 8500 GT(EC 1 tập anime khoảng 1 tiếng ->1 tiếng rưỡi)
Cấu hình lí tưởng: Intel Core 2 Duo 3.0 Ghz (x2), RAM 2GB, card Gefore 9600 GT(EC 1 tập anime khoảng 30->40 phút)
Và nếu cấu hình máy bạn mạnh hơn thì càng tốt

Phần III: Yêu cầu phần mềm
+ .NET Framework 2.0 trở lên. Link download: http://www.brothersoft.com/net.framework-112623.html
+ AviSynth 2.5 trở lên. Link download: http://www.free-codecs.com/download/avisynth.htm
+ K-Lite codec phiên bản càng cao càng tốt. Link download: http://www.free-codecs.com/download/...codec_pack.htm
+ MeGUI phiên bản 3.5.0. Link download: http://www.mediafire.com/?5329n2z4fxp8k3y
+ File win32.rar. Link download: http://www.mediafire.com/?j066yacd6bqulqa

MeGUI là đương nhiên rồi, phải cài .NET thì mới chạy dc MeGUI do MeGUI dc lập trình trên nền tảng của .NET, AviSynth là chương trình biên tập video của MeGUI, đương nhiên cũng phải có. Và cuối cùng là K-Lite codec, cái này buộc phải có vì MeGUI sẽ dùng filter ffdshow Audio Decoder để EC audio, ffdshow Video Encoder để EC video và Haali Media Splitter để ghép audio và video lại sau khi EC, những codec này đã có sẵn hết trong K-Lite. Và lưu ý, các bạn hãy cài đặt theo thứ tự tớ sắp xếp ở trên. Riêng MeGUI và file win32.rar các bạn chỉ cần giải nén ra chứ không cần phải cài đặt.

Phần IV: Yêu cầu tài nguyên
+ File anime cần EC
+ File sub nếu anime là softsub

Nói thêm 1 chút ở đây: làm sao để phân biệt anime ta cần EC là softsub hay hardsub. Rất đơn giản, khi các bạn đã cài K-Lite rồi thì hãy chạy file anime đó. Ở thanh trên cùng, các bạn chọn Navigate -> Subtitle Language, nếu thấy có nhiều hơn 1 dòng sub, đó là anime soft sub. Xem hình dưới:


Còn nếu chỉ có đúng 1 dòng No subtitles, đó chính là anime hardsub


Ta có thể tách file sub từ anime softsub! Các bạn hãy bật bất kì 1 file phim nào bằng K-Lite. Ở thanh trên cùng, các bạn chọn File->Utils->DSM Converter…

Cửa sổ DSM Converter hiện lên, các bạn click phải vào khoảng trắng, chọn Add File…


Chọn đường dẫn đến file anime cần tách sub -> Open


File anime ta chọn sẽ được add vào cửa sổ trắng ban nãy, hiển thị đầy đủ 3 phần Video, Audio, Subtitle của file. Click phải vào dòng Subtitle, chọn Demux…


Các bạn chọn đường dẫn cho file sub sẽ được xuất ra -> Save. Quá trình Converting sẽ diễn ra và khi chạy đến 100% là đã hoàn tất. Ta lấy được Subtitle cho anime đó.

Nếu file anime hỗ trợ nhiều sub thì các bạn nhớ phải chú ý để chọn đúng sub mình cần tìm rồi mới Demux ra.

Lưu ý: Với hardsub thì trong file anime sẽ không có file sub vì sub đã trở thành 1 phần của phim, không thể tách rời. Và theo tớ biết thì đến hiện nay chỉ có định dạng file mkv là hỗ trợ softsub, nên khi EC anime các định dạng khác như AVI hay MP4 thì 90% file anime đó là hardsub hoặc không có sub.

Phần V: Cấu hình MeGUI
Sau đây là giao diện chính của MeGUI 3.5.0


Đầu tiên, Chọn Options -> Settings, hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl+S


Sau khi bảng điều khiển Settings hiện lên, chọn thẻ External Program Settings


Ở khung NerAacEnc, mục neroAacEnc, các bạn chọn đường dẫn đến file neroAacEnc.exe trong folder win32 lúc nãy giải nén ra rồi chọn Open. Chú ý: nếu folder win32 sau này có bị di chuyển đi chỗ khác thì các bạn phải chọn lại đường dẫn cho nó, nếu không khi EC audio sẽ bị MeGUI báo error.


