Trao đổi với tôi

http://www.buidao.com

10/31/14

Cách điều khiển máy tính từ xa qua trình duyệt Chrome

Có nhiều chương trình điều khiển máy tính từ xa như: Teamviewer, Logmein, VNC Viewer… thế nhưng việc điều khiển máy tính từ xa trên một trình duyệt web thông dụng sẽ trở nên thú vị và thân thiện hơn đối với nhiều người.

Google Chrome hiện là một trong những trình duyệt web phổ biến được nhiều người sử dụng nên có rất nhiều tiện ích mở rộng cho chương trình này. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu với các bạn một tiện ích thú vị để điều khiển máy tính từ xa thông qua Chrome, đó là Chrome Remote Desktop.
Ưu điểm:
- Miễn phí, chỉ cần cài một lần để sử dụng lâu dài chứ không phải ở dạng dùng thử (30 ngày) như nhiều chương trình.
- Có dung lượng nhẹ chỉ khoảng hơn 20MB.
- Phù hợp sử dụng với mọi đối tượng sử dụng trong đó có những người không cần biết nhiều về máy tính.
- Hoạt động tốt trên các hệ điều hành khác nhau.
Các bước cài đặt và sử dụng:
- Nếu bạn chưa có trình duyệt web Chrome thì tải tại đây. Cài đặt lên và đăng nhập tài khoản Google (Gmail).
- Truy cập vào kho tiện ích từ cửa sổ trình duyệt Chrome (bấm vào đây). Nhập "chrome remote desktop" vào ô tìm kiếm
Cách điều khiển máy tính từ xa qua trình duyệt Chrome - 1
- Bấm vào kết quả "chrome remote desktop" > cửa sổ nhỏ hiện ra bấm "add" > tiện ích sẽ được tải về (với dung lượng khoảng 22,6MB ) và cài đặt tự động rất nhanh chóng.
Cách điều khiển máy tính từ xa qua trình duyệt Chrome - 2
- Cài đặt thành công sẽ hiện ra một Tab mới trong đó có biểu tượng Chrome Remote Desktop > bấm vào đây để bắt đầu sử dụng
Cách điều khiển máy tính từ xa qua trình duyệt Chrome - 3
- Chrome Remote Desktop sẽ yêu cầu sự cho phép của người dùng > bấm vào "Allow accesss"
Cách điều khiển máy tính từ xa qua trình duyệt Chrome - 4
- Giao diện hiện ra với hai khung chính là Remote Assistance và My Computers
Cách điều khiển máy tính từ xa qua trình duyệt Chrome - 5
Chrome Remote Desktop có hai dạng điều khiển từ xa. Dạng thứ nhất là sử dụng hai tài khoản Google khác nhau ở hai máy và dạng thứ hai là sử dụng chung một tài khoản Google trên hai máy.
Dạng thứ nhất có ưu điểm là linh hoạt, chủ động về tài khoản Google đăng nhập và làm theo các bước dưới đây:
+) Đối với máy cần điều khiển từ xa:
- Bật tính năng cho phép điều khiển từ xa > bấm vào "get started" trong khung "My Computers"
- Bảng mới hiện ra bấm vào "Enable remote connections" > nhập mã PIN (ít nhất 6 chữ số để xác nhận khi máy khác truy nhập) > bấm OK > Ok > như vậy máy này đã mở chức năng điều khiển từ xa để máy khác có thể truy cập vào khi có mã PIN qua Chrome Remote Desktop.
Cách điều khiển máy tính từ xa qua trình duyệt Chrome - 6
Cách điều khiển máy tính từ xa qua trình duyệt Chrome - 7
Cách điều khiển máy tính từ xa qua trình duyệt Chrome - 8
- Trên khung Remote Assistance bấm vào "get started" > bấm vào "Share" > hiện ra bảng 12 chữ số ngẫu nhiên > những số này sẽ được nhập vào khi máy truy cập yêu cầu.
Cách điều khiển máy tính từ xa qua trình duyệt Chrome - 9
Cách điều khiển máy tính từ xa qua trình duyệt Chrome - 10
+) Đối với máy truy cập:
- Bấm vào "Access" trong khung Remote Assistance > hiện bảng Access Code > nhập 12 chữ số đã có trước đó > bấm "Connect"
Cách điều khiển máy tính từ xa qua trình duyệt Chrome - 11
Cách điều khiển máy tính từ xa qua trình duyệt Chrome - 12
Đợi một chút giao diện kết nối hiện ra
Cách điều khiển máy tính từ xa qua trình duyệt Chrome - 13
Dạng thứ hai có ưu điểm là đơn giản, nhanh chóng, đồng thời có thể truy cập khi chỉ cần máy tính được bật lên, không cần mở Google Chrome, không cần chia sẻ code (lưu ý là việc kích hoạt tính năng cho phép remote đã được thực hiện trước đó)
Tính năng này chúng ta chỉ cần thực hiện trong khung "My Computers", khi tài khoản Google được đăng nhập trên 2 máy thì sẽ nhìn thấy máy kia sáng lên và chỉ cần kích vào máy cần remote vào > bảng nhập mã PIN hiện ra > nhập mã PIN > Connect.
Cách điều khiển máy tính từ xa qua trình duyệt Chrome - 14
Kết luận
Sử dụng tiện ích Chrome Remote Desktop khá tiện lợi và nhẹ nhàng khi muốn điều khiển máy tính từ xa qua trình duyệt web. Tuy nhiên những tính năng như chuyển file, chat trực tiếp không có nên giảm đi phần nào giá trị của tiện ích này. Tuy nhiên, với hầu hết nhu cầu sử dụng thông thường, tiện ích nhỏ gọn này đã đáp ứng rất tốt người dùng khi cần.
Theo VnReview

10/20/14

[Audio], [Android], Sử dụng điện thoại Android để điều chỉnh âm nhạc từ xa

QuanTriMang - Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ trình bày những bước cơ bản để điều khiển máy tính phát hoặc ngừng chơi nhạc từ xa với điện thoại Android. Chỉ với 2 công cụ hỗ trợ miễn phí, các bạn đã có thể hoàn thành ý tưởng trên.
Đầu tiên là công cụ nghe nhạc đa dạng và phổ biến hiện nay – Foobar2000. Đây có thể coi là module điều khiển chính, vì tại đây chúng ta sẽ tiến hành sử dụng một vài thành phần hỗ trợ nhất định. Nếu những tính năng nào không thực sự cần thiết, hãy gỡ bỏ để tránh sự tiêu tốn tài nguyên hệ thống 1 cách vô ích. Truy cập trang Foobar2000 Controller hay trang http://foobar2000controller.blogspot.com/ và tải gói cài đặt hỗ trợ về hệ thống:

