Trao đổi với tôi

http://www.buidao.com

12/13/09

[Rootkit] Hidding process không cần hooking API (by Thug4Lif3)

-=[ vnbiocoderz.com – Thug4Lif3 ]=-
|=--------------=[ Hidding process không cần hooking API ]=---------------=|
|=--------------=[ trên nền Windows NT / XP / 2003 ]=-------------------=|
|=--------------------------------------------------------------------------=|
|=--------------------=[ Thug4Lif3/vnbiocoderz ]=-------------------------=|


1. Giới thiệu
2. Những phương pháp hooking & những hạn chế nói chung
2.1 Hooking user-mode API
2.1.1 Hooking bằng cách thay đôi các thư viện (DLL hoặc EXE)
2.1.2 Hooking trong khi chạy - patching trên bộ nhớ ảo của process
2.1.3 DLL Injection
2.1.4 Hạn chế
2.2 Hooking kernel-mode Native API
2.2.1 How to hook ?
2.2.2 Hạn chế
2.3 Khái quát

3. Hidding process mà không cần hooking API
3.1 Windows Objects
3.1.1 Cấu trúc của Object
3.2 LIST_ENTRY và double-linked list
3.3 Process Object
3.4 Hidding process không cần hooking API
3.4.1 Exploring wit PsActiveProcessHead and PsinitialSystemProcess
3.4.2 Hidding process - không cần hooking bất kỳ API nào.
4. Kết luận

----| 1. Giới thiệu

Ngày nay, trong nhiều lĩnh vực như hacking, cracking, việc che dấu sự xuất hiện
của các process, các registry key, các device driver .. là một yêu cầu không
thể thiếu được. Hacker cần giấu sự xuất hiện của các backdoor process, các backdoor
port mà họ mở ra trên hệ thống bị hack, các tcp/udp packet ra vào ... Cracker
cần che giấu các debugger process, tránh các phương pháp anti-debug và cơ chế bảo
vệ của software...

Việc che dấu nói trên thường được thực hiện bằng cách hook các API mà hệ thống sử
dụng để liệt kê process (Nt/ZwQuerySystemInformation với SystemInformationClasss là
SystemProcessesAndThreadsInformation), liệt kê registry (Nt/ZwEnumerateKey với
KeyInformationClass là KeyBasicInformation)...

Các phương pháp hooking API được áp dụng rộng rãi với nhiều phương pháp hooking
khác nhau, ở các cấp độ nông sâu khác nhau của hệ điều hành. Tuy nhiên, hooking
API có những hạn chế nhất định, nhất là việc phát hiện một API đã bị hook là việc
không khó khăn gì lắm (độ khó và phức tạp còn tuỳ thuộc vào cấp độ hook, càng sâu
vào kernel thì việc phát hiện càng khó).

Điều này đặt ra một đòi hỏi một phương pháp hidding mới không thông qua hooking API.
Trong bài viết sau đây, Thug xin trình bày một phương pháp có thể áp dụng trên nền
Windows NT/XP/2003. Phương pháp này hoàn toàn thành công trong việc che dấu process,
còn lại các phần khác như hidding registry, hidding tcp/udp ... đang còn trong giai
đoạn nghiên cứu. Hy vọng trong thời gian tới, Thug sẽ có một bài viết hoàn chỉnh đầy
đủ về phương pháp che dấu HOÀN TOÀN process, device driver ... mà không cần hooking
API.

----| 2. Những phương pháp hooking & những hạn chế nói chung

Hooking API được hiểu nôm na là thay đổi chức năng thực của API theo mục đích riêng
của người hook. Như đã nói ở trên, có rất nhiều phương pháp hooking API. Trước hết,
Thug xin giới thiệu sơ qua về các phương pháp này và các hạn chế của chúng.

Trước hết, có 2 loại hooking API: trong user-mode (ring3) và kernel-mode (ring0).

------| 2.1 Hooking user-mode API

Hooking trong user-mode là phương pháp thông dụng nhất, và được áp dụng rộng rãi
trong nhiều loại rootkit, các debugger-hider như OllyInvisible (teerayoot) ...
Hooking loại này chỉ nằm trong phạm vi user-mode, nghĩa là trong phạm vi vùng nhớ
từ 00000000h -> 7FFFFFFFh.

------| 2.1.1 Hooking bằng cách thay đổi các file thư viện (DLL hoặc EXE)

Phương pháp này là phương pháp thường được ứng dụng trong virus coding. Cơ chế của
nó là thay đổi, patching các thư viện DLL,EXE trực tiếp trên ổ cứng các function
cần hook như các function liệt kê process. Có thể đè code lên entry point để hướng
code tới nơi ta muốn, hoặc có thể thay đổi toàn bộ DLL bằng DLL của chúng ta.

------| 2.1.2 Hooking trong khi chạy - patching trên bộ nhớ ảo của process

Phương pháp này thực hiện bằng cách dùng API WriteProcessMemory. Tuy nhiên, nó chỉ
áp dụng được khi ta có quyền write đối với process memory. Tương tự như phương pháp
2.1, phương pháp này cũng là thay đổi entry point của các API hoặc ghi đè code của
các API, nhưng không phải trực tiếp lên file mà là trên virtual memory của process.

Trong cấu trúc của file PE, có một bảng gọi là IAT (Import Address Table) lưu giữ
các địa chỉ các API mà process cần gọi trong khi chạy (vd: ExitProcess, GetMođuleHanle..)
Các process thực chất là các file PE/EXE được map vào virtual memory và tự động kích
hoạt và chạy bởi Windows. Và IAT cũng được map vào memory smilie Hooking chỉ còn là công
việc thay đổi các address trong IAT thành địa chỉ các function mà ta muốn.

------| 2.1.3 DLL Injection

Chúng ta có thể chạy thread từ memory của process khác. Điều này nghĩa là
gì? Có nghĩa là chúng ta có thể load code vào memory của process và chạy
code của chúng ta từ đây. Phần code này có nhiệm vụ hook các API.