Qua thẻ Main, ở khung Other, mục Default Priority, các bạn thiết lập mức năng suất hoạt động của máy khi EC, mức mà tớ khuyến cáo là Below Normal, nếu muốn vừa EC vừa chơi game thì chọn Low, còn vừa EC vừa xem phim hay lướt web thì để Normal, nếu chỉ để EC thôi thì chọn Above Normal. Chú ý: không nên và không bao giờ chọn High, vì năng suất máy bạn sẽ ngay lập tức tăng lên 100%, dễ xảy ra tình trạng treo máy.


Qua thẻ Extra Config, khung Automated Encoding, mục Number of passes, bạn đánh vào số pass khi EC video.

+ 1-pass: Nén 1 lần, tức là suốt cả đoạn video, phần mềm encode chỉ biết encode theo video, không thông qua bước xử lý thông số và lấy dữ liệu mẫu ban đầu.
+ 2-pass: Nén 2 bước. Chạy video và lấy thông số từng frame, đặt các thông số này trong 1 file .stats (nén lần 1). Encode (kết hợp nén) video theo các thông số đã kiểm tra lưu trong file .stats trên (nén lần 2).
+ 3-pass: Cùng gần giống với 2-pass, nhưng tăng cường về dựng hình (render), phát hiện và xử lý lỗi rất kỹ.

Và tớ khuyên các bạn nên để mặc định là 2-pass, mục đích là EC anime thì không cần phải dùng đến 3-pass, vì tuy chất lượng và độ nén không cao hơn 2-pass bao nhiêu mà tốn thêm rất nhiều thời gian.


Sau chỉnh sửa xong xuôi, các bạn chọn Save.

Quay lại giao diện chính của MeGUI, ở khung Video encoding, mục Encoder Settings, chọn x264: Unrestricted (DXVA). Ở khung Audio, mục Encoder Settings, chọn Nero ACC: NDACC-LC-96Kbps.


Tiếp theo, chọn Config ở mục Encoder Settings, khung Video Encoding, cửa sổ x264 configuration dialog hiện lên, các bạn hãy đánh dấu vào ô Show Advance Settings. Sau đó, trong thẻ Main, khung Mode, các bạn chọn Automated 2pass, còn cái mục Bitrate hãy cứ để mặc định, đừng quan tâm tới nó.


Xong xuôi, các bạn chọn OK, nó sẽ hiện lên 1 cái bảng thông báo Profile update, các bạn cứ chọn Yes.

Tại giao diện chính của MeGUI, mục Encoder Setting của khung Audio, các bạn chọn Config, cửa sổ Nero ACC configuration dialog hiện lên. Ở khung NeroDigital ACC Options, các bạn đánh dấu chọn vào mục Adaptive Bitrate @ 96kbit/s, rồi kéo con chạy sao cho phù hợp. Đây là bước chọn bitrate của âm thanh, bitrate càng cao thì nghe càng rõ, với những anime mini size thì các bạn chỉ nên chọn từ 80->96 thôi ở đây tớ chọn 81 kbit/s (vì tớ không tài nào kéo sao cho nó thành 80 dc). Xong rồi thì chọn OK.


Vậy là đã xong phần Config cho MeGUI. Phần này bạn nào có máy ở nhà thì chỉ cần làm 1 lần vì cho dù có tắt MeGUI đi thì nó cũng tự động save lại cho mình.

Phần VI: Encode
Giờ mới là phần bắt đầu để encode. Encode có 3 kiểu, 1 là dùng chức năng Auto Encode, 2 là Enqueue và 3 là One-click. Tuy nhiên, mình chỉ hướng dẫn các bạn chức năng Auto Encode vì đây là chức năng dễ sử dụng nhất, phù hợp khi encode anime. 2 cái còn lại: One-click thì tớ không rành nhưng hình như nó chỉ dùng để EC những phim có sẵn từ đĩa, còn muốn sử dụng Enqueue 1 cách hiệu quả thì còn phải tinh chỉnh rất nhiều thứ khác, khá phức tạp và rắc rối, chức năng này chỉ được các Encoder chuyên nghiệp rip phim theo ý mình.

Tại giao diện chính của MeGUI, khung Audio, mục Audo Input, các bạn chọn đường dẫn đến file audio cần EC, nếu không có file audio thì chọn file anime cần EC cũng được. Sau khi chọn xong, các bạn chọn Open (đương nhiên rồi). Ở trong hình, mình lấy vd với file anime cần EC là Azumanga Daioh 2.mkv. Tại mục Audio Output, các bạn chọn đường đường dẫn cho file audio xuất ra.