Tắt Foobar2000 nếu chương trình đang hoạt động, và tiến hành cài file vừa tải về, giữ nguyên các thiết lập mặc định. Sau đó, khởi động Foobar2000, nếu chức năng tường lửa của hệ thống hiển thị, nhấn Allow để tiếp tục chương trình. Mở bảng điều khiển chính Preferences (Ctrl + P) > Tools > HTTP Control:
Tiếp theo, hãy dò tìm địa chỉ IP chính xác của máy tính đang sử dụng, mở Run > cmd > ipconfig:
Địa chỉ IP tại đây là 192.168.2.15, ghi nhớ thông số này. Chúng ta đã kết thúc việc cần làm trên máy tính, hãy chuyển sang thao tác trên điện thoại Android.
Cài đặt Android Remote Control Client:
Tại đây, chúng ta cần sử dụng công cụ dành riêng cho Android có tên là Foobar2000 Remote Control. Sau khi kết nối vào mạng nội bộ, hãy khởi động chương trình, màn hình điều khiển ban đầu sẽ hiển thị như sau:
Mở phần IP Address và gõ địa chỉ của máy tính:
Kéo menu xuống phía dưới, bạn sẽ nhìn thấy mục Test connection. Khi dòng thông báo “Connected successfully!” hiển thị nghĩa là chúng ta đã kết nối thành công với máy tính:
Sau đó, bạn đã hoàn toàn có thể điều khiển chương trình Foobar2000 trên máy PC qua giao diện của ứng dụng trên điện thoại:
Chúc các bạn thành công!

10/19/14

Asio là gì vậy ?

Là cái này: Audio Stream Input/Output
http://en.wikipedia.org/wiki/Audio_Stream_Input/Output
Hãng phát triển: Steinberg (bọn này có soft nghe nhạc MyMP3Pro rất chuyên nghiệp)

K/n: là 1 dạng giao thức truyền tín hiệu số, dùng cho soundcard.

Đ/đ: cho độ trễ thấp, tính trung thực cao trong quá trình decode từ soft->soundcard, do bỏ qua các bước trung gian của OS, tín hiệu đi trực tiếp từ soft đến soundcard.

Đây là dạng giao thức thường được dân pro dùng (vd: mix nhạc), còn với người dùng thông thường là Direct Sound do chính MS làm. Nó giúp người dùng chỉnh nhạc bằng phần mềm tốt hơn, thay vì phải dùng thêm thiết bị ngoại vi khác.

Asio làm việc trực tiếp trên soundcard không thông qua kernel mixer của windows, tương tự Kernel streaming , ASIO cho âm sạch hơn , giảm độ trễ do bỏ wa các lớp phần mềm trung gian

cũng thế nên ASIO output còn dc gọi là "bit identical" vì tính hiệu từ file wave đến soundcard giống nhau đến từng bit , ko sai phạm.

Có thể vào đây để tải plug in hỗ trợ ASIO cho Foobar . Ngoài ra Foobar còn hỗ trợ kernel streaming mang đến độ sạch âm thanh tương tự ( tải plug in về là dc thoy ) 
Nghe nói tụi audigy chỉ hỗ trợ asio 2 kênh. Với card X-fi Asio hỗ trợ đa kênh.

http://vozforums.com/showthread.php?t=86343

10/15/14

Định dạng âm thanh phổ biến : lossless , WAV , Mp3... là gì



Âm thanh số đã được tạo ra từ nhiều năm nay. Và cùng với sự phát triển của nó, rất nhiều các loại định dạng âm thanh đã ra đời. Vậy sự khác biệt giữa các loại định dạng âm thanh này là gì ???

Trước khi nói về các loại định dạng âm thanh thường gặp, ta cần tìm hiểu một chút về những yếu tố căn bản của định dạng âm thanh. Đầu tiên là “điều biến mã xung” (PCM – Pulse Code Modulation) sau đó ta sẽ đến với các loại định dạng nén.


PCM AUDIO: Nơi mọi thứ khởi nguồn

“Điều biến mã xung” (PCM) được tạo ra từ năm 1937 và là tiền thân cho các loại âm thanh analog. PCM được đặc trưng bởi hai thành phần: tần số mẫu (sample rate) và độ dày của bit (bit depth).

“Tần số mẫu” (sample rate) cho ta biết số lần biên độ rung mỗi giây của sóng âm thanh, còn “độ dày bit” (bit depth) thể hiện số lượng bit của thông tin đo được từ mỗi mẫu âm thanh, nó tương ứng với độ phân giải của mỗi bộ dữ liệu âm thanh số.

“Âm thanh thực” như chúng ta vẫn nghe thấy hàng ngày là một dải tần kéo dài liên tục. Đối với thể giới số chuyện lại khác, để làm rõ cách hoạt động của âm thanh số, chúng ta hãy so sánh nó với hình ảnh số. Trong các đoạn video sử dụng công nghệ số, những gì chúng ta nghĩ là đang vận động hay trôi chảy thực chất chỉ là một chuỗi các hình ảnh tĩnh.

Âm thanh số cũng như vậy. Biên độ của sóng âm thanh không hề “trôi chảy” hay “vận động” mà thay đổi theo những chuẩn nhất định trong một khoảng thời gian cho trước.



**) Âm thanh CD là gì :


Âm thanh được ghi trên đĩa CD và định dạng file âm thanh WAV được sử dụng chuẩn định dạng pulse-code modulation (PCM ) (tạm dịch là điều biến nhịp, nghĩa là trong analog ta thấy 1 tần số sine diễn tả âm thanh, nhưng trong kĩ thuật số ta không thể có sóng sine mà người ta sử dụng những "nhịp đập" cao thấp khác nhau 1 cách liên tục để diễn tả gần đúng nhất hình dạng sóng sine") . Đây là những tín hiệu âm thanh gốc và hoàn toàn không được nén.

Theo chuẩn PCM, mỗi giây âm thanh được lấy mẫu với tần số lấy mẫu 44.1KHz, và mỗi mẫu được diễn tả bởi 16 bit dữ liệu. Có nghĩa là trong 1 phút nhạc/âm thanh ta có:

44100 đợt lấy mẫu
x 2 kênh trái phải
x 2 bytes (16 bit = 2 bytes)
x 60 giây
= 10.584.000 bytes
= 10.1 Mb

Như ta đã biết, 1 CD thường có dung lượng là 750Mb, hoặc lưu được 74 phút nhạc, vì thế nếu bạn nhân con số 10Mb của mỗi phút nhạc cho 74 bạn sẽ thấy rõ tại sao CD nó lại như vậy

Như vậy tóm lại, 1 giây của âm thanh gốc sẽ có bitrate là 1411kbps <- b="" br="" ch="" n="" s="" xin="" y="">

**) Lossless và các định dạng Lossless :
 


                       +) Lossless Compression (Nén không mất dữ liệu)


Trong công việc hàng ngày với máy tính, hẳn không ít lần bạn đã nén 1 file tài liệu gửi cho đồng nghiệp. Có thể bạn đã sử dụng Zip hoặc Rar làm định dạng nén.