Để chạy thread trong memory của process khác, chúng ta dùng API: CreateRemoteThread

HANDLE CreateRemoteThread(

HANDLE hProcess,
LPSECURITY_ATTRIBUTES lpThreadAttributes,
DWORD dwStackSize,
LPTHREAD_START_ROUTINE lpStartAddress,
LPVOID lpParameter,
DWORD dwCreationFlags,
LPDWORD lpThreadId
);

Tham số quan trọng nhất là lpStartAddress và lpParameter. lpStartAddress là
con trỏ trỏ tới một vùng nhớ trong process mà ta muốn tạo thread vào trong,
là nơi code của chúng ta bắt đầu được thi hành trong memory của process muốn
hook. Tham số lpParameter là con trỏ trỏ tới các tham số của thread do ta
tạo ra.

Chúng ta có thể tạo thread vào process muốn hook. Vậy còn load code vào memory
process thế nào mà không dùng WriteProcessMemory? Câu trả lời: Chúng ta sẽ dùng
GetProcAddress để lấy địa chỉ của LoadLibrary rồi cho lpStartAddress là địa chỉ
của LoadLibrary, lpParameter trỏ tới tham số là tên DLL của chúng ta, vd như:
thug_hooks_y0u.dll. Hàm LoadLibrary chỉ có một tham số duy nhất là con trỏ trỏ
tới thư viện cần load.

HINSTANCE LoadLibrary(
LPCTSTR lpLibFileName
);

Ở đây lpLibFileName = lpParameter. Khi thread được chạy, nó sẽ bắt đầu ngay từ
địa chỉ của LoadLibrary với tham số là tên thư viện của chúng ta. Khi thread được
bắt đầu chạy, thì phần khởi tạo với tham số như trên được thi hành, và DLL của chúng
ta được load vào memory - lưu ý: memory này là memory của process ta muốn hook, do
thread này nằm trong memory của process này smilie - và thread này chấm dứt. Tuy
thread đã chấm dứt nhưng DLL của chúng ta thì vẫn nằm trong memory. And then?
Heh, hook the APIz plzzz smilie Chúng ta đã load code vào memory.

Phương pháp nói trên được gọi là DLL Injection.

------| 2.1.4 Hạn chế

Qua các phương pháp hooking API trong user-mode tuy có nhiều phương pháp khác nhau, song
thực chất đều một mục đích là chỉnh sửa để sao cho code của chúng ta được thực thi trước
các API thực sự. Việc này không tránh khỏi phải thay đổi entry point hoặc các phần để dẫn
tới API như IAT và chúng ta phải viết vào "một nơi nào đó" phần code thay đổi chức năng
của API. Điểm hạn chế nằm ở đây. Chúng ta có thể đơn giản kiểm tra các byte đầu của các
API; theo IAT tới hàm mà IA trỏ tới, so sánh các byte tại đây với các byte đầu của API
mà ta đã biết; kiểm tra runtime-CRC... API nào bị hook sẽ lộ rõ.

Lấy ví dụ: plugin OllyInvisible (tác giả:teerayoot) hook function NtQuerySystemInformation
bằng cách overwrite các bytes đầu của function này trong ntdll.dll để hide process OllyDbg.exe,
một chương trình debug thông dụng, thường được cracker sử dụng. Bạn có thể download plugin
này tại REA forum: www.reaonline.net (Reverse Engineering Association) - một forum của
nhóm cracker có trình độ ở Việt Nam.

Hàm ZwQuerySystemInformation:

Bình thường, khi chưa bị hook:
-------------------------
77F76152 > B8 AD000000 MOV EAX,0AD
77F76157 BA 0003FE7F MOV EDX,7FFE0300
77F7615C FFD2 CALL EDX
77F7615E C2 1000 RETN 10
-------------------------

Sau khi bị hook:
-------------------------
77F76152 >-FF25 1E00115F JMP DWORD PTR DS:[5F11001E]
77F76158 0003 ADD BYTE PTR DS:[EBX],AL
77F7615A FE ??? ; Unknown command
77F7615B 7F FF JG SHORT ntdll.77F7615C
77F7615D D2C2 ROL DL,CL
77F7615F 1000 ADC BYTE PTR DS:[EAX],AL
77F76161 > B8 AE000000 MOV EAX,0AE
77F76166 BA 0003FE7F MOV EDX,7FFE0300
77F7616B FFD2 CALL EDX
77F7616D C2 0400 RETN 4
-------------------------

Ta thấy rằng địa chỉ API NtQuerySystemInformation vẫn là 77F76152, xong đoạn code
ở entry point đã được thay bằng 1 đoạn code khác, còn đoạn code thật thì đã được
đẩy xuống 77F76161.

Để phát hiện ra API này có bị hook hay không, chỉ cần một đoạn code nho nhỏ sau:

-------------------------
call _next1
db 'ntdll',0
_next1:
call LoadLibrary

call _next2
db 'NtQuerySystemInformation',0
_next2:
push eax
call GetProcAddress
mov esi,eax

lodsb
cmp al,0B8h
jnz __we_are_hooked__ ; ta có thể kiểm tra thêm, với số byte dài hơn
-------------------------

Như vậy, có thể thấy rõ ràng hạn chế của hooking API trong user-mode. Ta có thể khắc phục
bằng nhiều biện pháp, nhưng sẽ không bao giờ hoàn toàn che giấu kín kẽ được. Do đó, đòi
hỏi ta cần phải đào sâu hơn nữa vào bên trong hệ điều hành.

------| 2.2 Hooking kernel-mode Native API

Hầu hết các API được sử dụng trong user-mode thực ra đều chỉ là đầu cuối của các API
nằm trong lõi của Windows, được gọi là Native API. Vd: trong user-mode, hàm VirtualAlloc
sẽ gọi hàm VirtualAllocEx; hàm VirtualAllocEx sẽ gọi hàm NtAllocateVirtualMemory trong
ntdll.dll; từ ntdll, Windows sẽ thực thi 2 opcode đặc biệt là sysenter và syscall để chuyển
từ ring3 (user-mode) sang ring0 (kernel-mode), và thực thi phần chính của công việc trong
ntoskrnl.exe - lõi thực sự của Windows NT.

------| 2.2.1 How to hook ?

Các service (hay các kernel-mode API hoặc Native API) hầu hết nằm trong ntoskrnl.exe. Nếu
chúng ta hooking tại đây, các user-mode application sẽ khó nhận biết được sự hooking này,
do code trong user-mode không được phép access tới address dành cho kernel.