Tiếp theo, tại giao diện chính của MeGUI, các bạn chọn Tools-> AVS Script Creator hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + R. Cửa sổ MeGUI – AviSynth script creator sẽ hiện lên. Tại thẻ I/O, khung Input, mục Video Input, các bạn chọn đường dẫn đến file video cần EC hoặc file anime cần EC, trong hình vd là Azumanga Daioh 2.mkv.


Sau khi chọn, sẽ có 1 cửa sổ Current position: … xuất hiện, nó sẽ cho bạn xem trước anime cần EC.
Quay lại cửa sổ MeGUI – AviSynth script creator, tại khung Crop & Resize, các bạn đánh dấu vào ô Resize, và chọn kích thước video sẽ EC, cái này thì tùy anime nhưng thường thì các bạn nên để size là 848x480 với những anime có khung hình ngang như hiện nay.


Tuy nhiên, anime tớ đang vd cho các bạn là Azumanga Daioh đã có từ 2002 nên tớ sẽ giữ nguyên khung hình là 640x488 vì MeGUI không cho phép resize thành 848x480(phần này tí nữa tớ sẽ nói sau) và dù có resize dc đi chăng nữa thì người trong phim cũng sẽ lùn đi, nhìn rất xấu.
Cũng trong tab I/O, khung Output, mục video output, các bạn chọn đường dẫn cho file avs sẽ tạo ra.


Tiếp theo, qua thẻ Filters, khung Deinterlacing, các bạn đánh dấu vào ô Source is Anime (not automatically detected by Analysis) để MeGUI nhận diện đây là anime. Phần này không quan trọng, nhưng theo tớ là nên làm, mặc dù không chắc chắn nhưng 80% là nó sẽ giúp tốc độ khi EC anime trở nên nhanh hơn.

Tiếp theo, trong khung Filters, mục Subtitles, các bạn chọn đường dẫn đến file sub (nếu anime đang EC là softsub, còn với những anime hardsub thì bỏ qua bước này, cách phân biệt anime softsub với hardsub và cách lấy file sub của anime softsub ra thì tớ đã nói ở trên). Mục FPS, các bạn giữ nguyên, chỉ được hạ xuống khi số FPS của video đó quá cao (vd từ 50->100). Và khi giảm, các bạn nên giảm nó xuống còn 23,976(đây là chuẩn DVD). Lí do vì sao tớ sẽ giải thích ở cuối bài.


Vậy là đã xong phần chỉnh sửa trước khi EC, các bạn qua thẻ Script để xem lại nội dung file avs mình sẽ tạo.

Đến đây, tớ xin chỉ một mẹo để có thể resize khung hình video theo ý muốn bằng phương pháp thủ công khi không thể resize dc. Như đã biết, MeGUI không cho phép kích thước video khi resize là số lẻ hay lớn hơn kích thước ban đầu. Như vậy, ta sẽ chỉnh sửa trực tiếp trong file avs sẽ tạo ra( vì tất cả những gì chúng ta điều chỉnh nãy giờ đều dc lưu trong file avs nên nội dung của file avs mới quyết định tất cả).
Trước khi resize theo kiểu này, các bạn nhớ đánh dấu chọn ô Resize ở khung Crop & Resize trong tab I/O (nhưng đừng cố gắng điều chỉnh lại kích thước của nó). Sau đó, các bạn qua tab Script, dòng LanczosResize(a,b) # Lanczos (Sharp), ở đây các bạn thay a và b thành kích thước mà mình muốn điều chỉnh cho video, vd như của tớ sẽ là 848x480.


Xong xuôi, các bạn chọn Save , cửa sổ Current Position … sẽ lại hiện lên để các bạn xem trước video sau khi đã add sub, resize, ect…


Như trong hình, các bạn thấy người trong anime sẽ lùn đi, nhưng đây chỉ là ví dụ, thực tế trước khi resize, các bạn phải xem xét video đó có nên resize không rồi mới làm.

Trở lại giao diên chính của MeGUI, lúc này các bạn sẽ thấy ở khung Video encoding, mục AviSynth Script là đường dẫn đến file avs vừa tạo ra, còn ở mục Video Output các bạn hãy chọn đường dẫn cho file video xuất ra (mặc định là chung folder với file avs). Lưu ý: file avs này rất quan trọng, chỉ được delete đi khi ta đã EC xong.