File tài liệu đc bạn nén sau khi qua Zip hoac Rar sẽ trở nên nhỏ hơn rất nhiều nhưng khi người nhận nhận đc file, họ sẽ giải nén và có được file tài liệu gốc mà bạn đã tạo. Vậy Zip va Rar đã làm gì ? Nói đơn giản, đó là những thuật toán nhằm tìm ra những quy luật lặp của dữ liệu từ đó tìm 1 cách hiển thị khác tối ưu hơn, tốn ít dữ liệu hơn. (ví dụ ta có chuỗi: aaaaa bbbbbbb aaa 11111 , bạn thấy rằng cách diễn giải tốt hơn nhiều mà tốn ít chữ hơn là ax5 bx7 ax3 1x5). Đấy là 1 ví dụ rất đơn giản để bạn hiểu, còn thì nó phức tạp hơn rất nhiều . Như vậy khi người nhận nhận file và giải nén, Zip và Rar đóng nhiệm vụ sử dụng những chuỗi dữ liệu nén đấy tập hợp và tạo lại file gốc ban đầu.

Đó cũng là mục đích của định dạng âm thanh nén không mất dữ liệu (lossess). Với cấu trúc trên của zip hoặc rar thì bạn có thể thấy rõ rằng đ/v lossless audio, nó lấy đầu vào là âm thanh gốc của CD, cố gắng tìm ra những quy luật âm thanh và nén nó lại. Việc nén lại này là không cao vì dữ liệu âm thanh rất đa dạng và sử dụng nhiều dữ liệu. Hiện tại mức độ nén cao nhất có thể của kĩ thuật nén không mất dữ liệu là bằng khoảng 1/3 dung lượng gốc của âm thanh gốc , thường sẽ là 1/2 . Do đó mỗi album lossless sẽ có dung lượng khoảng 200 đến 300 Mb.

Khi giải nén hoặc khi nghe lossless điều chắc chắn ta đạt được đó chính là tín hiệu gốc của âm thanh CD (44.1Khz, 16bit, 1411Kbps) . Điều này là cứu nhân cho mọi người yêu âm nhạc luôn đòi hỏi âm thanh trung thực nhưng không có điều kiện có CD gốc hoặc muốn sử dụng máy tính làm nơi lưu trữ albums.



                          +) Các định dạng Lossless : FLAC, ALAC, APE

- FLAC: Free lossless audio codec :

 là một định dạng khá được ưa chuộng hiện nay và cũng có khá nhìu máy nghe nhạc hỗ trợ định dạng này, việc giải mã flac không phụ thuộc vào quá trình mã hóa, tức là mã hóa chậm nhưng giải mã vẫn khá nhanh, flac hiện nay có 9 level chia theo mức độ từ 0-8, và bitrate giao động trong khoảng 600- 1100 kbps, ở level càng cao thì thời gian mã hóa càng lâu để dung lượng giảm xuống.
Có lẽ các bạn sẽ nói dung lượng và bitrate giảm thì chất lượng sẽ giảm chứ. Không, nó như kiểu nén file với winrar, file nén nhỏ đi rất ít nhưng vấn phục hồi nguyên gốc của file ban đầu, flac cũng vậy, chúng ta vẫn khôi phục được về wav để ghi đĩa mà không mất đi dữ liệu như mp3.

- APE: Monkey's audio

 Đây cũng là định dạng lossless thông dụng, tuy nhiên nó chưa phổ biến trên các máy mp3 bằng flac vì một chip âm thanh giải mã mp3 là hiển nhiên và việc giải mã flac không phức tạp hơn mp3 bao nhiêu, vì thế chẳng ngại gì mà các nhà sản xuất ko apply flac vào chip âm thanh, với APE thì khó hơn, hiện nay các máy cowon và sansa có hỗ trợ APE.

- ALAC còn gọi là M4A: Apple lossless audio code

Định dạng này được sáng lập bởi apple, dành riêng cho các thiết bị của họ, sau này nó trở nên phổ biến hơn khi đc sử dụng trên các thiết bị của hãng khác, tuy nhiên vẫn không phổ biến như flac hay Ape

Chú ý :
    FLAC khác gì APE ? :
 Điều này cũng giống nhu bạn so sanh Zip với Rar ở chỗ thằng nào cũng lossless nhưng giải thuật và cty tạo nên là khác nhau, độ phức tạp của ape hơn flac .Hiện tại Flac đang thắng thế, maximum compression của Flac vào khoảng 1/2 file wave gốc. Nhưng lập lại lần nữa là chất lượng của nó là như nhau và bằng file gốc.

Còn vài định dạng không thông dụng và rất ít gặp nhưng ko đề cập đến, chỉ nói tới những định dạng chúng ta hay gặp trên mạng và hay dùng mà thôi
 
   Nếu Lossless (FLAC) hay vậy người ta đẻ CD ra làm gì?

Trả lời: Nó nằm ở lịch sử. CD phát minh vào đầu thập kỷ 80 khi đó người ta phải tính đến chuyện làm sao có thể phổ biến đại trà nó và các thiết bị playback (decode) phải đủ rẻ để có thể bán được. Chính vì vậy họ không có cả khái niệm buffer hay bất cứ algorithm nào về compress, chỉ cần 1 con DAC (Digital to Analog Converter) bạn đã có thể play được dĩa CD.

Ngày nay hầu như cái player nào cũng có 1 con chip hoặc HW decoder. Và nếu bạn biết FLAC decoder chỉ có độ phức tạp vào khoảng 2 lần MP3 chuyện apply FLAC vào chip là cực kỳ dễ dàng. Tuy nhiên thời hiện đại nó lại nảy ra 1 vấn đề chính: BẢN QUYỀN. Vì là lossless codec nên người nhận được nó hoàn toàn có thể tái tạo thành CD gốc và gây thiệt hại cho người sản xuất. Chính vì vậy các đại gia cố gắng nhét DRM vào trong để có thể quản lý được (như WMA hay AAC) nhưng nó lại không thông dụng bằng FLAC còn các nhà sản xuất thì lại bị ép không support các định dạng không có DRM bảo vệ. Và vì thế nó chỉ có thể tồn tại trong các thiệt bị cho dân audiophile.

 Hầu hết mọi người đều ko phân biệt được 2 cái này nếu chỉ dùng tai , vì:
1. Play cd: đọc cd - đưa pcm data vào dac - analog to speaker

2. Play flac: đọc file flac - decode flac thành pcm - đưa pcm vào dac - analog to speaker

2 phần sau giống y nhau, và decode flac sang pcm là lossless và bảo đảm y như bản gốc

**) LOSSY và các định dạng LOSSY : MP3, AAC, WMA, Vorbis

LOSSY compression ( Nén mất dữ liệu )

Với sự phát triển của PC và internet, nhu cầu chia sẻ thông tin và nhạc càng ngày càng được đòi hỏi cao. Nhưng người ta không thể nào gửi cả album nhạc đến 700Mb qua internet với tốc độ èo uột 56kps thời đấy được. Do đó các nhóm nghiên cứu, các tổ chức, và nhiều công ty khác nhau đã cố gắng tìm ra những định dạng âm thanh mới sử dụng những thuật toán riêng để nhằm giảm bớt dung lượng dữ liệu cần đề diễn tả âm thanh gốc cùng lúc đó cố gắng giữ cho âm thanh gần với âm thanh gốc nhất.