Hooking trong kernel-mode cũng tương tự như trong user-mode, cũng là thay đổi địa chỉ của API
thật bằng hàm của chúng ta. Hãy tìm hiểu một chút về cách hooking trong kernel-mode.

Các địa chỉ của các Native API được giữ trong một bảng được gọi là SERVICE_DESCRIPTOR_TABLE

typedef struct _SERVICE_DESCRIPTOR_TABLE

{ SYSTEM_SERVICE_TABLE ntoskrnl;
SYSTEM_SERVICE_TABLE win32k;
SYSTEM_SERVICE_TABLE Reserved1;
SYSTEM_SERVICE_TABLE Reserved2;
}
SERVICE_DESCRIPTOR_TABLE,
*PSERVICE_DESCRIPTOR_TABLE,
**PPSERVICE_DESCRIPTOR_TABLE;

với SYSTEM_SERVICE_TABLE được định nghĩa như sau:

typedef struct _SYSTEM_SERVICE_TABLE{
DWORD pServiceTable;
DWORD pCounterTable;
DWORD ServiceLimit;
DWORD pArgumentTable;
}
SYSTEM_SERVICE_TABLE,
*PSYSTEM_SERVICE_TABLE,
**PPSYSTEM_SERVICE_TABLE;

ntoskrnl.exe có export 1 biến gọi là KeServiceDescriptorTable, là con trỏ kiểu
PSERVICE_DESCRIPTOR_TABLE. Và (SYSTEM_SERVICE_TABLE)ntoskrnl.pServiceTable trỏ tới một table
chứa địa chỉ các Native API. Chúng ta chỉ việc thay địa chỉ nói trên bằng địa chỉ function
của chúng ta là xong.

Let's see:
-------------------------
lkd> dd KeServiceDescriptorTable L 4
8054aec0 80502588 00000000 0000011c 80502ba4
-------------------------
-> ntoskrnl.pServiceTable = 80502588


-------------------------
lkd> dd 80502588
80502588 805953aa 8057dcb7 8057bb65 805c0cdb
80502598 80573c7a 8061737e 806194ee 8061952b
805025a8 8056ae3b 80625e4e 80616e7a 8057aedb
805025b8 80610e61 8057bec6 80575ecf 8060a667
805025c8 8057bc7e 8058e58d 805600fc 8055204e
805025d8 8050fa11 8060e649 80565a55 804e906f
805025e8 80579402 80581355 8057bb30 8062a9ed
805025f8 8061a04f 8059589c 8062ac19 8057418c
-------------------------

Ta đã biết NtQuerySystemInformation có ID là 0xAD (xem vd về OllyInvisible).
Hãy thử tìm địa chỉ của API này xem sao.
Có thể đoán được bằng cách: Địa chỉ API = ID * 4 + ntoskrnl.pServiceTable

-------------------------
lkd> dd 80502588+0xAD*4 L 4
8050283c 8058b1f4 8057469f 8057842e 8056af87
lkd> ln 8058b1f4
(8058b1f4) nt!NtQuerySystemInformation | (8058b2ea) nt!MiCheckForConflictingNode
Exact matches:
nt!NtQuerySystemInformation =
-------------------------

Tất cả những gì cần làm là viết 1 driver (file *.sys - thực chất cũng là file PE được chạy
trong kernel mode) để thay thế giá trị tại offset 0x8050283c bằng địa chỉ API của chúng ta.
Quá đơn giản, phải không?

------| 2.2.2 Hạn chế

Tương tự như hooking trong user-mode, hooking trong kernel-mode cũng có hạn chế của nó. Thứ
nhất là phải là Administrator, bạn mới có thể load được driver để hook các Native API. Thứ
hai, để phát hiện ra Native API có bị hook hay không, vẫn có thể viết 1 driver riêng, kiểm
tra ntoskrnl.pServiceTable, tìm địa chỉ API rồi so sánh checksum hoặc những byte đầu tiên
với API đã biết, việc hooking này cũng không hề giảm bớt hạn chế của user-mode, có chăng chỉ
là phải có quyền thực thi code trong ring0 mà thôi.

------| 2.3 Khái quát

Còn một số phương pháp hooking khác ngoài những phương pháp trên, song do thời gian
và mục đich của bài viết này không nhằm giới thiệu các phương pháp hooking, nên Thug
sẽ không đề cập tới.

Qua các phương pháp trên, một điểm dễ nhận thấy là việc phát hiện hooking rất dễ dàng và nói
chung là không được thầm lặng cho lắm smilie Vậy, chúng ta phải hook một số thứ khác, chứ không chỉ
là các API. Điều này lại đòi hỏi ta phải đi sâu hơn vào trong lõi và cơ chế của Windows.

----| 3. Hidding process mà không cần hooking API

Đây là phần chính của bài viết này. Trước khi trình bày phương pháp của mình, Thug sẽ giới thiệu
khái niệm, cũng như một số kiến thức để hiểu rõ và nắm bắt đúng những gì Thug sẽ trình bày phía
sau.

Lưu ý: phương pháp của Thug sẽ trình bày sẽ chỉ áp dụng được trong kernel-mode. Gonna make shit
tight, mothafuckaz!

------| 3.1 Windows Objects

Theo quyển "Microsoft Windows Internals(Fourth Edition)", các thành phần của Windows ở
kernel-mode đều được thiết kế hướng đối tượng - object-oriented. Mọi thành phần trong kernel
đều là các object, chúng không tác động hoặc access lên cấu trúc dữ liệu khác mà chỉ truyền tham
số cho nhau qua các giao thức thông thường. Việc thiết kế này nhằm đảm bảo tính cố định, và
an toàn cho rất nhiều các service nằm phía trong kernel của Windows.

Trong Windows XP và 2003, có 29 loại object khác nhau (Win2000 có 27 loại):

[+] Adapter
[+] Callback
[+] Controler
[+] Desktop
[+] Device
[+] Directory
[+] Driver
[+] Event
[+] EventPair

[+] File [+] Semaphore
[+] IoCompletion [+] SymbolicLink
[+] Job [+] Thread
[+] Key [+] Timer
[+] Mutant [+] Token
[+] Port [+] Type
[+] Process [+] WaitablePort
[+] Profile [+] WindowStation
[+] Section [+] WmiGuid


Các Object nói trên được xếp thành các thư mục khác nhau như cách tổ chức thư mục thường thấy
trong Windows.