Còn đây là file avs mới tạo ra


Bước cuối cùng, các bạn chọn Auto Encode


Cửa sổ MeGUI – Automatic encoding hiện lên. Trong khung Output Options, mục Container, các bạn chọn định dạng file xuất ra (với anime mini size là MP4), mục Name of Output, các bạn chọn đường dẫn cho file anime xuất ra.


Qua khung Size and Bitrate, ở đây các bạn có 2 lựa chọn để quyết định dung lượng anime sẽ xuất ra sau khi EC.

Nếu muốn có dung lượng chính xác, các bạn chọn mục File Size, bấm vào cái nút hình tam giác ngược và chọn dòng Select Size … nằm ở cuối cùng.


Cửa sổ File size dialog hiện lên. Ở mục Enter a filesize, các bạn đánh vào dung lượng file theo ý muốn. với anime mini size, các bạn nên chọn dung lượng từ 70->80 MB, rồi chọn OK.


Giải thích thêm chỗ này: Khi EC, MeGUI sẽ tự động điều chỉnh bitrate của cả anime (video và audio) sao cho phù hợp với dung lượng bạn chọn. Tuy nhiên, lúc nãy ta đã chỉnh bitrate cho audio ở phần config rồi nên MeGUI chỉ việc chọn bitrate cho video để khi ghép audio và video lại ra đúng dung lượng bạn đã chọn.
Còn nếu muốn tùy chọn dung lượng theo bitrate, bạn đừng đánh dấu vào mục File Size mà hãy đánh dấu vào mục Average Bitrate. Xóa số ở trong khung đi rồi đánh vào đó số bitrate sao cho phù hợp với dung lượng ở ô Video Size bên cạnh. Với anime mini size, các bạn nên chọn bitrate trong khoảng từ 400->450.


Sau khi đã chỉnh sửa xong xuôi các bạn chọn Queue

Giải thích thêm: Average Bitrate ở đây là tổng bitrate của audio và video, nhưng vì ta đã chọn bitrate cho audio ở phần config nên bitrate của video sẽ bằng số average bitrate trừ đi bitrate audio (đây cũng là cách để ta ước lượng bitrate của video, tuy nhiên không chính xác lắm, VD: tớ chọn bitrate của audio là 81 như phần trên và chọn average bitrate là 450 thì lí ra bitrate của video phải là 369, nhưng khi EC xong kiểm tra lại bằng media info thì chỉ có 368). Tớ không rõ 1 bitrate còn lại đã dc MeGUI cho vào đâu nhưng nói chung so với số bitrate ta dự đoán ban đầu thì là khá chính xác). Và tớ cũng khuyên các bạn khi EC nên sử dụng mục Average Bitrate này vì nó cho ta biết cả dung lượng chính xác của file anime khi xuất ra cũng như giúp ra ước đoán được số bitrate của video.

MeGUI sẽ lại đưa ta trở về giao diện chính, thẻ Input. Giờ chúng ta hãy qua thẻ Queue, các bạn sẽ thấy có 4 job tương ứng với 4 dòng. Dòng đầu tiên là audio, dòng tiếp theo là video pass 1, dòng tiếp theo nữa là video pass 2 (do ta đã chọn EC 2-pass ở phần config) và dòng cuối cùng là công đoạn mux (ghép audio và video lại với nhau).


Đến lúc này, mọi việc coi như đã hoàn tất, chọn Start, quá trình EC theo từng job sẽ diễn ra, và các bạn chỉ việc ngồi chờ. Thanh trạng thái status sẽ thông báo tình trạng của các job, đang thưc hiện là processing, đợi là waiting, aborted là tạm ngưng(chuyển lại waiting bằng cách click đúp chuột trái vào job đó), postponed cũng là tạm ngưng nhưng là do click đúp vào 1 job đang waiting, và done là đã xong.


Ngoài ra vẫn còn 1 trạng thái nữa là error tức là quá trình đó đã bị lỗi, có rất nhiều nguyên nhân xảy ra tình trạng error này, nhưng đối với job audio thì chủ yếu là do bạn dẫn sai đường dẫn đến file neroAaaEnc.exe trong folder win32 tớ đã nói ở phần config, còn job video thì đa phần do lỗi của .NET, EC ở nhà thì tớ chưa từng gặp trường hợp này, nhưng khi EC ở quán net thì vẫn thường xuyên xảy ra, để khắc phục các bạn hãy click đúp vào job bị error, nó sẽ quay trở lại trạng thái waiting, lúc đó các bạn hãy chọn Start để bắt đầu job đó lại từ đầu.