Có rất nhiều định dạng khác nhau đã ra đời như mp3, wma, aac, ogg, mpc, atrac, ... Chúng hoạt động gần giống nhau nhưng mỗi định dạng có 1 thuật toán khác nhau để xác định xem giữ lại mẫu âm thanh nào, bỏ mẫu âm thanh nào , hoặc điều chỉnh mẫu âm thanh thế nào. Thế thì tại sao lại có thể bỏ, hoặc giữ ? Vì theo lí thuyết tai con người sẽ rất khó nhận ra sự hiện diện của 1 tần số âm thanh nhất định nào đó (có thể là quá 20Khz). Việc bỏ đi 1 phần dữ liệu âm thanh này giúp cho các định dạng âm thanh mất dự liệu như Mp3 có thể giảm dữ liệu cần thiết để diễn tả 1 lần lấy mẫu (sẽ ít hơn rất nhiều so với 16bit cho 44100 lần 1 giây như của âm thanh gốc).

Ngoài ra các định dạng âm thanh này còn tạo ra những âm thanh giả nhằm đắp vào những phần nó đã loại bỏ, điều này là thực sự không thể chấp nhận được, nó tạo ra những âm thanh ta hay gọi là "éo éo" hoặc vang hoặc méo hẳn so với âm chuẩn, đối với những file được nén với bitrate càng thấp thì hiện tượng này xảy ra càng nhiều (ví dụ điển hình nhất: bạn hãy nghe thử 1 đoạn khán giả vỗ tay của 1 file mp3 và 1 track trong CD gốc hoặc 1 file nén không mất dữ liệu (lossless) sẽ ngay lập tức nhận ra. Vì sao tiếng vỗ tay lại gây ra nhiều vấn đề như vậy ? Bởi vì tiếng vỗ tay là 1 âm thanh hỗn hợp ngẫu nhiên, nếu trong âm thanh chuẩn gốc nó sẽ được diễn ta đầy đủ, thế nhưng với âm thanh nén, định dạng nén buộc phải "ép" bitrate của mình vào khoảng cho phép do đó nó tạo ra những âm thanh vỗ tay đều đều nhau rất ít sự khác biệt hoặc bị hiệu ứng vang).

Chúng ta thường thấy rằng Mp3 hay được nén với bitrate là 128, hoặc 192, hoac 320 kilobit 1 giây (kbps) . Bạn có thể nhận thấy rằng nó chỉ bằng 1/10 so với biterate của WAV (1411kbps) đó là lí do tại sao 1 phút nhạc mp3 128kbps chỉ tốn khoảng 1Mb.

Đúng là trong 1 số trường hợp nhất định, hoặc 1 dạng âm thanh/nhạc nào đó, sẽ rất khó phân biệt sự khác nhau giữa âm thanh gốc và mp3. Bên cạnh đó các thuật toán nén của các định nhạc mất dữ liệu đã được cải thiện rất nhiều. Thế nhưng không có gì hoàn hảo, và chắc chắn cái gì đã mất đi thì sẽ làm cho nó hỏng đi. Đặc biệt là âm thanh. Đối với những album nhạc như vocal, nhạc cụ , hay đặc biệt là cổ điển thì đây là 1 tai họa, vì với những album nhạc này, thường những nhạc cụ được sử dụng hoặc giọng hát có tần số âm thanh rất cao hay rất trầm do đó rất nhiều dự liệu đã bị loại bỏ hoặc điều chỉnh khác đi so với thực tế.

Mp3, âm thanh nén, nhiều người cho rằng chỉ thích hợp với nhạc Pop hoặc các dạng nhạc bình thường khác.

MP3 – MPEG 1 Audio Layer 3 là định dạng âm thanh “dễ mất dữ liệu” phổ biến nhất hiện nay. Cho dù vấn đề về bằng sáng chế đối với sản phầm này vẫn còn chưa được giải quyết.

Vorbris - Một loại định dạng “dễ mất dữ liệu” miễn phí với mã nguồn mở. Thường được sử dụng cho các game PC như Unreal Tournament 3


AAC – Advanced Audio Coding : một loại định dạng chuẩn hiện nay được sử dụng cho loại video MPEG 4. Nó được rất nhiều người ưa chuộng nhờ khả năng tương thích với các hệ thống quản lý quyền sử dụng kĩ thuật số (Digital rights management – DRM) chẳng hạn như phần mềm Fairplay của Apple. Sự vượt trội so với định dạng MP3, và đặc biệt là người ta có thể chia sẻ những nội dung trong định dạng này một cách thoải mái mà không cần thủ tục nào cả.

WMA - Windows Media Audio : định dạng âm thanh “ dễ mất dữ liệu” của Microsoft. Định dạng này đầu tiên được phát triển và sử dụng nhằm tránh những vấn đề giấy phép cho các sản phẩm sử dụng định dạng MP3. Tuy nhiên, nhờ những cải tiến liên tục cùng khả năng tương thích với các hệ thống kiểm duyệt quyền quản lý kĩ thuật số (DRM), WMA vẫn rất phổ biến cho đến khi iTunes trở thành nhà vô địch trong thế giới nhạc DRM.


Hàng ngày, chúng ta vẫn sử dụng các loại định dạng “dễ mất dữ liệu” cho những âm thanh ta nghe và lưu trữ trên máy tính. Chúng được thiết kế để tiết kiệm “không gian sử dụng” cho ổ đĩa cứng của bạn. Tuy nhiên, chúng ta nên sử dụng những loại định dạng khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như: Loại chương trình chạy âm thanh số mà bạn sử dụng, dung lượng ổ đĩa của bạn hay chất lượng của phần mềm phát hiện lỗi trong máy của bạn.

Ngày nay, với một chiếc máy tính bạn có thể chạy gần như mọi chương trình âm thanh. Hầu hết các chương trình âm thanh có thể chạy những file thuộc định dạng “dễ mất dữ liệu”, và chúng ngày càng được phát triển để sử dụng được các định dạng không mất dữ liệu như FLAC hay APE. Trong khi đó, các chương trình của Apple thì gắn với các định dạng MP3, ALAC và AAC.


**) Hoạt động của việc ghi CD nhạc:
Như đã đề cập, định dạng âm thanh của CD là PCM 1411kbps. Và đầu vào của nó cũng phải ở định dạng PCM 1411kbps. Do đó khi ta ghi 1 CD nhạc việc đầu tiên của 1 trình ghi đĩa là nó phải convert (chuyển) bất kì định dạng cho vào ra WAV , bất kể nó là mp3 hay ape, lossy hay lossless. Đó là lí do vì sao mà ngoài mp3 thường được hỗ trợ sẵn, đ/v các định dạng âm thanh khác ta phải cần plugin cho trình ghi đĩa mới có thể ghi đc.