------| 3.1.1 Cấu trúc của Object

Một Object bao gồm 2 phần: object header và object body.
Object header được định nghĩa như sau:

-------------------------
lkd> dt _OBJECT_HEADER
+0x000 PointerCount : Int4B
+0x004 HandleCount : Int4B
+0x004 NextToFree : Ptr32 Void
+0x008 Type : Ptr32 _OBJECT_TYPE
+0x00c NameInfoOffset : UChar
+0x00d HandleInfoOffset : UChar
+0x00e QuotaInfoOffset : UChar
+0x00f Flags : UChar
+0x010 ObjectCreateInfo : Ptr32 _OBJECT_CREATE_INFORMATION
+0x010 QuotaBlockCharged : Ptr32 Void
+0x014 SecurityDescriptor : Ptr32 Void
+0x018 Body : _QUAD
-------------------------

Để hiểu các thành phần, xin đọc [1].

Mỗi object có 1 object body có cấu trúc và nội dung tuỳ thuộc vào kiểu object; tất cả những
object cùng một kiểu có chung một cấu trúc. Bằng cách tạo ra các kiểu object khác nhau và
các service cho chúng, kernel có thể điều khiển việc truy cập/thay đổi dữ liệu trong tất
cả những object body của cùng 1 loại object đó.

------| 3.2 LIST_ENTRY và double-linked list

Một cấu trúc được sử dụng hầu hết trong tất cả các object của Windows, đó là cấu trúc LIST_ENTRY.
Windows sử dụng cấu trúc này để tạo danh sách liên kết khép kín - double linked list. Trong
Windows, một object không chỉ là thành phần của 1 danh sách liên kết, mà là 1 phần của rất rất
nhiều các danh sách liên kết khác nhau được tạo bởi nhiều cấu trúc LIST_ENTRY nhúng trong cấu
trúc của 1 object (chúng ta sẽ thấy rõ điều này ở phần sau khi xem xét process object).
LIST_ENTRY được định nghĩa như sau: (theo Windows DDK - Windows Driver Development Kit):


typedef struct _LIST_ENTRY {
struct _LIST_ENTRY *Flink;
struct _LIST_ENTRY *Blink;
} LIST_ENTRY, *PLIST_ENTRY;


Trong đó, Flink là viết tắt của "Forward link", là con trỏ trỏ tới cấu trúc tiếp theo, còn Blink
là "Backward link" trỏ tới cấu trúc phía trước. 2 thành phần này luôn trỏ tới 1 cấu trúc
LIST_ENTRY khác chứ không phải trỏ tới object. Thông thường, danh sách kết nối này là danh sách
khép kín, nghĩa là Flink trỏ tới cấu trúc LIST_ENTRY đầu tiên trong danh sách, còn Blink lại chỉ
tới cấu trúc LIST_ENTRY cuối cùng của danh sách. Hiển nhiên, nếu 1 danh sách chỉ có 1 cấu trúc
LIST_ENTRY, thì cả Flink và Blink phải chỉ tới chính cấu trúc LIST_ENTRY đó.

Hình 1. Danh sách liên kết khép kín dựa vào cấu trúc LIST_ENTRY của các object

Image link: www.vnbiocoderz.com/thug/pix/ill/fig1.JPG

------| 3.3 Process Object

Như đã nói ở trên, Windows coi tất cả đều là Object và phân loại chúng vào các thư mục khác nhau.
Process cũng vậy, nó là một object, bao gồm một object header và object body. Chúng ta không quan
tâm tới phần header mà chỉ quan tâm tới phần body của object này. Cấu trúc phần body của process
object như sau: (trên nền Windows XP SP1). Cấu trúc này gọi là EPROCESS.