Lưu ý: vì ta dùng chức năng Auto Encode nên nếu 4 job chưa hoàn thành hết thì tuyệt đối không được delete 1 job nào, điều đó sẽ dẫn tới việc những job còn lại dù đang tiến hành vẫn bị delete theo. Khi thanh status đã báo cả 4 job đều done thì tức là quá trình EC đã hoàn tất, các bạn có thể tìm thấy file anime mini size đã được EC nằm ở trong folder các bạn đã chọn, có dạng abc-muxed.mp4. Giờ thì các bạn hãy coi thử để test lại chất lượng anime, và lúc này các bạn đã có quyền delete các file không cần thiết nữa như file avs, file video gốc, file sub và cả 4 job kia nữa. Nhưng nếu muốn giữ lại thì tớ cũng không cản.

Vậy là các bạn đã EC dc 1 anime thành mini size rồi đó, và đừng quên post lên vnanime.net link MF file anime mình đã EC để chia sẽ cho tất cả mọi người.

Phần VII (phụ lục): Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và dung lượng Anime

Chất lượng của video phụ thuộc vào 2 yếu tố là FPS(frame per second) và bitrate, 2 yếu tố này cũng quyết định trực tiếp đến dung lượng của video đó. Và quá trình EC anime mini size thực chất là giảm bitrate của video xuống nhằm làm giảm dung lượng của nó. Như tớ đã nói ở trên thì đối với audio, bitrate càng cao thì chất lượng âm thanh càng tốt. Còn bitrate của video thì sao? Đối với video, các bạn hãy hiểu nôm na bitrate chính là độ phân giải của nó. Khi ta giảm bitrate xuống, dung lượng giảm xuống rõ rệt, nhưng độ phân giải cũng sẽ giảm đi tỉ lệ thuận với dung lượng. Sở dĩ các bạn không thể nhận ra sự khác biệt giữa bản mini size và bản gốc là do màn hình của máy vi tính thường chỉ ở mức 16->18 inch. Và khi coi anime trên màn hình đó thì rất khó để nhận ra, nhưng tớ có thể khẳng định rằng độ phân giải của các anime mini size không bao giờ bằng các bản gốc, để kiểm chứng các bạn có thể thử chép anime mini size và bản gốc vào 2 đĩa khác nhau rồi dùng để coi trên màn hình TV cỡ 30->40 inch, các bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt, chất lượng của anime mini size luôn mờ hơn bản gốc. Tuy nhiên, chả ai lại lúc nào cũng chép anime ra đĩa mà coi trên TV mà chủ yếu là coi trên Computer, độ phân giải của những bản gốc nói trắng ra là thừa. Vì thế nên mới có những anime mini size.

Còn 1 yếu tố nữa ảnh hưởng đến chất lượng của video là FPS nhưng tại sao ta lại không giảm nó xuống? Như các bạn đã biết, anime(kể cả phim) đều là do những bức hình được chiếu liên tiếp nhau theo thứ tự tạo thành các cử động. Frame có thể hiểu đơn giản là hình và FPS chính là số hình có trong 1s của video. Nếu ta giảm nó xuống thì những cử động của các nhân vật trong anime sẽ trở nên rất "thô" nên việc giảm chỉ số này xuống là điều cấm kị mà hãy giữ nguyên ngoại trừ khi nó quá cao thì hãy giảm xuống để khi coi không bị xảy ra hiện tượng "giật" hình. Còn FPS bao nhiêu là cao và nên giảm xuống bao nhiêu thì tớ đã nói ở trên rồi. Lưu ý là chỉ giảm, không bao giờ được phép tăng lên, điều đó sẽ làm tăng dung lượng video mà chất lượng khung hình thì vẫn như cũ.

Trong quá trình EC, 2 file Video và Audio sẽ được tạo ra trước với dạng mã hóa riêng của Megui, trong chế độ Auto Encode, file video có định dạng 264, còn audio là m4a, MeGUI sẽ tự động ghép chúng lại thành 1 file anime hoàn chỉnh và xóa đi 2 file mã hóa đó.


Bài hướng dẫn kết thúc, cám ơn bạn đã theo dõi, hy vọng VnAnime sẽ đón nhận nhiều thành viên vào đội ngũ Encoder phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng Anime Việt Nam. Chúc các bạn thành công. Nếu có ý kiến đóng góp, phản bác hoặc bất kỳ ý kiến gì cho bản hướng dẫn này, hãy để lại ý kiến tại đây.

Nguồn: VnAnime.net