Như thế bất kì định dạng nhập vào là gì trước khi ghi ra đĩa ta sẽ có 1 dữ liệu âm thanh định dạng WAV, mà WAV thì luôn là PCM 1411kbps. Cho nên dù dữ liệu vào "xấu" hay "đẹp" nó cũng sẽ đc cho mặc 1 cái áo được dệt bởi 1411 kí sợi để ghi ra CD. Tại sao cùng 1 album, ta có 2 định dạng mp3 và ape , mp3 chỉ 50Mb, ape đến 200Mb mà ghi ra đĩa vẫn đầy, vẫn cùng ngần đấy phút nhạc ? bạn đã có câu trả lời tại sao.

 **) Hoạt động của việc nén CD nhạc:

Như vậy sau khi ghi ra CD 1 rổ dữ liệu "xấu" đấy, nếu bạn sử dụng nó để đọc trong máy sẽ vẫn thấy rằng bitrate của nó là 1411kbps . Tiếp theo nếu bạn sữ dụng software để rip CD này và xác định bitrate là 320 hay cao hơn đi nữa thì nó sẽ vẫn thực hiện công việc nén 1411kbps dữ liệu "xấu" đấy trở thành 320. Nhưng cũng phải nói thêm rằng dù nén 320kbps nhưng đữ liệu "xấu" của bạn sẽ càng trở nến xấu hơn vì chính trong lúc nén ở 320kbps, nó sẽ tiếp tục bị mất tiếp dữ liệu. Đã xấu lại càng xấu . Vậy theo lí thuyết bài trước, để giữ nguyên độ "xấu" gốc bạn chỉ có cách nén ở định dạng lossless không mất dữ liệu ... "xấu".

Phần lớn, hay không muốn nói là tất cả những đĩa nhạc copy (cả nhạc Việt lẫn nhạc ngoại) mà ta thấy ngoài tiệm đều là ghi ra đĩa với nguồn là mp3 trong máy tính. Bạn có rip với bất kì định dạng nào thì chất lượng vẫn là hàng phế phẩm, không nói gì chất lượng CD, mà chất lượng âm thanh không thể nào bằng đĩa gốc.

Vậy với lossless nó sẽ thế nào ? Cũng vẫn thế, nhưng khi ape được trình ghi đĩa giải nén ra wav ta sẽ có lại dữ liệu đẹp ban đầu ở 1411kbps, tạo ra 1 đĩa CD chuẩn ở 1411kbps, rồi ta lại rip lossless, rồi lại ghi ra . Cho dù bao nhiêu lần đi nữa thì dữ liệu vẫn (có thể) được giữ nguyên. Nói có thể là vì nó còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng CD, chất lượng đầu đọc , 2 thứ đấy có đảm bảo được cho sự an toàn, hoàn chỉnh của dữ liệu khi ghi và đọc hay không. Vì thế mà người ta luôn nói là với CD thì phải là TDK, ổ đĩa thì phải là Plextor , hơn nữa khi ghi hay đọc thì chỉ ở tốc độ 1x , vâng 1x , như thế mới giảm thiểu tối đa số lỗi đọc ghi.

Công nghệ ghi đĩa và loại đĩa đc sử dụng là rất quan trọng do đó đĩa hiệu mới đắt như vậy. Ngoài ra còn có đủ loại đĩa dành cho dân audiophile như đĩa vàng, đĩa thủy tinh. Công nghệ thì có XRCD, DCC, Chesky, MFSL ,... rất rất nhiều . Sự khác nhau của họ là cách thức xử lý tín hiệu gốc đạt đến độ hoàn chỉnh, sau đó sử dụng công nghệ máy móc được phát triển riêng để ghi lên đĩa đặc hiệu, máy ghi đĩa luôn đảm bảo rằng không có lỗi xảy ra, dữ liệu không bi nhiễu, và khi ghi lên bề mặt đĩa đạt đc hiệu quả tối ưu.





***) Chốt lại :

Bài viết này với mục đích định nghĩa được sự khác nhau giữa 3 định dạng   file âm thanh WAV, FLAC và MP3

Định dạng file .wav, .flac và .mp3 không những là 3 định dạng khác nhau của các file âm thanh được lưu trữ trên máy tính mà còn đại diện cho 3 cách lưu trữ âm thanh khác nhau, không nén (uncompressed), nén nhưng bảo toàn nội dung (lossless) và nén không bảo toàn nội dung (lossy).


WAV là dạng file âm thanh không nén

Flac là dạng âm thanh nén nhưng không mất dữ liệu

Mp3 là dạng âm thanh nén bị mất dữ liệu



Vậy thì nên lưu lại các file âm thanh theo định dạng nào? Điều này còn tùy vào việc bạn muốn nghe âm thanh như thế nào, bạn đòi hỏi chất lượng âm thanh ra sao và một điểm quan trọng nữa là thiết bị phát âm thanh của bạn (loa, headphone…) đáp ứng được tới đâu. MP3 nhìn chung đáp ứng được yêu cầu đại chúng, thế nhưng nếu bạn muốn nghe nhạc chất lượng cao, bạn là người có khả năng thẩm âm tốt và bạn có một dàn loa xịn để nghe nhạc thì chả tội gì không sử dụng FLAC và các định dạng tương tự cả . Vấn đề là bạn có cảm nhận được sự khác nhau của ba định dạng này không ?   Nó khác nhau đủ cho bạn cảm nhận được nếu:

- Bạn nghe loại nhạc có sự thay đổi lớn hay đột ngột về âm sắc nhạc cũ, các quãng lên xuống bất thường. Rõ rang nhất là nhạc jazz hay giao hưởng
- Bạn có 1 giàn âm thanh đủ tốt , Xin đừng test bằng headphone rẻ tiền

- Lỗ tai của những người nhạy cảm sẽ có cảm nhận tốt hơn so với lỗ tai của người bình thường

 Nếu bạn không phân  biệt hoặc không cảm nhận được sự hay - dở của các định dạng khác nhau, hoặc tệ hơn là không cảm nhận được cái hay - dở của nén thấp với nén cao thì giải pháp tốt nhất vẫn là: "Càng ít càng tốt" hoặc "càng nhỏ càng đỡ tốn"

Nếu bạn cảm nhận được , cảm thấy khó chịu khi nghe những bản nhạc chất lượng thấp và khoái lossless thì bạn đã bước vào thế giới của Audiophile , và cũng đồng nghĩa bạn sẽ mất khá nhiều tiền cho đam mê này của mình ^^


**) Làm sao để nghe được nhạc Lossless trên PC ,laptop ?  



Phần mềm nghe nhạc Foobar 2000

Foobar2000 dù trình diện rất đơn giản nhưng được xếp vào hạng Audiophile - PC ,  thậm chí thật ko quá khi nói nó là phần mềm playback audio trên PC hay nhất hiện nay. Và đặc biệt, nó có thể rip từ loseless -> lossy với biterate cao ngất ngưỡng ( max khoảng 400kbps - VBR, 512kbps - ABR). Vì vậy, nên dùng F2k khi nghe hoặc rip audio bởi: đơn giản- dể dùng- hay - miễn phí.