+0x000 Pcb : _KPROCESS
+0x06c ProcessLock : _EX_PUSH_LOCK
+0x070 CreateTime : _LARGE_INTEGER
+0x078 ExitTime : _LARGE_INTEGER
+0x080 RundownProtect : _EX_RUNDOWN_REF
+0x084 UniqueProcessId : Ptr32 Void
+0x088 ActiveProcessLinks : _LIST_ENTRY
+0x090 QuotaUsage : [3] Uint4B
+0x09c QuotaPeak : [3] Uint4B
+0x0a8 CommitCharge : Uint4B
+0x0ac PeakVirtualSize : Uint4B
+0x0b0 VirtualSize : Uint4B
+0x0b4 SessionProcessLinks : _LIST_ENTRY
+0x0bc DebugPort : Ptr32 Void
+0x0c0 ExceptionPort : Ptr32 Void
+0x0c4 ObjectTable : Ptr32 _HANDLE_TABLE
+0x0c8 Token : _EX_FAST_REF
+0x0cc WorkingSetLock : _FAST_MUTEX
+0x0ec WorkingSetPage : Uint4B
+0x0f0 AddressCreationLock : _FAST_MUTEX
+0x110 HyperSpaceLock : Uint4B
+0x114 ForkInProgress : Ptr32 _ETHREAD
+0x118 HardwareTrigger : Uint4B
+0x11c VadRoot : Ptr32 Void
+0x120 VadHint : Ptr32 Void
+0x124 CloneRoot : Ptr32 Void
+0x128 NumberOfPrivatePages : Uint4B
+0x12c NumberOfLockedPages : Uint4B
+0x130 Win32Process : Ptr32 Void
+0x134 Job : Ptr32 _EJOB
+0x138 SectionObject : Ptr32 Void
+0x13c SectionBaseAddress : Ptr32 Void
+0x140 QuotaBlock : Ptr32 _EPROCESS_QUOTA_BLOCK
+0x144 WorkingSetWatch : Ptr32 _PAGEFAULT_HISTORY
+0x148 Win32WindowStation : Ptr32 Void
+0x14c InheritedFromUniqueProcessId : Ptr32 Void
+0x150 LdtInformation : Ptr32 Void
+0x154 VadFreeHint : Ptr32 Void
+0x158 VdmObjects : Ptr32 Void
+0x15c DeviceMap : Ptr32 Void
+0x160 PhysicalVadList : _LIST_ENTRY
+0x168 PageDirectoryPte : _HARDWARE_PTE
+0x168 Filler : Uint8B
+0x170 Session : Ptr32 Void
+0x174 ImageFileName : [16] UChar
+0x184 JobLinks : _LIST_ENTRY
+0x18c LockedPagesList : Ptr32 Void
+0x190 ThreadListHead : _LIST_ENTRY
+0x198 SecurityPort : Ptr32 Void
+0x19c PaeTop : Ptr32 Void
+0x1a0 ActiveThreads : Uint4B
+0x1a4 GrantedAccess : Uint4B
+0x1a8 DefaultHardErrorProcessing : Uint4B
+0x1ac LastThreadExitStatus : Int4B
+0x1b0 Peb : Ptr32 _PEB
+0x1b4 PrefetchTrace : _EX_FAST_REF
+0x1b8 ReadOperationCount : _LARGE_INTEGER
+0x1c0 WriteOperationCount : _LARGE_INTEGER
+0x1c8 OtherOperationCount : _LARGE_INTEGER
+0x1d0 ReadTransferCount : _LARGE_INTEGER
+0x1d8 WriteTransferCount : _LARGE_INTEGER
+0x1e0 OtherTransferCount : _LARGE_INTEGER
+0x1e8 CommitChargeLimit : Uint4B
+0x1ec CommitChargePeak : Uint4B
+0x1f0 AweInfo : Ptr32 Void
+0x1f4 SeAuditProcessCreationInfo : _SE_AUDIT_PROCESS_CREATION_INFO
+0x1f8 Vm : _MMSUPPORT
+0x238 LastFaultCount : Uint4B
+0x23c ModifiedPageCount : Uint4B
+0x240 NumberOfVads : Uint4B
+0x244 JobStatus : Uint4B
+0x248 Flags : Uint4B
+0x248 CreateReported : Pos 0, 1 Bit
+0x248 NoDebugInherit : Pos 1, 1 Bit
+0x248 ProcessExiting : Pos 2, 1 Bit
+0x248 ProcessDelete : Pos 3, 1 Bit
+0x248 Wow64SplitPages : Pos 4, 1 Bit
+0x248 VmDeleted : Pos 5, 1 Bit
+0x248 OutswapEnabled : Pos 6, 1 Bit
+0x248 Outswapped : Pos 7, 1 Bit
+0x248 ForkFailed : Pos 8, 1 Bit
+0x248 HasPhysicalVad : Pos 9, 1 Bit
+0x248 AddressSpaceInitialized : Pos 10, 2 Bits
+0x248 SetTimerResolution : Pos 12, 1 Bit
+0x248 BreakOnTermination : Pos 13, 1 Bit
+0x248 SessionCreationUnderway : Pos 14, 1 Bit
+0x248 WriteWatch : Pos 15, 1 Bit
+0x248 ProcessInSession : Pos 16, 1 Bit
+0x248 OverrideAddressSpace : Pos 17, 1 Bit
+0x248 HasAddressSpace : Pos 18, 1 Bit
+0x248 LaunchPrefetched : Pos 19, 1 Bit
+0x248 InjectInpageErrors : Pos 20, 1 Bit
+0x248 Unused : Pos 21, 11 Bits
+0x24c ExitStatus : Int4B
+0x250 NextPageColor : Uint2B
+0x252 SubSystemMinorVersion : UChar
+0x253 SubSystemMajorVersion : UChar
+0x252 SubSystemVersion : Uint2B
+0x254 PriorityClass : UChar
+0x255 WorkingSetAcquiredUnsafe : UChar

Trong process object body, có các thành phần sau là kiểu LIST_ENTRY:

+0x088 ActiveProcessLinks : _LIST_ENTRY
+0x0b4 SessionProcessLinks : _LIST_ENTRY
+0x160 PhysicalVadList : _LIST_ENTRY
+0x184 JobLinks : _LIST_ENTRY
+0x190 ThreadListHead : _LIST_ENTRY

Chúng ta quan tâm tới các thành phần sau:

+0x084 UniqueProcessId : Ptr32 Void
+0x088 ActiveProcessLinks : _LIST_ENTRY
+0x174 ImageFileName : [16] UChar



Tại sao lại quan tâm tới các thành phần này ? Đơn giản, UniqeProcessId là id của process,
là 1 số duy nhất được Windows cấp cho mỗi process. Nó có thể 1 phần nào đó đại diện cho sự
xuất hiện của 1 process thay cho tên của process đó. ImageFileName là tên của process, vd
như System hoặc svchost.exe.

Quan trọng ở đây là thành phần ActiveProcessLinks smilie Đây là 1 cấu trúc LIST_ENTRY (Flink & Blink)
tạo thành 1 danh sách liên kết khép kín của các process object. Nghĩa là gì? Nghĩa là từ process
của chúng ta, chúng ta có thể biết địa chỉ của các process object khác. Điều này có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng, và là điều cốt yếu trong phương pháp "Hidding process không cần hooking API".

------| 3.4 Hidding process không cần hooking API

------| 3.4.1 Exploring wit PsActiveProcessHead and PsinitialSystemProcess

Trước khi trình bày phương pháp này, Thug sẽ thực hiện vài động tác khởi động để người đọc có thể
hiểu rõ hơn smilie

Chúng ta biết ActiveProcessLinks là một cấu trúc LIST_ENTRY, nằm trong danh sách liên kết khép
kín gồm các cấu trúc này. Vậy đâu là cấu trúc LIST_ENTRY đầu tiên trong danh sách? Good question.
Kernel của Windows NT là ntoskrnl.exe có một biến gọi là PsActiveProcessHead chứa địa chỉ của
cấu trúc LIST_ENTRY đầu tiên. Tuy nhiên, biến này không được export. Nhưng biến PsinitialSystemProcess
lại được export smilie Đây là biến trỏ tới cấu trúc EPROCESS hay phần body của process object của
process System. Từ Blink của nó, ta tới được PsActiveProcessHead.

Đó là lý thuyết, thực hành một chút xem sao:
----------------------------------------------------------------------------------
lkd> dd PsinitialSystemProcess L 4
8054df74 81bce838 81bcee70 81bceca0 e10018b0
----------------------------------------------------------------------------------
-> Process object này có địa chỉ 81bce838. Thử xem có đúng là process System hay không..

----------------------------------------------------------------------------------
lkd> db 81bce838 + 0x174 L 8
81bce9ac 53 79 73 74 65 6d 00 00 System..
----------------------------------------------------------------------------------
-> Yeah, đây đúng là process System. 0x174 là relative offset của ImageFileName, remember eh ?
Xem thử xem cấu trúc LIST_ENTRY của nó nào...

----------------------------------------------------------------------------------
lkd> dd 81bce838 + 0x88 L 4
81bce8c0 81a853d0 8054de78 00000000 00000000
----------------------------------------------------------------------------------
-> Flink = 81a853d0 là địa chỉ thành phần Flink của process object tiếp theo, còn Blink = 8054de78
chính là địa chỉ của PsActiveProcessHead. Kiểm tra xem có đúng không nào ?

----------------------------------------------------------------------------------
lkd> ln 8054de78
(8054de78) nt!PsActiveProcessHead | (8054de80) nt!PspActiveProcessMutex
Exact matches:
nt!PsActiveProcessHead =
----------------------------------------------------------------------------------
-> Chính xác smilie

Hãy thử nghiệm một chút về lý thuyết:

----------------------------------------------------------------------------------
lkd> dd 8054de78 L 2
8054de78 81bce8c0 81732bb8

lkd> dd 81bce8c0 L 2
81bce8c0 81a410a8 8054de78

lkd> dd 81a410a8 L 2
81a410a8 81acf0a8 81bce8c0

lkd> db 81a410a8 - 0x88 + 0x174 L 20
81a41194 53 4d 53 53 2e 45 58 45-00 00 00 00 00 00 00 00 SMSS.EXE........
81a411a4 00 00 00 00 00 00 00 00-00 00 00 00 74 15 a4 81 ............t...

lkd> dd 81a410a8 - 0x88 + 0x84 L 1
81a410a4 00000160
----------------------------------------------------------------------------------

Ta theo Flink đi qua 2 process object để tới process object thứ 3. Process object này
có Flink tại địa chỉ 81a410a8, cách offset đầu tiên của cấu trúc EPROCESS là 0x88,
và offset của ImageFileName cách offset đầu tiên của cấu trúc EPROCESS là 0x174.
Cho nên offset của ImageFileName là : 81a410a8 - 0x88 + 0x174, từ đó ta có process
name là SMSS.EXE.
Tương tự, ProcessID của process SMSS.EXE này là 0x00000160. Simple, isnt it ?

Ta cũng có thể lấy địa chỉ của process object body (EPROCESS) của process hiện tại
bằng hàm PsGetCurrentProcess, rồi từ đó lấy địa chỉ của LIST_ENTRY của process hiện
tại trong danh sách ActiveProcessLists.

PEPROCESS
PsGetCurrentProcess(
);

Hàm này trả về giá trị là con trỏ tới process object body của process hiện tại.


------| 3.4.2 Hidding process - không cần hooking bất kỳ API nào.

Đến đây, chắc các bạn cũng đoán ra phương pháp hidding process của Thug. Ý tưởng rất
đơn giản, chúng ta thay đổi, hoặc, có thể coi là xoá đi 1 cấu trúc LIST_ENTRY đại diện
cho process mà chúng ta cần giấu đi trong danh sách ActiveProcessLists.
Chỉ còn một điều, liệu phương pháp này có hiệu quả hay không? Câu trả lời là có. Vì
tất cả các hàm trong kernel liên quan tới process object đều tin tưởng vào danh sách
này để liệt kê hoặc làm những việc khác liên quan tới process object.

Lấy vd như hàm thông dụng nhất trong việc liệt kê danh sách các active process là hàm
NtQuerySystemInformation với SystemInformationClass là SystemProcessesAnđThreadsInformation.

Let's disassembly this function. Dùng IDA, ta có thể thấy rằng, NtQuerySystemInformation
gọi hàm SeLocateProcessImageName để xác định ImageName của một process. IDA says:


PAGE:00493779 _SeLocateProcessImageName@8 proc near ; CODE XREF: ExpGetProcessInformation(x,x,x,x,x)+D9p
PAGE:00493779 ; NtQueryInformationProcess(x,x,x,x,x)+3FA12p ...
PAGE:00493779
PAGE:00493779 var_C = dword ptr -0Ch
PAGE:00493779 var_8 = dword ptr -8
PAGE:00493779 var_4 = dword ptr -4
PAGE:00493779 EPROCESS = dword ptr 8
PAGE:00493779 pOutputName = dword ptr 0Ch
PAGE:00493779
PAGE:00493779 ; FUNCTION CHUNK AT PAGE:00493E60 SIZE 0000006B BYTES
PAGE:00493779 ; FUNCTION CHUNK AT PAGE:00517CEF SIZE 0000000C BYTES
PAGE:00493779
PAGE:00493779 push ebp
PAGE:0049377A mov ebp, esp
PAGE:0049377C sub esp, 0Ch
PAGE:0049377F mov eax, [ebp+pOutputName]
PAGE:00493782 push ebx
PAGE:00493783 xor ebx, ebx ; ebx = 0
PAGE:00493785 mov [eax], ebx ; *(ULONG)pOutputName = 0
PAGE:00493787 mov eax, [ebp+EPROCESS] ; eax = EPROCESS
PAGE:0049378A push esi ; esi = EPROCESS, store it on stack
PAGE:0049378B lea esi, [eax+1F4h] ; esi -> SeAuditProcessCreationInfo
PAGE:00493791 cmp [esi], ebx ; This ptr == 0 ??
PAGE:00493793 push edi
PAGE:00493794 mov [ebp+var_8], ebx
PAGE:00493797 mov [ebp+var_4], ebx
PAGE:0049379A mov [ebp+var_C], ebx
PAGE:0049379D jz loc_493E60
PAGE:004937A3
PAGE:004937A3 loc_4937A3: ; CODE XREF: SeLocateProcessImageName(x,x)+741j
PAGE:004937A3 mov eax, [esi] ; eax -> Ptr32 _OBJECT_NAME_INFORMATION, which
PAGE:004937A3 ; is a UNICODE_STRING
PAGE:004937A5 movzx edi, word ptr [eax+2] ; edi = MaxLength of this wide char array
PAGE:004937A9 push 61506553h ; Tag
PAGE:004937AE add edi, 8
PAGE:004937B1 push edi ; NumberOfBytes
PAGE:004937B2 push ebx ; PoolType
PAGE:004937B3 call _ExAllocatePoolWithTag@12 ; ExAllocatePoolWithTag(x,x,x)
PAGE:004937B8 cmp eax, ebx ; if successful, eax -> new alloc8ed pool
PAGE:004937BA jz loc_493EBF
PAGE:004937C0 mov esi, [esi] ; esi = ptr to (UNICODE_STRING)ImageName
PAGE:004937C2 mov ecx, edi ; ecx = MaxLength + 8
PAGE:004937C4 mov edx, ecx
PAGE:004937C6 shr ecx, 2 ; ecx = ecx / 4
PAGE:004937C9 mov edi, eax ; edi = dest
PAGE:004937CB rep movsd
PAGE:004937CD mov ecx, edx
PAGE:004937CF and ecx, 3
PAGE:004937D2 rep movsb
PAGE:004937D4 lea ecx, [eax+8]
PAGE:004937D7 mov [eax+4], ecx
PAGE:004937DA mov ecx, [ebp+pOutputName]
PAGE:004937DD mov [ecx], eax ; return the pointer to (UNICODE_STRING)ImageName
PAGE:004937DF
PAGE:004937DF loc_4937DF: ; CODE XREF: SeLocateProcessImageName(x,x)+6F6j
PAGE:004937DF ; SeLocateProcessImageName(x,x)+73Bj ...
PAGE:004937DF mov eax, [ebp+var_8]
PAGE:004937E2 pop edi
PAGE:004937E3 pop esi
PAGE:004937E4 pop ebx
PAGE:004937E5 leave
PAGE:004937E6 retn 8
PAGE:004937E6 _SeLocateProcessImageName@8 endp