Chú ý ( sưu tầm một bác khá già làng bên VOZ) :
có 1 sự thật ta phải chấp nhận đó là đừng xài máy tính để nghe nhạc nếu muốn nghe sự khác biệt. Với soundcard bình thường hoặc build-in vào trong board độ noise của âm thanh rất cao vì PC hay thậm chí laptop là một thiên đường tạo ra Noise với vô số linh kiện điện tử. Muốn loại trừ cái này mà vẫn xài Computer thì phải ráng sắm cái external DAC và dùng USB để output raw audio ra xa khỏi pc rồi mới dùng cái box đó để biến nó thành âm thanh. Có thể mới bớt noise.

- Và cũng đừng nghĩ cái player này nghe nhạc hay cái kia thì không. Nó có thể tốt hơn về sự tiện dụng về cách cấu trúc quản lý nhưng output thằng nào cũng giống như thằng nào (trừ sử dụng filter để thay đổi chất lượng nhưng nó là cheat và lợi bất cập hai). Sự khác nhau lớn nhất nằm ở Noise control và DAC nhưng những cái đó không dính gì đến 100% digital của máy tính.

Dân chơi khoái xài Foobar trên Win vì nó cho phép chọc ngoáy và chỉnh sửa bất cứ công đoạn nào từ khi nhận input đến khi ra thành phẩm cuối cùng và vì vậy nó rất thuận lợi cho những người thích drive cái chuỗi decode theo ý mình. Nhưng nếu để default không chính sửa thì nó chẳng khác quái gì cái player bèo nhất trên PC.

http://audio-no1.blogspot.com/2013/08/am-thanh-so-uoc-tao-ra-tu-nhieu-nam-nay.html

DAC là gì và chức năng của nó?


Không biết gì, chỉ copy về đọc tham khảo thôi - benina
Nói DAC "chỉ là bộ phận kết nối" thì không đúng, nếu vậy chả lẽ vai trò của DAC cũng ngang với bọn transport?
DAC=digital to analogue converter, thiết bị chuyển từ tín hiệu số sang tín hiệu analogue. Vì nguồn phát là dưới dạng digital, mà bọn amp, speaker, headphones... chỉ nhận được tín hiệu analogue, nên cần phải có một thằng đứng giữa chuyển từ dạng số sang analogue.
DAC có mặt trong mọi thiết bị âm thanh, ipod, soundcard, walkman...
trên soundcard có dac + amp, ở đây bạn đang nói đến thuần DAC (stand alone dac)? nếu vậy thì khác nhau đơn giản ở chỗ không thể cắm trực tiếp thiết bị phát vào 1 dac mà phải thông qua amp, trong khi với soundcard cắm cái gì vào cũng được
Quote:
Như vậy nếu dùng cổng số xuất quang cho DAC ngoài thì card xịn cũng như onboad ?
không có khác biệt. vì tín hiệu ra từ optical cho DAC là hệ nhị phân, không liên quan gì đến chất lượng âm thanh. tuy nhiên còn vụ bit perfect ở đây, mình không có kinh nghiệm nhiều trong vấn đề này, có người nói vài card creative tự động upsample tín hiệu trong DSP. mình chỉ muốn nói đây là thông tin mình đọc được, đưa ra để tham khảo ý kiến.

về căn bản thì không cần phải mua 1 sc đắt tiền để dùng mỗi cổng quang.
tớ còn gà, bác nào không vừa ý tha hồ chém

------------------------------------------------------
DAC = Digital to Analog Convertor.

Thông thường nói DAC là chỉ nói đến bộ chuyển đổi từ tín hiệu s/pdif từ ngõ Optical hoặc từ ngõ Coaxial thành tín hiệu âm thanh ra amply, headphone...

Dạng tín hiệu s/pdif là dạng tín hiệu TTL (time to live), là một dạng của tín hiệu số. Các tín hiệu dạng TTL đều là kiểu duy trì 1 mức điện áp nào đó trong một khoảng thời gian trước khi chuyển đến một mức điện áp khác và cũng duy trì ở mức điện áp đó một khoảng thời gian nhất định. Thông thường có 2 mức điện áp là High và Low (tương ứng 1 và 0 giống như dữ liệu nhị phân).

Với tín hiệu TTL của s/pdif việc nhiễu điện áp như lệch áp một chút so với điện áp High và Low có thể khắc phục được bằng các mạch logic nên do đó tránh được nhiễu xung điện khá tốt. Nhưng lại một vấn đề khác nảy sinh là do các linh kiện không thể nào tốt tuyệt đối nên có thể gây ra trễ hoặc sớm trong mỗi giai đoạn chuyển dẫn đến thời gian tồn tại của 1 mức tín hiệu có thể dài hơn hoặc ngắn hơn so với bình thường, vấn đề này cũng bị ảnh hưởng bởi dây dẫn nữa, và người ta gọi vấn đề này là nhiễu jitter.

Ngoài ra ngõ xuất digital của sound onboard thường thường không kèm theo bộ DSP (digital signal processor) để lọc tín hiệu hay tạo hiệu ứng xào nấu tín hiệu nó hay hơn hay để lọc mấy cái nhiễu của nguồn nhạc... thế nên âm thanh ra sẽ mộc mạc. Còn như sound card có DSP thì sẽ cho ra tiếng hay hơn (hoặc có thể tệ hại hơn, tuỳ trường hợp tuỳ thiết bị, tuỳ tai người).

Cách chơi của em hơi khác người khác. Em không có năng khiếu thẩm âm nên không có kinh nghiệm trong việc chọn các loại sound nên không tư vấn cho bác con sound được. Đối với em, em thích cái chất mộc của sound Realtek onboard, nhưng ghét cái nhiễu của nó và chất lượng tầng đệm ngõ headphone kém cỏi nên âm thanh ra thiếu chi tiết. Em lại ghét cái chất âm của sound creative vì nó nghe có vẻ nịnh bợ giả dối, các hãng khác thì em không có điều kiện thử nghiệm nên không có ý kiến, nhưng em giữ quan điểm không thích màu mè mắm muối. Nên em chọn sound USB sử dụng các con chip khá rẻ tiền như là pcm2707. Các con IC rẻ tiền như thế đều không kèm theo DSP nên âm ra chắc chắn mộc mạc, cũng như có thể mua các bộ kit sử dụng IC này khá dễ dàng, chỉ là cần làm lại ngõ đệm heaphone theo ý mình là được. Vì em có tí khả năng về DIY nên dùng mấy cái DIY kit được. Nếu bác không DIY được hay là không thích "chọc ngoáy" thì bác khó chơi với mấy cái kit này. Còn như mua mấy con sound USB rẻ tiền sử dụng mấy con IC như thế cũng được, nhưng nếu mod một ít linh kiện tốt cho nó thì sẽ tốt hơn.
--------------
Hỏi
Còn thông số db là gì vậy các bác? Có phải là chỉ độ lớn của âm thanh không?
Trả lời: cái số dB đấy đại khái là khi bác tăng vol đến mức đấy thì sẽ nghe tiếng của nhiễu, còn dưới mức đấy thì không nghe thấy nhiễu. Bởi vậy cái sound nào có mấy con số dB càng cao thì âm ra có thể nói là càng sạch. 
http://vozforums.com/showthread.php?t=562492