(Còn một fần code nữa phía dưới nhưng cũng không quan trọng, Thug chỉ post những công việc
chính mà funtion này làm).
Thug đã cho comment vào phần code nói trên, nên sẽ không giải thích dài dòng gì nữa. Những gì
function này thực hiện cũng có thể bắt chước như sau:

1. Đầu tiên, theo Flink từ PsActiveProcessHead, ta có 1 giá trị Flink như sau: 81ad3c78
----------------------------------------------------------------------------------
lkd> dd 81abee30
81abee30 81ad3c78 81a49e30 00001bb0 00006030
81abee40 0000013b 00001dd0 00006988 0000014c
.........
----------------------------------------------------------------------------------

2. Kiểm tra ImageFileName

----------------------------------------------------------------------------------
lkd> db 81ad3c78-0x88+0x174
81ad3d64 6c 73 61 73 73 2e 65 78-65 00 00 00 00 00 00 00 lsass.exe.......
........
----------------------------------------------------------------------------------

3. Kiểm tra SeAuditProcessCreationInfo ở offset 0x1f4 relative với EPROCESS.
SeAuditProcessCreationInfo là một biến kiểu _SE_AUDIT_PROCESS_CREATION_INFO.
Kiểu _SE_AUDIT_PROCESS_CREATION_INFO được định nghĩa:

----------------------------------------------------------------------------------
lkd> dt _SE_AUDIT_PROCESS_CREATION_INFO
+0x000 ImageFileName : Ptr32 _OBJECT_NAME_INFORMATION
----------------------------------------------------------------------------------
-> thực chất là con trỏ trỏ tới kiểu _OBJECT_NAME_INFORMATION, được định nghĩa
như sau:

----------------------------------------------------------------------------------
lkd> dt _OBJECT_NAME_INFORMATION
+0x000 Name : _UNICODE_STRING
----------------------------------------------------------------------------------

Ah hah, vậy SeAuditProcessCreationInfo thực chất là con trỏ trỏ tới UNICODE_STRING.

Vậy SeAuditProcessCreationInfo có giá trị là bao nhiêu??
----------------------------------------------------------------------------------
lkd> dd 81ad3c78-0x88+0x1f4 L 1
81ad3de4 81b15e20

lkd> dd 81b15e20
81b15e20 00660064 81b15e28 0044005c 00760065
........
----------------------------------------------------------------------------------
-> UNICODE_STRING:
+ Length (in bytes) = 0x0066
+ MaxLength = 0x0064
+ PWSTR = 81b15e28

----------------------------------------------------------------------------------
lkd> db 81b15e28
81b15e28 5c 00 44 00 65 00 76 00-69 00 63 00 65 00 5c 00 \.D.e.v.i.c.e.\.
81b15e38 48 00 61 00 72 00 64 00-64 00 69 00 73 00 6b 00 H.a.r.d.d.i.s.k.
81b15e48 56 00 6f 00 6c 00 75 00-6d 00 65 00 32 00 5c 00 V.o.l.u.m.e.2.\.
81b15e58 57 00 49 00 4e 00 44 00-4f 00 57 00 53 00 5c 00 W.I.N.D.O.W.S.\.
81b15e68 53 00 79 00 73 00 74 00-65 00 6d 00 33 00 32 00 S.y.s.t.e.m.3.2.
81b15e78 5c 00 6c 00 73 00 61 00-73 00 73 00 2e 00 65 00 \.l.s.a.s.s...e.
.....
----------------------------------------------------------------------------------

See? We got it!
Như vậy, NtQuerySystemInformation với SystemInformationClass là 5 đã gọi hàm
SeLocateProcessImageName để lấy đường dẫn tuyệt đối của process. Và điều quan
trọng ở đây, nó tin tưởng vào EPROCESS và dùng LIST_ENTRY để xác định process.

Vây, việc xoá một LIST_ENTRY trong ActiveProcess list cũng gần như việc chúng ta xoá
một điểm để từ đó lần ra process object body của process cần giấu.

Phương pháp này có thể tóm gọn như sau: hãy xem hình minh họa 1. Giả sử ta cần
xoá LIST_ENTRY của process object thứ 2.

Image link: www.vnbiocoderz.com/thug/pix/ill/fig1.JPG

Xoá LIST_ENTRY:

+ Flink của Object 1 = &(Flink của Object thứ 3)
+ Blink của Object 3 = &(Flink của Object thứ 1)

Quá đơn giản phải không ? He3, không cần hooking bất kỳ API nào hết phải không?
Make shit tighter smilie Để che giấu tốt hơn nữa, Thug nghĩ nên xoá trong tất cả các
LIST_ENTRY có trong EPROCESS như:

----------------------------------------------------------------------------------
+0x088 ActiveProcessLinks : _LIST_ENTRY
+0x0b4 SessionProcessLinks : _LIST_ENTRY
+0x160 PhysicalVadList : _LIST_ENTRY
+0x184 JobLinks : _LIST_ENTRY
+0x190 ThreadListHead : _LIST_ENTRY.
----------------------------------------------------------------------------------



----------------------------------------------------------------------------------
+0x0c4 ObjectTable : Ptr32 _HANDLE_TABLE
----------------------------------------------------------------------------------

vì thực ra _HANDLE_TABLE cũng là một cấu trúc chứa LIST_ENTRY trỏ tới bảng các
handle của process sử dụng.

----------------------------------------------------------------------------------
lkd> dt _HANDLE_TABLE
+0x000 TableCode : Uint4B
+0x004 QuotaProcess : Ptr32 _EPROCESS
+0x008 UniqueProcessId : Ptr32 Void
+0x00c HandleTableLock : [4] _EX_PUSH_LOCK
+0x01c HandleTableList : _LIST_ENTRY <------------
+0x024 HandleContentionEvent : _EX_PUSH_LOCK
+0x028 DebugInfo : Ptr32 _HANDLE_TRACE_DEBUG_INFO
+0x02c ExtraInfoPages : Int4B
+0x030 FirstFree : Uint4B
+0x034 LastFree : Uint4B
+0x038 NextHandleNeedingPool : Uint4B
+0x03c HandleCount : Int4B
+0x040 Flags : Uint4B
+0x040 StrictFIFO : Pos 0, 1 Bit
----------------------------------------------------------------------------------

----| 4. Kết luận

Bài viết này đã trình bày những khuyết điểm hạn chế của các phương pháp hooking
thông thường, từ đó đi đến một phương pháp hidding process không cần tới hooking
bất kỳ API nào. Tất nhiên, phương pháp này chỉ sử dụng được trong trường hợp có
thể thi hành code ở cấp độ kernel, hay ở ring0. Hiệu quả của phương pháp này là
khá cao, vì như đã nói ở trên, hầu hết các Native API liên quan đến nhận dạng
process, liệt kê .. như NtQuerySystemInformation, CsrProcessId .. đều TIN TƯỞNG
và DỰA VÀO danh sách LIST_ENTRY các process object nói trên.
Hy vọng thời gian tới, Thug sẽ tìm hiểu rõ hơn và kỹ hơn, để có thể trình bày một
phương pháp hidding registry, key, device driver ... tương tự mà không cần phải
hooking API.

Have fun.

"Thug is on da ride, fuckaz gonna die tonight,
Let's get high tonight ..."

----| 5. About video

Đi kèm bài viết này là 1 video capture từ desktop để chứng minh cho tính hiệu quả
của phương pháp nói trên.

Trong video có sử dụng một phần code trích ra từ bộ Thug4RK (Thug4RootKit) gồm có 2 chương
trình:

1. thug4rk.c: chính là source code của driver thug4rk.sys, sẽ được chạy trong kernel
mode, thực hiện các công việc chính như hook API, hoặc thay đổi các cấu trúc LIST_ENTRY
của ActiveProcessList..

2. t4rk-feeder.asm: source code của t4rk-feeder.exe, cung cấp tham số cho driver
như tên các process cần hide ... Trong video nói trên, t4rk-feeder cung cấp cho thug4rk.sys
tên 3 process cần hide:

+ ollydbg.exe
+ editplus.exe
+ hh.exe

Đầu tiên, trong video, Thug sẽ sử dụng phương pháp hook NtQuerYSystemInformation với
SYstemInformationClass là SystemProcessesAndThreadsInformation (tất nhiên là ở kernel
mode). Ta có thể thấy rõ ràng địa chỉ API nói trên đã bị thay thế bằng địa chỉ hàm của
chúng ta. Đó chính là địa chỉ của hàm Thug4RKNtQuerySystemInformation. Đây là hàm thay
thế cho NtQuerySystemInformation, bản thân nó gọi NtQuerySystemInformation rồi chỉnh sửa
output thực sự rồi mới trả lại kết quả cho caller.

Sau đó, là phương pháp mới mà Thug đã trình bày phía trên. Hàm thực hiện công việc này
là hàm TestingNewMethod().Không cần nói gì nhiều hơn, hãy xem kỹ video clip smilie

Bạn chú ý theo dõi cửa sổ taskmgr.exe các process này và số process trước và sau khi
sử dụng từng phương pháp.

Link video: http://vnbiocoderz.com/thug/illvideo/capture.rar

----| 6. Greetz and Fuck-You

Greetz:

+ vnbiocoderz.com : we gonna release more and more high-quality articles!

+ HVA - Hacker VietNam Association: Tổ chức lớn, nhưng dường như ngủ quên

hơi bị lâu rồi. Wake up, wake up! Hack something, FUCK sơmething, men!

+ REA - Reverse Engineering Association: Skilled guyz! Chăm chỉ và tổ chức tốt!

Keep on rolling.

+ Mr. Thesun/HVA: Không lời nào khác: khâm phục.

+ Computer_Angel: Thanks man, for the DDK :)

+ Gfunklenminem: Wassup nigg? Nigg wat?

+ Quạt máy: he3, oh, người lớn ...

Fuck-You:

+ Fuck all SQL Injection "hackers" from Matrix2K (now is VNISS, wat a crap!)

+ Fuck you, tất cả những thằng nào to mồm. Có biết gì hơn ngoài DoS và SQL

Injection? Hahaha, Flash DoS, SQL injection, ... fucking lame.

----| 7. Tham khảo thêm

[1] - Undocumented Windows 2000 Secrets - SVEN B. SCHREIBER

[2] - Thug4RK - Thug4RootKit by Thug4Lif3/vnbiocoderz

----| 8. Quote - Bonus:

"Lonely, I'm so lonely, I have nobody, to call my own .. I'm still lonely ..."

"Đường nào dìu tôi đi đến cơn say,

Một lần nằm mơ, tôi thấy tôi qua đời

Dù thật lệ rơi, lòng không buồn mấy

Giật mình nhìn quanh,

Ồ, nắng lên rồi ..."