Hướng dẫn cài đặt và các bước sử dụng cơ bản Foobar2000

Hướng dẫn cài đặt và các bước sử dụng cơ bản Foobar2000

Hướng dẫn cài đặt và các bước sử dụng cơ bản Foobar2000

:plot:

Quote

Trang chủ: http://www.foobar2000.org

Foobar2000 (hay foobar2klà phần mềm nghe nhạc mã nguồn mở nhỏ gọn, miễn phí và vô cùng mạnh mẽ. Foobar2k được giới Lossless-fan khá ưa chuộn do âm thanh mà foobar xuất ra là hoàn toàn nguyên bản, không thêm, bớt bass như bất cứ các phần mềm nghe nhạc nào. Khả năng của foobar2k khá lớn là có thể đọc rất nhiều định dạng Audio như: MP3, MP4, AAC, CD Audio, WMA, Vorbis, FLAC, WavPack, WAV, AIFF, Musepack, Speex, AU, SND...với chức năng đầy đủ của 1 trình nghe nhạc đỉnh cao như Corvert nhạc và vì đây là phần mềm mã nguồn mở nên bạn có thể bổ sung các plugin, những skin có sẵn trên mạng hoặc tự chế.
Thêm một lí do khiến Lossless-fan chọn Foobar2k bởi vì Foobar2k có 1 ưu điểm vượt trội hơn tất cả các phần mềm nghe nhạc khác là khả năng đọc được file CUE – Một dạng file ảnh đĩa bao gồm thông tin về các track trong 1 album

VD: Touhou Box chúng ta có rất nhiều nhạc Lossless và đa phần chúng ta down qua torrent, do số lượng ( cũng như khối lượng ) nhạc Touhou rất chi đồ sộ nên chính những uploader cũng không có thời gian và dư giả về tài nguyên máy mà Download/Upload từng track một hay down từng album 1 rồi tách từng track ra, kết quả là ta thấy rất nhiều Album Lossless vỏn vẹn là: 1 file nhạc (dung lượng vài chục đến vài trăm MB) và 1 file.CUE kèm theo. Khi đó người dùng chỉ cần dùng Foobar2k chạy file CUE là có thể nghe lấy từng track trong Album hoặc thực hiện thao tác tách từng track yêu thích ra



Hướng dẫn cài đặt và các bước sửa dụng cơ bản

Vào http://www.foobar2000.org Download phiên bản foobar2k mới nhất

11-28-20109-43-20PM.jpg
11-28-20109-50-06PM.jpg
11-28-20109-50-26PM.jpg
11-28-20109-50-38PM.jpg
11-28-20109-51-13PM.jpg
11-28-20109-51-24PM.jpg
11-28-201010-12-01PM.jpg



Tùy chỉnh giao diện và phần cấu hình Foobar2k

11-28-201010-14-25PM.jpg
11-28-201010-12-49PM.jpg
11-28-201010-26-23PM.jpg



Bổ sung Plugin cho Foobar ( đặc biệt là plugin TTA code)
Cách 1: Vào trang chủ http://en.true-audio.com/ Download bản TTA plugin cho foobar mới nhất, sau khi down về giải nén các file vào thư mục foobar2000\components (VD: C:\Program Files\foobar2000\components), khởi động lại foobar và chạy TTA.

11-29-201012-06-02AM.jpg
Cách 2 (khi cách 1 không tác dụng): Vào http://en.true-audio.../Free_Downloads
Download 1 trong 2 Download
True Audio Plugins Pack version 1.0 (Windows)
True Audio DirectShow Codecs Suite version 1.0 (Windows)
Và cài vào máy, khởi động lại pc và thử mở một file TTA nào xem

11-29-201012-15-57AM.jpg








theo  vnasharing


=======================================================================

ngoài ra, hiện nay có những phiên bản mod potable của foobar2000 rất đẹp, mình thích nhất là phiên bản darkone 3.01.

2f8e5f9e6ca74cb06db09553b16e604e_5338026

Giới thiệu:
- Phiên bản Version.01 (Update 17/09/2012)
+ Công thức làm nên bản này = xPack + zPack + Google + Ý kiến đóng góp + Kinh nghiệm sử dụng.
+ Giao diện Foo DarkOne V3.0.1.
+ Update full Components decode.
+ Components play SACD.iso
+ Config để có thể tách File WAV, FLAC (24bit.192kHz) từ SACD.iso 4.gif
+ Components update đến 17/09/2012

- Phiên bản Version.02 (Update 09/10/2012)
+ Components Ramdisk.
+ Components Tube Sound ("Nên" config lại cho hợp với nhu cầu/gu nghe nhạc cá nhân).
+ Components Noise Sharpening ("Nên" config lại cho hợp với nhu cầu/gu nghe nhạc cá nhân)..
+ Đã chạy được Show Lyric. Update Lyric trên mạng vô tư.
+ Add Free_Encoder_Pack_2012-09-30.
+ Đặt dấu ấn/Logo HDVN trong giao diện sử dụng.
+ Components Update đến 09/10/2012.

- Phiên bản Version.03 (Update 11/01/2013)
+ Config Foobar Auto Scan file *.cue & hiện tracklist.
+ Config Foobar hiện tracklist/artist trên Taskbar & Title bar (thay dòng chữ mặc định Foobar2000 DarkOne V3.0.1). 1.gif
+ Config Foobar remove tracklist trong playlist when press Delete key.
+ Mod Lyric có thể show trên Panel Center.
+ Add Components Playlist_Blind (Quản lý & Auto Update Play list).
+ Add ~2777 Lyric (*.txt, *.lrc) in folder.
+ Components Update đến 11/01/2013.

- Phiên bản Version.04 (Update 01/04/2013)
+ Add 2843 Lyric (*.txt, *.lrc) in folder.
+ Components update 01/04/2013.
+ Nâng cấp lên version foobar200 V.1.2.3.
+ Đưa DSPs (hiệu ứng) về mặc định. (Phiên bản trước có mem kêu là tiếng hơi chói -> do chưa chịu config lại DSPs)
+ Config picture (Artist|front|back|disc|folder|Inside) auto change.

- Sau phiên bản này sẽ nâng cấp lên DarkOne.V.4.0 (Waiting....)
+ Controller Pro (Điều khiển Foobar2000 bằng Smart phone) [HOT] (Tự làm theo hướng dẫn, vì mình không dùng Smartphone) 9.gif

Cấu hình tối thiểu:
+ CPU Intel Pentium4 - 2.0Ghz.
+ 32Mb Ram (Cho riêng Foobar2000)
+ Harddisk free 128Mb (Cho riêng Foobar2000)
+ OS Windows 7 (Windows Vista em chưa test, WinXP sẽ có một số thông báo lỗi do không còn tương thích).

Hướng dẫn sử dụng:
+ Đây là bản Portable, download về giải nén rồi tạo shortcut ra desktop là sử dụng bình thường.
+ Nếu bạn muốn biến bản này thành bản cài đặt thì bạn tải file cài đặt mới nhất từ trang chủ và cài chèn là xong.
+ "Nên" để Foobar trong thư mục C:\Program Files, với Win 64bit là Program Files (x86).
+ Đã test trên Win 7 Enterprise 32 & 64 bit đều chạy tốt. Từ phiên bản Version.04 "không" còn hỗ trợ tốt cho WinXP nữa2.gif
+ Em có dùng KIS bản quyền ---> Yên tâm "No" với Virus.
+ "Nên" cài Microsoft Visual C++ 2008 Redistributable Package .
+ Download bản Foobar200 mới nhất & chạy Update để luôn luôn có bản Foobar2000 mới nhất.
+ Cập nhật Components tự động bằng cách vào Menu/Help/Check for updated components.
+ "Nên" tắt UAC (User Account Control) vì UAC ngăn không cho Foobar chạy. Nếu không muốn tắt UAC thì nhấn phải chuột & cho Foobar chạy với quyền Admin! 

Chú ý:
+ Xóa bỏ bản cũ trước khi giải nén "không" Copy chèn.
+ Để tách nhạc ra file *.FLAC các bạn cần cài thêm phần hỗ trợ decode flac-1.2.1b.
+ Các bác hãy cùng đóng góp ý kiến để bản sau E làm tốt/hay hơn bản trước nhé.
+ Và quan trọng nhất là: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
+ Thanks & Best Regard 

:dl:
Quote



Bonus: 14 Câu hỏi & Lời đáp khi sử dụng Foobar2000

Quote

01/. Có cần thiết phải Update Foobar2000 & Components không?
Câu trả lời là "không" cần!
Nhưng nếu bạn muốn sử dụng những sản phẩm mới nhất, tận dụng những tính năng ưu việt hơn thì "nên" Update!
02/. Tôi muốn sửa những file ảnh mang dấu ấn cá nhân thì làm như thế nào?
Sửa mấy file *.PNG ở đường dẫn: C:\Program Files\Foobar2000\themes\DarkOne\Images
Dùng kem đánh răng PS vào Menu Image/Mode chuyển Index -> RGB -> Sửa/thay ảnh -> Chuyển lại về Index -> Save
03/. Failed to load DLL: foo_wave_seekbar.dll
Reason: This component is missing a required dependency, or was made for different version of foobar2000.
Đây là hiện tượng Components đã cũ không tương thích với phiên bản Foobar hoặc Windows.
Cách giải quyết là: xóa bỏ foo_wave_seekbar.dll trong C:\Program Files\Foobar2000\Components
PS: Cách này áp dụng cho cả các Components khác!
04/. Để có hình ảnh nền khi chơi nhạc thì tôi phải làm như thế nào?
Thả vào Folder chứa nhạc một/ hoặc nhiều file *.jpg có size =< (500x500) pixel có tên lần lượt như sau front/back/disc/artist/folder
05/. Em muốn chỉnh foobar2000 tự chuyển bài hát giống Winamp (hát tiếp nối không có thời gian nghỉ) thì làm như thế nào?
Bạn vào DPS manager > chọn crossfader > configure selected> chọn số giây bài hát bị giảm dần âm lượng để bài sau nối tiếp vào luôn mà ko chơi hết từng bài.
06/. Muốn cho Foobar2000 tự Scan file *.Cue & hiện tracklist thì làm như thế nào?
Media library > Mục File types > ô Exclude > bỏ chữ *.cue đi. foo sẽ scan cả file file cue và hiện list luôn khi nhấn vào thư mục or file *.cue.
07/. Có thể làm sao cho size lyric lớn hơn được không?
Menu > file > preferences > columns UI chọn phần colours and fonts > chọn thẻ fonts > sau đó chọn ô đầu tiên tìm phần "lyrcs show3" ô bên dưới chọn "Custom" rồi chọn ô "change" vô đó thích size nào thì chọn nhé, cả phông chữ nữa.
PS: Cách này có thể đổi cả font của Lyric nha.
08/. Tình hình là trong phần "Lyrics" lời bài hát, có bài hát tới đâu thì dòng chữ chạy tới đó như hát kakao, và có những bài hát nhưng không có dòng chữ chạy theo, muốn hát theo: - " cũng không biết đằng nào mà lần.... Có bác biết chỉ E cách khắc phục với nhé.. Than'k !!!
Chỉ có lyric dạng *.lrc mới tự chạy và có highlight mỗi dòng như kara thôi, còn file dạng *.txt thì cái lyric show 3 nó tự chạy nên cách chỉnh chỉ có thể là dùng chuột chỉnh lại
09/. Muốn cho Foobar tự chạy mỗi khi Double Click vào file *.Cue thì làm như thế nào?
Menu -> file -> Preferences -> Sell Integration -> bấm zô Manager file type zồi bấm vào select all or chọn những file muốn chạy = foobar2000
10/. Em mở 1 album lên, thì mỗi bài đều hiện 1 cái thumbnail, nhìn hơi rối và chiếm chỗ quá. Mà nó chỉ hiện tên ca sĩ thôi, khi click vào bài đó mới hiện tên  . Giờ mình làm sao để nó chỉ hiện 1 tấm thumbnail trên đầu, còn các bài thì "view" theo kiểu list thôi ạ?
Chuột phải vào bài hát, chọn setings rồi chọn thẻ grouping, bên dưới ô group format có phần "$if(%album%,$if2(%band%,%album artist%)|%album%|%discnumber%,%directoryname%)" bạn xóa hết là ok.
11/. Có phải bạn muốn double click lên bài hát là nó play không add vào playlist?
Preference -> Shell Intergration bỏ chọn "Always send new files to playlist"
PS: Có nhiều trường hợp cá biệt phải Khởi động lại Windows.
12/ Foobar báo lỗi: Unrecoverable playback error
Nhấn Ctrl + P -> Playback/Out put/Chọn Ds: Primary sound (cardsound đang khả dụng) ->OK
13/. Làm thế nào để loại bỏ Popup menu? (Bảng nhỏ, góc trên, bên phải)
Ctrl+P/Display/Popup Plus/Actions/Unstick Enable popup actions/OK/Restart Foobar2000
14/. Add Lyric vào file nhạc như thế nào?
Có 1 số cách thủ công để bạn có thể add lyric cho bài hát mà foobar không search ra:
1. Dùng phần mềm Tag&Rename
2. Trong foobar, (trước đó phải google lấy lyric sẵn) bạn click chuột phải vào bài hát cần thêm lyric -> chọn Properties -> 1 bảng hiện lên -> click vào Tool (Ctrl + N) --> điền lyric vào Field value --> Field name: điền là LYRICS --> Save lại là xong!



@theotusontay